Tấm gương hiếu học của ba anh em mồ côi

Theo dõi VGT trên

Bố mất, mẹ đi bước nữa, hai anh em Thiên, Chang phải bươn chải đủ nghề kiếm sống. Cuộc mưu sinh khó khăn, các em vẫn khát khao học tập, hy vọng sẽ thay đổi số phận.

Tấm gương hiếu học của ba anh em mồ côi - Hình 1

Hai anh em Thiên, Chang

Hơn 8 năm trước, Triệu Bảo Thiên (SN 2005) và em gái Triệu Thị Chang (SN 2006) cùng đứa em út Triệu Bảo Đăng người dân tộc Dao ở thôn Sông Chò (xã Cư San, huyện M’đrắk, Đắk Lắk) đang sống trong hơi ấm gia đình thì tai họa bất ngờ giáng xuống. Bố mất vì tai nạn lao động, mẹ theo chồng mới cắt đứt liên lạc với gia đình, ba anh em Thiên bỗng trở thành trẻ mồ côi sống dựa vào bà nội nghèo yếu. Ở cái tuổi “ăn chưa no lo chưa tới”, Thiên đã trở thành trụ cột mưu sinh. Tan giờ học, Thiên theo bà nội đi cuốc cỏ, nhổ mì, tỉa đậu thuê, còn Chang ở nhà lo cơm nước và chăm sóc đứa em út.

Ba tháng hè là khoảng thời gian hai anh em kiếm được nhiều tiền nhất bằng nghề trồng keo và bóc vỏ keo thuê. Nghề “phu keo” này thường chỉ dành cho cánh đàn ông có sức khỏe nhưng Thiên, Chang đã phải oằn mình cõng gỗ để đổi lấy tiền công 200 nghìn/ngày. Giơ đôi bàn tay nhiều vết chai, sẹo, Triệu Bảo Thiên kể: Đây là “dấu tích” những lần đi làm thuê bị cây rừng đâm phải. Hè năm ngoái, em bóc vỏ keo dưới chân đồi thì bị cây trên cao lăn xuống đập vào chân sưng vù. Vất vả, khổ cực mấy Thiên cũng chịu được miễn có tiền trang trải việc học và phụ giúp bà nuôi các em.

Bươn chải kiếm sống từ sớm giúp Chang trở nên dạn dĩ, mạnh mẽ, song nhiều lúc em cũng chạnh lòng khi chúng bạn cùng lứa có đầy đủ bố mẹ yêu thương. Chang luôn tự an ủi mình vẫn còn có bà. Hiện em trai út đang học lớp 3; Thiên (lớp 9A) và Chang (lớp 8A) đều đang học tại trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Tô Hiệu (huyện Mđrắk), cách nhà 15 cây số, được ở lại trường cuối tuần mới về.

Ở trường, hằng ngày Thiên, Chang hai buổi thay nhau đi phụ bưng bê cho quán bún kiếm thêm tiền trang trải chi phí học tập và gửi về để bà nuôi em út. Trưa và tối, hai anh em mới có thời gian cho việc học. Dù hoàn cảnh khó khăn, hai em đều là học sinh giỏi toàn diện nhiều năm liền, được chọn làm đại biểu tham dự Liên hoan thiếu nhi vượt khó học giỏi toàn quốc năm 2018-2019.

Thiên hiện đang là lớp trưởng lớp 9A, thành viên đội tuyển học sinh giỏi môn Lịch sử; cô em gái Chang không kém anh khi cũng là lớp trưởng lớp 8A, là thành viên của đội tuyển học sinh giỏi môn Tin học. Trong các môn học, Thiên thích môn Lịch sử bởi em ấn tượng với tài năng, đức trọng của các anh hùng dân tộc. Ngoài ra, em cũng đọc báo, xem truyền hình về những tấm gương vượt khó vươn lên trong cuộc sống.

Triệu Bảo Thiên tâm sự: Em đã quá ám ảnh với những bữa cơm toàn rau rừng với muối trắng. Em cũng đã trải qua những tháng ngày làm thuê cơ cực để kiếm tiền. Nó là động lực giúp em cố gắng học thật giỏi, muốn trở thành luật sư để thoát khỏi cuộc sống khổ cực, bảo vệ công bằng, lẽ phải.

Còn cô em gái Chang có khuôn mặt ưa nhìn, nụ cười tươi cùng làn da trắng lại muốn được theo đuổi con đường làm nghệ thuật. Chang may mắn có được giọng hát sâu lắng, trữ tình. Để biến ước mơ trở thành hiện thực, Chang biết mình cần phải nỗ lực, phấn đấu học tập và rèn luyện rất nhiều.

Thầy Nguyễn Đình Thiện, Hiệu trưởng trường Phổ thông Dân tộc Bán trú THCS Tô Hiệu (huyện Mđrắk) chia sẻ, Thiên và Chang là hai anh em có hoàn cảnh đặc biệt nhất trong trường. Bố mất, mẹ đi bước nữa để lại ba đứa con sống với bà nội già yếu. Dù gia đình rất hoàn cảnh song cả hai anh em đều bảo ban nhau học tập, là học sinh giỏi nhiều năm liền. Ngoài ra hai em rất siêng năng, chịu khó, ngoan ngoãn được các thầy cô giáo trong trường yêu mến. Cả hai em đều là tấm gương vượt khó, chăm ngoan học giỏi cho học sinh toàn trường noi theo.

Lần trao học bổng Đọt chuối non lần thứ 13 sắp tới vào ngày 30/12/2019, Hội đồng Quản trị học bổng đã quyết định trao cho em Triệu Bảo Thiên một trong 4 suất học bổng đặc biệt trị giá 5 triệu đồng cùng giấy chứng nhận em là tấm gương sáng về hiếu học, hiếu thảo. Càng đặc biệt, vì suất học bổng này gửi về từ Nhật Bản, do anh Nguyễn Dũng Hiếu, người đã được nhận suất học bổng Đọt chuối non đặc biệt đầu tiên từ năm 2012, gửi về để ủng hộ chương trình.

HUỲNH THỦY

Theo Tiền phong

Cô bé người Dao cõng em băng suối đến trường: Con không sợ khổ, chỉ sợ phải nghỉ học!

Đôi chân Lan thoăn thoắt men theo con đường đất gập ghềnh. Để đến trường, cô học sinh "nhỏ thó" người dân tộc Dao phải vượt qua một cây rưỡi đường đồi núi, sỏi đá lởm chởm và băng qua 2 con suối, trên lưng em là cậu em trai 2 tuổi.

Hành trình cõng em băng suối đến trường

5 giờ sáng, khi sương mờ còn giăng kín đỉnh núi trước nhà, Trình Thị Lan đã ăn vội bắp ngô non, chuẩn bị quần áo để đến trường. 11 tuổi nhưng Lan nhỏ thó, thấp bé hơn hẳn bạn bè cùng trang lứa. Bộ quần áo truyền thống dân tộc Dao được mẹ may cho từ năm ngoái, đến năm nay vẫn rộng thùng thình so với cân nặng vỏn vẹn 23 - 24kg của em.

Video đang HOT

Sáng nay, Lan sẽ đến trường ôn tập, sinh hoạt tập thể để chuẩn bị cho lễ khai giảng năm học mới. Nhưng không chỉ đến trường một mình, Lan còn cõng theo cậu em trai hơn 2 tuổi, tên Hiếu, trên hành trình 3km.

Bố của Lan cột chiếc địu vào lưng em, vỗ về cậu con trai 2 tuổi và không quên dặn Lan đi chậm rãi, cẩn thận. Cô bé chào bố rồi vui vẻ cõng em tới trường.

Đôi chân Lan thoăt thoắt men theo con đường đất gập ghềnh. Để đến trường, em sẽ phải vượt qua một cây rưỡi đường đồi núi, sỏi đá lởm chởm và băng qua hai con suối. Đến mỗi đoạn dốc, cô bé lại còng gập lưng, một tay đưa về sau giữ em, một tay nắm chặt sách vở, gắng bước lên thật nhanh. Thỉnh thoảng, đặt chân lên hòn đá trơn trượt, Lan đứng sững lại, giữ thăng bằng rồi mới dám bước tiếp. Sau trận mưa lớn cách đây mấy hôm, con đường đất sạt lở, trơn trượt, bùn đất bám đầy trên ống quần cô bé.

Cô bé người Dao cõng em băng suối đến trường: Con không sợ khổ, chỉ sợ phải nghỉ học! - Hình 1

Cô bé người Dao cõng em băng suối đến trường: Con không sợ khổ, chỉ sợ phải nghỉ học! - Hình 2

Cô bé người Dao cõng em băng suối đến trường: Con không sợ khổ, chỉ sợ phải nghỉ học! - Hình 3

Hết con dốc lại đến con suối. Lan bảo, con suối là "ác mộng" của em vào mỗi mùa mưa. Khi ấy nước suối dâng cao, chảy siết, người lớn qua còn khó. Em có qua được thì cũng ướt nhẹp đến đầu gối, nước bắn tung tóe lên sách vở. Mùa khô này, nước chỉ chạm cổ chân, Lan vẫn có thể vừa cõng em vừa khéo léo ven theo hàng sỏi cao để sang bờ bên kia. Cậu em trai nằm im trên lưng chị, ngoan ngoãn ôm lấy cổ chị.

Thật kỳ lạ khi cô bé chỉ hơn hai chục cân nhưng vẫn vui vẻ cõng theo cậu em trai nay đã nặng 8 kilogram. Thỉnh thoảng, Lan còn trêu đùa với em, vừa đi vừa chỉ cho em con chim, con cá rồi hai chị em lại khúc khích cười vui. Dường như, cô bé chẳng mấy để ý đến gương mặt đã ướt mồ hôi của mình.

Sau một tiếng rưỡi đi bộ, hai chị em Lan cũng đã đến điểm trường Làng Cổng (Trường Phổ thông dân tộc bán trú TH và THCS Đồn Đạc 2, huyện Ba Chẽ, Quảng Ninh). Cả hai chị em rạng rỡ hẳn lên, vui vẻ chạy vào lớp. Bạn bè của Lan đã quá quen với "người bạn cùng lớp" mới chỉ 2 tuổi nên cũng ùa tới giúp Lan cởi địu cho em.

Cô bé người Dao cõng em băng suối đến trường: Con không sợ khổ, chỉ sợ phải nghỉ học! - Hình 4

Cô bé người Dao cõng em băng suối đến trường: Con không sợ khổ, chỉ sợ phải nghỉ học! - Hình 5

Cậu bé được sắp xếp ngồi ngay ngắn bên cạnh chị gái mình. Cậu được các anh chị người thì cho mượn chiếc bút, tờ giấy, người thì cho miếng bánh, chiếc kẹo.

Cô Nguyễn Việt Hà - giáo viên chủ nhiệm năm Lan học lớp 4 vẫn nghẹn giọng nhớ lại ngày đầu tiên cô học sinh người Dao cõng em trai tới trường.

"Lan thường có thói quen đến lớp rất sớm nhưng hôm đó, trống đã điểm mà tôi vẫn chưa thấy em đâu. Một lúc sau, tôi thấy cô bé bẽn lẽn đứng ở cửa lớp, trên lưng còn địu cậu em trai. Cô bé run rẩy hỏi: "Con địu em bé đến lớp học cùng có được không cô"?, lúc đó, nhìn hai chị em Lan, chị thì mặt mũi nhễ nhại mồ hôi, cậu em thì mắt ngân ngấn nước mà tôi cũng trào nước mắt vì thương, xúc động. Tôi đồng ý cho em vào học cùng Lan rồi sắp xếp cho cậu bé ngồi cạnh chị".

"Là giáo viên chủ nhiệm, tôi vốn biết hoàn cảnh khó khăn của gia đình em nhưng lúc đó tôi cũng không khỏi ngạc nhiên khi em phải cõng theo em trai đến trường", cô Việt Hà chia sẻ thêm.

Con không sợ khổ, chỉ sợ phải nghỉ học

Thương cô trò nhỏ mỗi sáng trèo dốc, lội suối ròng rã 3 kilomet cõng em đến trường, vài ngày sau, cô Việt Hà lập tức đến thôn Khe Mằn (xã Đồn Đạc 2, huyện Ba Chẽ, tỉnh Quảng Ninh) thăm và hỏi tường tận hoàn cảnh gia đình em.

"Con đường vào nhà Lan gập ghềnh, nhấp nhô lại qua mấy đoạn suối trơn trượt, tôi còn vất vả mới vào đến nơi. Nghĩ đến cảnh mỗi sáng em còng lưng cõng em trai vượt con đường ấy đến trường mà tôi vừa xót xa vừa cảm phục".

Trình Thị Lan sinh ra và lớn lên trong một hộ gia đình nghèo với cha mẹ đều là người dân tộc Dao. Bố em bị bệnh động kinh nên thường xuyên đau ốm, không lao động được, năm ba tháng lại phải đi bệnh viện tâm thần tỉnh điều trị. Mẹ là lao động chính trong nhà nên quanh năm phải đi nương rẫy, mùa ngô trồng ngô, mùa lúa trồng lúa không thì đi cắt cỏ thuê, hái rau rừng.

Một mình mẹ em vừa lo chữa bệnh cho chồng, nuôi 3 đứa con trong đó có Lan và chị gái đang tuổi ăn học. Vì chị gái Lan đã học tới lớp 9, sắp có thể đi học nghề nên nhiều lần, bố mẹ muốn khuyên Lan nghỉ học, ở nhà trông em để mẹ kiếm tiền nuôi người chị ăn học. Mỗi lần như vậy, cô bé đều van xin bố mẹ đừng bắt em nghỉ học rồi khóc cả đêm không thôi.

Cô bé người Dao cõng em băng suối đến trường: Con không sợ khổ, chỉ sợ phải nghỉ học! - Hình 6

Cô bé người Dao cõng em băng suối đến trường: Con không sợ khổ, chỉ sợ phải nghỉ học! - Hình 7

"Con bé sợ phải nghỉ học lắm. Cứ đi học về là vội vã phụ bố mẹ nấu cơm, cho gà cho vịt ăn, cắt rau, cắt cỏ, chăm em... Nó cố gắng làm hết việc trong nhà để bố mẹ yên tâm cho đi học. Ngày mùa, không gửi em cho ai được, tôi thì ốm nặng, muốn Lan nghỉ học vài hôm nó cũng không nghe, khóc cả đêm rồi xin được cõng em tới trường", anh Trịnh A Tài, bố của Lan kể lại.

Cô bé người Dao cõng em băng suối đến trường: Con không sợ khổ, chỉ sợ phải nghỉ học! - Hình 8

Cô bé người Dao cõng em băng suối đến trường: Con không sợ khổ, chỉ sợ phải nghỉ học! - Hình 9

Cô bé người Dao cõng em băng suối đến trường: Con không sợ khổ, chỉ sợ phải nghỉ học! - Hình 10

Từ trường về nhà, cô bé vừa đặt em xuống với bố lại chạy vội đi nấu cơm, cho đàn vịt ăn, quét dọn sân vườn. Mâm cơm của cả gia đình 5 người chỉ vỏn vẹn một đĩa đỗ xào muối trắng, bát quả trám rừng kho riềng. Thỉnh thoảng, để dễ ăn, Lan lại đứng dậy đổ thêm nước lọc vào cơm rồi vừa ăn vừa kể chuyện trên lớp cho bà và bố mẹ nghe.

Chiều chiều em theo mẹ ra đồng cắt cỏ, hái rau hoặc trông em, đọc truyện cho em nghe. "Con không sợ vất vả, con chỉ sợ phải nghỉ học. Con rất muốn được học chữ, được đến trường nhưng không biết bố mẹ nuôi con ăn học được đến bao giờ. Bố con bệnh nặng lắm cô ạ", cô bé rơm rớm nước mắt tâm sự.

Cô bé người Dao cõng em băng suối đến trường: Con không sợ khổ, chỉ sợ phải nghỉ học! - Hình 11

Thương cô học trò nhỏ, cô Việt Hà đi quyên góp từ bạn bè, đồng nghiệp từng bộ quần áo, sách vở và tiền mặt cho Lan. Cô cũng không ngại khó, nhiều lần vào thăm nhà Lan, động viên bố mẹ cho em được đến trường.

Cô Hà báo cáo trường hợp của em Lan cho ban giám hiệu nhà trường, phòng giáo dục huyện Ba Chẽ. Ban giám hiệu đồng ý với việc có thêm thành viên nhí 2 tuổi trong lớp học tại điểm trường Làng Cổng. Đợi khi cậu bé cứng cáp hơn, các thầy cô sẽ giúp gia đình đăng kí cho cậu bé học nhà trẻ.

Cô bé người Dao cõng em băng suối đến trường: Con không sợ khổ, chỉ sợ phải nghỉ học! - Hình 12

Cô bé Lan phấn khởi thấy rõ kể từ khi được cô Hà và nhà trường đồng ý cho hai chị em cùng đến lớp.

"Hoàn cảnh khó khăn là vậy nhưng Lan vẫn học hành rất chăm chỉ. 4 năm liền em đều có kết quả học tập tốt, nằm trong nhóm học sinh học khá giỏi của lớp. Điều đặc biệt là Lan rất ngoan, lễ phép và lạc quan. Em chưa bao giờ than thở hay có ý định bỏ học. Đây là điều đáng quý khiến thầy cô, bạn bè xúc động", cô Hà chia sẻ.

Thầy cô sẽ cùng Lan viết tiếp giấc mơ

Ở tuổi 11, cô bé Trình Thị Lan luôn nung nấu ước mơ được trở thành bác sĩ để chữa bệnh cho bố, cho gia đình và những người đồng bào dân tộc Dao nghèo khó.

"Nhiều lần bố con đau lắm nhưng không có tiền để đi viện. Bố toàn cố chịu đau thôi. Bố sợ đi viện tốn tiền sẽ không có tiền mua gạo cho chị em con ăn", Lan kể.

"Con ước mơ có thể học giỏi và trở thành bác sĩ. Nhưng con chỉ sợ, bố mẹ không thể nuôi con ăn học...", cô bé nói.

Cô bé người Dao cõng em băng suối đến trường: Con không sợ khổ, chỉ sợ phải nghỉ học! - Hình 13

Cô bé người Dao cõng em băng suối đến trường: Con không sợ khổ, chỉ sợ phải nghỉ học! - Hình 14

Sau khi nắm được hoàn cảnh đặc biệt của Lan và tinh thần vượt khó, hiếu học của em, lãnh đạo phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Ba Chẽ đã trực tiếp đến thăm hỏi, vận động gia đình. Năm học mới 2019 - 2020, các thầy cô đã quyên góp ủng hộ, lắp đặt góc học tập mới, mua sắm sách vở, đồ dùng học tập cho Lan. Cô Hoàng Thị Oanh - trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Ba Chẽ nhiều lần trực tiếp đến nói chuyện, động viên gia đình đưa bé Hiếu - em trai Lan đến điểm trường mẫu giáo gần nhất vào năm học mới này.

Cô bé người Dao cõng em băng suối đến trường: Con không sợ khổ, chỉ sợ phải nghỉ học! - Hình 15

"Huyện Ba Chẽ là một trong những địa phương khó khăn nhất của tỉnh Quảng Ninh, về kinh tế, điều kiện địa lý, xã hội và đặc biệt là giáo dục. 80% học sinh tại đây là người dân tộc thiểu số với tỷ lệ các em có hoàn cảnh gia đình khó khăn rất cao. Người dân tộc Dao vẫn còn có tư tưởng, nhận thức lạc hậu, không muốn cho con em đến trường và thậm chí chính các em cũng ngại khó, ngại khổ, ngại học tập. Cứ khó khăn một chút là nhiều em nghỉ học, bỏ học. Việc em Lan kiên quyết đến trường dù phải đi xa, phải cõng theo em thể hiện tinh thần hiếu học hiếm có của em. Do vậy chúng tôi cố gắng tạo mọi điều kiện tốt nhất cho em được theo đuổi ước mơ đến trường", cô Hoàng Thị Oanh - Trưởng phòng Giáo dục - Đào tạo huyện chia sẻ.

Cô bé người Dao cõng em băng suối đến trường: Con không sợ khổ, chỉ sợ phải nghỉ học! - Hình 16

Hiện nay trên địa bàn huyện Ba Chẽ có hơn 5000 học sinh ở các bậc học khác nhau với gần 80 điểm trường, hầu hết đều nằm ở các thôn bản miền núi có điều kiện khó khăn. Những ngày chuẩn bị cho năm học mới, các thầy cô tại đây lại lặn lội vào từng thôn, bản, đến từng gia đình động viên các em tới lớp tới trường. Hành trình cõng em đến trường, quyết tâm không bỏ học của cô bé Lan trở thành câu chuyện xúc động được các thầy cô mang đến các bản làng để chia sẻ tới mọi người nhằm khích lệ tinh thần các học trò nghèo khác.

Cô bé người Dao cõng em băng suối đến trường: Con không sợ khổ, chỉ sợ phải nghỉ học! - Hình 17

Cô bé người Dao cõng em băng suối đến trường: Con không sợ khổ, chỉ sợ phải nghỉ học! - Hình 18

"Cô học trò nhỏ còn không ngại khó ngại khổ vượt dốc, băng suối đến trường thì những người thầy như chúng tôi sao có thể vì sợ vất vả, cực nhọc mà bỏ rơi các em. Chúng tôi vẫn sẽ bám trường, bám lớp, tiếp tục đến các thôn bản để vận động các gia đình dân tộc thiểu số cho con đến trường. Đồng thời huy động nguồn xã hội hóa để xây dựng trường, lớp khang trang hơn, giúp đỡ cho nhiều em học sinh khó khăn hơn nữa. Mục tiêu của ngành giáo dục huyện Ba Chẽ và toàn tỉnh Quảng Ninh chính là để 100% trẻ em được tới trường. Chúng tôi sẽ cùng Lan và tất cả học sinh của mình viết tiếp ước mơ đến trường...", cô Oanh cho hay.

Cô bé người Dao cõng em băng suối đến trường: Con không sợ khổ, chỉ sợ phải nghỉ học! - Hình 19

Cô bé người Dao cõng em băng suối đến trường: Con không sợ khổ, chỉ sợ phải nghỉ học! - Hình 20

Cô bé người Dao cõng em băng suối đến trường: Con không sợ khổ, chỉ sợ phải nghỉ học! - Hình 21

Linh Trang - Anh Phú/VietNamNet

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Kiếp nạn của Trấn Thành giữa drama chia tay đấu tố của Phương Lan - Phan ĐạtKiếp nạn của Trấn Thành giữa drama chia tay đấu tố của Phương Lan - Phan Đạt
06:23:13 21/12/2024
Mẹ chồng Hà Nội bắt con dâu ký tên vào giấy khước từ tài sản mới chia đất, cô gái tuyên bố từ nay chỉ sống vì mình: Ai đúng ai sai?Mẹ chồng Hà Nội bắt con dâu ký tên vào giấy khước từ tài sản mới chia đất, cô gái tuyên bố từ nay chỉ sống vì mình: Ai đúng ai sai?
07:45:44 21/12/2024
Trấn Thành lên tiếng về nghi vấn cắt vai của Negav, chốt hạ 1 câu mà được khen khôn khéo vô cùng!Trấn Thành lên tiếng về nghi vấn cắt vai của Negav, chốt hạ 1 câu mà được khen khôn khéo vô cùng!
06:31:19 21/12/2024
Công an Hà Nội phối hợp Interpol truy nã quốc tế Mr Hunter Lê Khắc NgọCông an Hà Nội phối hợp Interpol truy nã quốc tế Mr Hunter Lê Khắc Ngọ
08:55:22 21/12/2024
Phương Lan viết tâm thư tố căng hậu ly hôn, Phan Đạt: "Giờ ra đòn mới hả?"Phương Lan viết tâm thư tố căng hậu ly hôn, Phan Đạt: "Giờ ra đòn mới hả?"
09:10:44 21/12/2024
Sao Việt 21/12: Midu tình tứ bên ông xã, Nhã Phương khác lạ khó nhận raSao Việt 21/12: Midu tình tứ bên ông xã, Nhã Phương khác lạ khó nhận ra
07:46:31 21/12/2024
Triệu Lệ Dĩnh tạo hình khác lạ trong phim hợp tác cùng Huỳnh Hiểu MinhTriệu Lệ Dĩnh tạo hình khác lạ trong phim hợp tác cùng Huỳnh Hiểu Minh
08:13:38 21/12/2024
Vừa đổ bệnh thì vợ có nhân tình, anh tôi bỏ 300 nghìn làm một việc khiến chị dâu sợ hãi đến giàVừa đổ bệnh thì vợ có nhân tình, anh tôi bỏ 300 nghìn làm một việc khiến chị dâu sợ hãi đến già
09:03:49 21/12/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Nụ hôn hơn 1 phút của tổng tài không cứu nổi rating đi xuống của When the Phone Rings

Nụ hôn hơn 1 phút của tổng tài không cứu nổi rating đi xuống của When the Phone Rings

Phim châu á

13:13:07 21/12/2024
Nguyên nhân khiến When the Phone Rings rating trồi sụt thất thường xuất phát từ cuộc đua phim Hàn vào tối thứ 6 cạnh tranh vô cùng khốc liệt.
Thành lập Ban chỉ đạo xét xử trùm ma túy Oanh "Hà"

Thành lập Ban chỉ đạo xét xử trùm ma túy Oanh "Hà"

Pháp luật

13:10:08 21/12/2024
Ngày 20/12, tại buổi họp báo cung cấp thông tin về kết quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy năm 2024, Trung tướng Nguyễn Văn Viện, Cục trưởng Cục CSĐT tội phạm về ma túy đã cung cấp thêm thông tin liên quan đến trùm ma túy Vũ H...
Phim lãng mạn Hàn hay nhất năm 2024: Không phải Nữ Hoàng Nước Mắt, kịch bản cực đỉnh, cặp chính diễn xuất hoàn hảo tuyệt đối

Phim lãng mạn Hàn hay nhất năm 2024: Không phải Nữ Hoàng Nước Mắt, kịch bản cực đỉnh, cặp chính diễn xuất hoàn hảo tuyệt đối

Hậu trường phim

13:06:35 21/12/2024
Bộ phim này đã xuất sắc giành vị trí quán quân trong danh sách 10 bộ phim Hàn hay nhất năm 2024 do tạp chí TIME bình chọn.
Măng tô là kiểu áo khoác 'cân đẹp' mọi vóc dáng

Măng tô là kiểu áo khoác 'cân đẹp' mọi vóc dáng

Thời trang

12:57:26 21/12/2024
Áo khoác măng tô không chỉ là lựa chọn lý tưởng cho mùa lạnh mà còn là điểm nhấn hoàn hảo, mang đến vẻ ngoài sang trọng và đẳng cấp cho người mặc. Phom dáng tối giản được nâng tầm bởi sự tinh tế trong từng đường cắt may.
5 công thức ủ tóc dễ thực hiện tại nhà

5 công thức ủ tóc dễ thực hiện tại nhà

Làm đẹp

12:55:41 21/12/2024
Protein có trong sữa chua giúp sợi tóc chắc khỏe, ngăn ngừa chẻ ngọn và hư tổn. Trong khi đó, acid lactic cũng giúp dưỡng ẩm cho tóc và khi gội sẽ giúp loại bỏ các tế bào chết.
Những khoáng vật tự nhiên quý hiếm có đặc tính kỳ lạ trên thế giới

Những khoáng vật tự nhiên quý hiếm có đặc tính kỳ lạ trên thế giới

Lạ vui

12:45:58 21/12/2024
Khoáng vật nằm rải rác ở khắp mọi nơi trên hành tinh, từ những vệt lấp lánh trong sỏi hoặc cát cho đến những viên ngọc thực sự được ẩn giấu bên dưới lòng đất.
Hà Nội: 2 người tử vong, 14 người nhập viện sau bữa tiệc

Hà Nội: 2 người tử vong, 14 người nhập viện sau bữa tiệc

Tin nổi bật

12:44:17 21/12/2024
Theo Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm Hà Nội, doanh nghiệp tổ chức sự kiện đủ giấy chứng nhận kinh doanh, đủ điều kiện an toàn thực phẩm, chứng minh nguồn gốc xuất xứ thực phẩm.
Điều ước Giáng sinh của những em bé chỉ mong sớm được về nhà, cho mẹ đỡ cực

Điều ước Giáng sinh của những em bé chỉ mong sớm được về nhà, cho mẹ đỡ cực

Sức khỏe

12:43:05 21/12/2024
Vẫn phải ngồi trên xe lăn nhờ mẹ đẩy, chiều 20/12, cô bé N.T.N.Y (10 tuổi, ở Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) háo hức được xuống đón Giáng sinh sớm cùng nhiều bệnh nhi đang điều trị ở Bệnh viện Nhi Trung ương.
Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 21/12: Kim Ngưu khó khăn, Ma Kết phát triển

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 21/12: Kim Ngưu khó khăn, Ma Kết phát triển

Trắc nghiệm

11:45:29 21/12/2024
Xem tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 21/12 về sự nghiệp, tài lộc, tình yêu. Hôm nay, Kim Ngưu hãy chú ý cẩn thận, Ma Kết cần tích cực hơn.
Nữ ca sĩ giảm 10kg vì Chị Đẹp Đạp Gió, nhìn chi tiết này hiểu lý do là sao hạng A suốt 3 thập kỷ

Nữ ca sĩ giảm 10kg vì Chị Đẹp Đạp Gió, nhìn chi tiết này hiểu lý do là sao hạng A suốt 3 thập kỷ

Sao việt

11:23:32 21/12/2024
Nhờ giảm cân, Minh Tuyết trông thon thả và lên hình đẹp hơn. Nhiều khán giả so sánh hình ảnh hiện tại với thời mới vào nghề của Minh Tuyết và phải thốt lên: Nhan sắc đã bị thời gian bỏ quên.
4 món đồ nhà bếp có tỉ lệ lừa gạt là 100%, tôi hối hận vì đã mua chúng

4 món đồ nhà bếp có tỉ lệ lừa gạt là 100%, tôi hối hận vì đã mua chúng

Sáng tạo

11:09:13 21/12/2024
Thành thật mà nói, tôi đã bỏ xó cả 4 món vì nhận ra chúng chẳng hề tiện lợi như quảng cáo. Máy làm sandwich được quảng cáo là giải pháp hoàn hảo cho những người bận rộn, đặc biệt là dân văn phòng.