Tấm lòng của người thầy
Hơn 22 năm nay, thầy Huỳnh Thanh Tèo ở thị trấn Phú Lộc, huyện Thạnh Trị, tỉnh Sóc Trăng, đã gắn bó với việc dạy tiếng Pali, chữ Khmer trong các ngôi chùa Khmer ở tỉnh Sóc Trăng và một số chùa Khmer ở các tỉnh, thành khu vực Nam bộ.
Đối với thầy, niềm vui và vinh dự nhất là được đứng trên bục giảng, đem tiếng nói, chữ viết đến với con em đồng bào dân tộc Khmer.
Thầy Huỳnh Thanh Tèo dạy tiếng Pali cho sư tại chùa Sro Lôn, xã Đại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, tỉnh Sóc Trăng.
Thầy Huỳnh Thanh Tèo tâm sự: “Lớn lên và được học, biết chữ từ nhà chùa, nên tôi nghĩ mình phải đền đáp công ơn. Dù không hưởng lương, nhưng được truyền dạy tiếng nói và chữ viết của dân tộc đến với con em đồng bào Khmer chính là niềm vui và vinh dự lớn trong đời tôi”. Từ nhỏ, thấy ông nội đứng lớp dạy tiếng Pali, chữ Khmer cho sư sãi trong chùa, thầy đã nuôi ước muốn được giống như ông nội mình. 15 tuổi, thầy Tèo xin cha mẹ vào chùa ìa Muồng, huyện Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, tu học.
Vào tu, thầy siêng năng học tập, nghe chùa nào mở lớp dạy chữ Pali, thầy đều xin trụ trì đi học. Sau 3 năm miệt mài, thầy tốt nghiệp Pali Rong để vào học Trường Bổ túc Văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ tại Sóc Trăng. Thầy Tèo cho biết: “Khi tốt nghiệp lớp 12, tôi đã học đại học ngành kinh tế được 3 năm nhưng vì hoàn cảnh quá khó khăn, tôi phải bỏ học, về quê. Năm 1998, tôi đã thực hiện được ước mơ vào chùa ìa Muồng dạy tiếng Pali và chữ Khmer cho sư sãi trong chùa. Dù được dạy bất cứ nơi đâu, tôi vẫn mong muốn truyền thật nhiều kiến thức đến với con em đồng bào Khmer”.
Yêu thích nghề giáo, thầy luôn dành thời gian nghiên cứu sách tiếng Pali và chữ Khmer. Cũng vì thế, thầy được ví là “bậc thầy” hiểu biết rộng về tiếng Pali và được một số chùa Khmer trong tỉnh Bạc Liêu, Sóc Trăng, Kiên Giang… mời đến giảng dạy. ặc biệt, năm 2012, thầy được sư trụ trì chùa Khmer tỉnh Bình Phước mời đến giảng dạy tiếng Pali và chữ Khmer.
Video đang HOT
Biết chùa không có người dạy tiếng Pali, thầy không nề hà, ở Bình Phước suốt 4 năm để truyền nghề. Thời gian này, thầy đào tạo được 16 học viên tốt nghiệp Pali Rong để được vào học Trường Bổ túc Văn hóa Pali Trung cấp Nam Bộ tại Sóc Trăng. Khi học trò có đủ kiến thức cả tiếng Pali và chữ Khmer để đứng dạy cho các vị sư trong chùa, thầy mới trở về Sóc Trăng tiếp tục dạy học.
Hiện nay, mỗi tuần thầy dạy ở 3 chùa của tỉnh Sóc Trăng: Sro Lôn, Tum Núp và Tức Sáp, dạy Pali từ lớp 1 đến lớp 3. a số những ngôi chùa mà thầy đứng lớp dạy, lượng tăng sinh đậu cao trong kỳ thi tốt nghiệp Pali Rong do Hội oàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng tổ chức.
Tăng sinh Thạch Thanh Bình, học viên chùa Sro Lôn, xã ại Tâm, huyện Mỹ Xuyên, đậu thủ khoa kỳ thi tốt nghiệp Pali Rong tỉnh Sóc Trăng năm học 2019-2020, cho biết: “Trong suốt 3 năm học, tôi được thầy Huỳnh Thanh Tèo dạy tiếng Pali. Thầy sống giản dị, hiểu biết rộng về tiếng Pali, chữ Khmer và hiểu được tâm tư của học trò. Trong giảng dạy, thầy rất tôn trọng sư và có phương pháp dạy rất hay để giúp tăng sinh tiếp thu bài nhanh, nhớ kỹ. Ngoài ra, thầy còn định hướng cho tăng sinh chọn con đường học cao hơn để có trình độ phục vụ cho công tác tôn giáo, dân tộc”.
ể có thêm nhiều kiến thức, thứ bảy và chủ nhật thầy Huỳnh Thanh Tèo tham gia lớp Cao đẳng sư phạm tiếng Khmer – Pali. “Tôi luôn trau dồi, học cái hay, cái mới, có điều kiện hiểu biết nhiều về tiếng Pali để có kinh nghiệm trong giảng dạy. Từ đó, có những phương pháp phù hợp với học trò đặc thù là sư sãi. Dạy sư không dễ mà cũng không khó, vì sư là người lớn, nhưng nói về tiếng Pali, chữ Khmer mình phải hiểu biết rộng và có cách dạy phù hợp. Dù là thầy, nhưng tôi vẫn là phật tử, phải kính trọng sư nên trong giảng dạy, phải dùng từ ngữ phù hợp sao cho vừa thể hiện sự tôn kính, vừa để sư cho hiểu” – thầy Tèo chia sẻ.
Hơn 22 năm nay, thầy Tèo ngược xuôi khắp tỉnh thành Nam bộ để mang tiếng Pali, chữ Khmer đến với đồng bào Khmer, như thầy nói: “Mục đích chính là góp phần bảo tồn tiếng nói và chữ viết của dân tộc Khmer”. Hòa thượng Tăng Nô, Trưởng Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Sóc Trăng, Phó Hội trưởng Hội oàn kết Sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng, cho biết: “Xét về người có trình độ hiểu biết tiếng Pali và chữ Khmer, thầy Tèo nằm trong những “bậc thầy” giỏi và yêu nghề. iều đó thể hiện rất rõ, khi chùa nào cần giáo viên hay Hội mời đến chùa dạy, thầy Tèo đều không quản ngại. i dạy ở chùa, đi chấm thi, chỉ nhận tiền xăng chứ không có lương nhưng thầy Tèo vẫn gắn bó với công việc nhiều năm nay. Tấm lòng của thầy Tèo dành cho tăng sinh thật đáng biểu dương và tôn kính”.
Ngành giáo dục Trà Vinh: Gìn giữ văn hóa dân tộc Khmer
Tỉnh Trà Vinh có tỷ lệ đồng bào dân tộc Khmer cao nhất nước, chiếm 31,5% dân số toàn tỉnh, với hơn 320.000 người.
Trường TH Hàm Giang B, huyện Trà Cú (Trà Vinh) có hơn 99% HS dân tộc Khmer. Ảnh: T.G
Để gìn giữ văn hóa dân tộc, ngành Giáo dục địa phương thực hiện nhiều giải pháp, góp phần đào tạo, nâng cao dân trí cho người dân.
Những chính sách kịp thời
Sự phát triển về mặt kinh tế - xã hội ở vùng đồng bào dân tộc Khmer của tỉnh Trà Vinh ngày càng rõ rệt. Đặc biệt là sự quan tâm, đầu tư cơ sở hạ tầng, giáo dục, y tế rộng khắp, tạo điều kiện để đồng bào yên tâm lao động, học tập, nâng cao trình độ dân trí.
Đến nay, mạng lưới trường lớp, cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học ở các trường được tăng cường đầu tư xây dựng. 6.500 phòng học, chiếm tỷ lệ 85,68% đã được kiên cố hóa. 100% các xã trong vùng đồng bào dân tộc có trường mẫu giáo. Tỉnh Trà Vinh luôn quan tâm nâng cao trình độ dân trí gắn với giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa của đồng bào Khmer. Công tác giáo dục, y tế vùng đồng bào dân tộc Khmer luôn được tỉnh ưu tiên thực hiện, tạo điều kiện cho học sinh đến trường. Toàn tỉnh hiện có 8 trường dân tộc nội trú và 1 trường Trung cấp Pa-li. Theo thống kê của Sở GD&ĐT Trà Vinh, việc dạy và học chữ Khmer được duy trì và phát triển. Toàn tỉnh có 121 điểm trường dạy học chữ Khmer, với 18.520 học sinh. 134/143 chùa tổ chức dạy học chữ Khmer dịp hè, với trên 16.700 học sinh theo học.
Chế độ chính sách, ưu đãi, đặc biệt là Nghị định số 116/2016/NĐ- CP của Chính phủ về chính sách hỗ trợ học sinh và trường phổ thông ở các xã, thôn đặc biệt khó khăn đã tạo điều kiện, giúp đồng bào trong công tác giáo dục, nâng cao dân trí cho con em mình. Trong 5 năm qua, các địa phương trong tỉnh Trà Vinh đã hỗ trợ trên 110 tấn gạo cho 1.475 học sinh, thuộc 40 trường tiểu học, THCS và THPT. Từ năm 2016 đến nay, tỉnh đã phân công công tác cho 48/64 sinh viên Khmer được đào tạo theo chế độ cử tuyển. Bên cạnh đó, hàng năm tỉnh đều hỗ trợ kinh phí để bồi dưỡng cho giáo viên dạy chữ Khmer ở các điểm chùa trong dịp hè.
Đầu tư trọng điểm
Trường ĐH Trà Vinh đã thành lập Khoa Ngôn ngữ - Văn hóa - Nghệ thuật Khmer Nam Bộ để đào tạo có tính trọng điểm quốc gia về lĩnh vực này. Qua thời gian đi vào hoạt động, Khoa đã và đang đào tạo bậc đại học, cao học và tiến sĩ về lĩnh vực ngôn ngữ, văn hóa, nghệ thuật Khmer Nam Bộ cho hàng nghìn học sinh, sinh viên trong và ngoài tỉnh... Theo PGS.TS Phạm Tiết Khánh, Hiệu trưởng Trường ĐH Trà Vinh, công tác bảo tồn và phát huy giá trị âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ được nhà trường rất quan tâm và triển khai nhiều giải pháp bảo tồn, phát huy...
Nhằm góp phần gìn giữ văn hóa dân tộc Khmer, đặc biệt là âm nhạc dân tộc, Trường ĐH Trà Vinh đã có nhiều khảo sát, công trình nghiên cứu trọng điểm. Trường ĐH Trà Vinh là một trong số ít đơn vị ở ĐBSCL nghiên cứu, khảo sát, tổ chức hội thảo, thực hiện đề tài... nhằm tìm giải pháp bảo tồn âm nhạc Khmer Nam Bộ.
Âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ có nhiều loại hình khác nhau như dàn nhạc Ngũ âm, dàn nhạc Mhôry, dàn nhạc cưới, múa trống Sa dam, hát À day, Chầm riêng Chà pây, đồng dao, hát ru... đã trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người Khmer bao đời nay. Tuy nhiên, trong xu thế hội nhập và giao lưu ngày càng sâu rộng, sự tác động của các loại hình âm nhạc hiện đại khiến âm nhạc dân gian của người Khmer Nam Bộ gặp nhiều khó khăn, một số loại hình đang có nguy cơ bị mai một, cần bảo tồn khẩn cấp.
Thực tế thời gian qua, công tác bảo tồn và phát huy giá trị âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ ở các địa phương chủ yếu được thực hiện theo hướng tự phát, sự lưu truyền theo phương thức truyền miệng gắn với các nghệ nhân, nghệ sĩ. Các hình thức sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu, đào tạo còn nhiều hạn chế, bất cập. Trước thực trạng trên, nhiều ý kiến mong muốn các ngành chức năng có đánh giá lại những thành tựu, hạn chế trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ một cách khách quan, khoa học. Qua đó làm rõ hiệu quả của các hình thức bảo tồn, hình thức nào hiệu quả thì tiếp tục phát huy, hình thức nào chưa hiệu quả cần phải thay đổi, điều chỉnh...
Thực hiện nhiệm vụ này, Trường ĐH Trà Vinh đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức một số hội thảo về âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ có sự tham gia của các nghệ nhân, nghệ sĩ, lãnh đạo các đoàn nghệ thuật, lãnh đạo ngành văn hóa, các viện trường... Từ năm 2008 đến nay, Trường ĐH Trà Vinh tổ chức rất nhiều cuộc điều tra, khảo sát, sưu tầm thực địa các địa phương ở Nam Bộ và cả lặn lội sang đất bạn Campuchia... Nhằm rút ra những kinh nghiệm thực tiễn có thể áp dụng theo từng điều kiện ở các tỉnh ĐBSCL một cách phù hợp.
Theo PGS.TS Phạm Tiết Khánh, trên cơ sở xác định đúng các hạn chế cũng như bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tiễn trong và ngoài nước, chúng ta kịp thời đưa ra giải pháp bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ phù hợp nhất trong điều kiện hiện nay. Đây là tiền đề để chúng ta ứng xử phù hợp với các giá trị âm nhạc truyền thống Khmer Nam Bộ cũng như các giá trị âm nhạc mới hình thành, các hiện tượng mới xuất hiện. Qua đó giúp âm nhạc dân gian Khmer Nam Bộ tìm được tiếng nói chung, ngôn ngữ chung để hội nhập và phát triển...
Quốc Ngữ
Thầy giáo Khmer tận tâm, yêu nghề ó là nhận xét của hầu hết thầy, cô giáo và học sinh Trường THPT Dân tộc nội trú (DTNT) Huỳnh Cương, TP Sóc Trăng (tỉnh Sóc Trăng) về thầy giáo Kim Văn Ngói, 37 tuổi, Phó Hiệu trưởng, Phó Bí thư Chi bộ nhà trường. Với sự tận tâm, nhiệt huyết của mình, thầy Kim Văn Ngói đã có những phương pháp...