Tạm dừng tựu trường đối với các cấp học vì liên quan đến 2 ca Covid-19
Liên quan đến 2 trường hợp mắc Covid-19 mới ghi nhận, Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị vừa có công văn chỉ đạo dừng việc tựu trường của trẻ Mầm non, học sinh Tiểu học, THCS và THPT…
Tối 27/8, lãnh đạo Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Trị cho biết, Sở vừa ban hành công văn gửi Trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị xã, thành phố; Trung tâm Tin học, Ngoại ngữ, Giáo dục kỹ năng sống; Giám đốc Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên huyện, thị xã, thành phố về việc tạm dừng một số hoạt động đầu năm học để phòng dịch Covid-19.
Quảng Trị dừng việc tựu trường của trẻ Mầm non và học sinh phổ thông.
Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh Quảng Trị về tăng cường các hoạt động phòng, chống dịch Covid-19, Sở GD&ĐT đề nghị các đơn vị tạm dừng hoạt động của các Trung tâm Tin học, Ngoại ngữ, Giáo dục kỹ năng sống, các cơ sở dạy thêm, học thêm, đơn vị tư vấn du học trên địa bàn từ ngày 28/8.
Dừng việc tựu trường của trẻ Mầm non, học sinh Tiểu học, THCS, THPT và học viên các trung tâm Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp – Giáo dục thường xuyên… đến khi có thông báo. Kế hoạch khai giảng năm học 2021-2022 sẽ được thông báo sau.
“Việc dừng các hoạt động đầu năm học do liên quan đến 2 trường hợp mắc Covid-19 mới ghi nhận gần đây và tình hình dịch bệnh phức tạp tại các địa bàn lân cận tỉnh Quảng Trị”, lãnh đạo Sở GD-ĐT thông tin.
Trước đó, theo kế hoạch của ngành giáo dục Quảng Trị, năm học 2021-2022, học sinh lớp 1 sẽ tựu trường vào ngày 25/8, học sinh các cấp sẽ tựu trường vào ngày 1/9.
Học sinh toàn tỉnh tham gia lễ khai giảng năm học mới vào ngày 5/9. Ngày bắt đầu thực hiện kế hoạch dạy học đối với các cấp học là 6/9.
Lớp 1 học online: Học 5 phút lại nghịch ngón tay, thẫn thờ gục xuống bàn chờ cả nhà nịnh mới học
"Hôm trước gần đến buổi học thì con khóc òa lên, nhất quyết không chịu ngồi vào bàn.
Thế là bố mẹ phải gọi điện từ xa. Ông bà, bác và chị thì ngồi cạnh dỗ dành đủ kiểu. Một người học mà đến 6 người nịnh", chị Ng. kể.
"Con tôi ngáp chảy cả nước mắt, chốc chốc lại thấy nằm xuống bàn"
Video đang HOT
Anh C.H.L (sinh năm 1984, Hà Nội) có con gái út tên T.V đang học lớp 1 tại trường tư trên địa bàn quận Hà Đông. Từ giữa tháng 8, con gái anh đã tựu trường và có lịch học khá dày, tới 6 tiết/ngày. Mỗi sáng, bé T.V sẽ dậy từ 6h30 sáng để vệ sinh cá nhân, ăn sáng và ngồi vào bàn học. Buổi học chiều bắt đầu từ 14h00 và kết thúc vào 16h30.
"Ngày nào cháu cũng ngáp ngắn ngáp dài, ngáp chảy cả nước mắt. Tiết học đầu thì cháu còn tập trung, chứ sang tiết thứ hai thì oải lắm. Tôi bận công việc nên không thể ngồi kèm cặp cháu sát sao được. Nhưng chốc chốc cũng chạy qua phòng, ngó xem con học hành ra sao.
Tiết đầu tiên con gái anh C.H.L còn ngồi tập trung. Ảnh: NVCC
Những tiết học sau, cô nhóc lớp 1 vươn vai, cắn móng tay, nghịch ngón tay rồi đổ gục xuống bàn. Ảnh: NVCC
Lúc thì thấy con nằm gục xuống bàn, lúc thì thấy ngồi cắn móng tay. Lát sau chạy ra ngó thì thấy đang nghịch đồ dùng học tập, rồi vươn vai, co chân lên ghế" , anh C.H.L phì cười kể lại.
Ông bố 8x cũng chia sẻ thêm, con gái ngày nào học xong cũng kêu mỏi và chán. Nhìn chung anh C.H.L nhận thấy việc học online ở trẻ lớp 1 chưa thực sự hiệu quả. Ở độ tuổi này trẻ chưa thể tập trung, dễ sinh ra chán nản. Hơn nữa, không phải gia đình nào cũng ngồi kèm cặp con được vì bận rộn công việc.
"Giờ điều mình lo nhất là sức khỏe của con. Ngồi nhìn màn hình cả 5 tiếng đồng hồ như thế thì hại mắt lắm" , anh C.H.L nói.
Sau một hồi ngồi học, bé T.V bị mất tập trung và chuyển sang ngồi nghịch đồ dùng học tập.
"Đến giờ con học là cả nhà phải vào nịnh đủ kiểu"
Chị Ng. (sinh năm 1985) hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Thời gian trước, chị đưa con gái về nhà tránh dịch. Do Hà Nội đang giãn cách nên con gái chị hiện ở quê với ông bà và bắt đầu học online từ 3 ngày trước.
Được biết, con chị Ng. hiện đang học tại trường công lập, việc học bắt đầu từ 7-9h tối, tuần 3 buổi. Chị Ng, cho biết, trường con chị chỉ học online môn chính. Gọi là học nhưng hiện tại vẫn đang làm quen. Buổi đầu, các con làm quen với bút, tẩy, vở, sách, bảng. Cô hướng dẫn cách ngồi đúng, cầm bút như nào,... Buổi thứ hai, cô dạy các con viết nét thẳng, nét xiên, chéo,...
Lịch học online của con chị Ng. Ảnh: NVCC
Do lớp có 43 bạn, bị hạn chế nhiều mặt thời lượng nên không thể gọi hết các con trong một buổi học, cũng vì vậy mà nhiều con chán. Có con bật khóc tu tu vì giơ tay xung phong mà không được cô gọi.
"Kể ra thì nhiều chuyện buồn cười lắm. Con ở xa nên ngày nào mình cũng phải gọi video call động viên. Hôm trước gần đến buổi học thì khóc òa lên, nhất quyết không chịu ngồi vào bàn. Thế là bố mẹ thì gọi điện từ xa. Ông bà, bác và chị thì ngồi cạnh dỗ dành đủ kiểu. Một người học mà đến 6 người nịnh", chị Ng. kể.
Cô bé ngủ gật mỗi khi ôn lại bài. Ảnh: NVCC
Cũng theo chị Ng., việc học online bị hạn chế nhiều. Vì học qua màn hình nên cô hướng dẫn sao, con làm theo đó chứ cũng không biết mình sai ở đâu, làm thế nào. Sau khi cô dạy con tập viết và giao bài tập thì bố mẹ sẽ chụp ảnh gửi cô. Cô có gửi lại bài sửa nhưng chỉ là phụ huynh xem chứ cũng không biết cụ thể phải rèn con chính xác thế nào.
Chị Ng. quyết định cho con đi học thêm ở nhà bác nhưng buổi nào, cô nhóc cũng lăn ra ngủ...
"Bố mẹ cố gắng sát sao với con trong những buổi học online đầu"
Nói về chuyện học online của trẻ lớp 1, cô Nguyễn Ngọc Thúy - giáo viên tiểu học ở quận Ba Đình, Hà Nội chia sẻ: "Vì bận công việc nên nhiều phụ huynh không thể kèm cặp khi con học online. Tuy nhiên với trẻ lớp 1, dù bận đến đâu thì thời gian đầu bố mẹ cũng nên dành cho con thời gian ít nhất khoảng 50% thời gian buổi học (để hỗ trợ con về máy móc, thiết bị, cách mở mic để trả lời cô giáo, cách tham gia trò chơi theo đường link cô gửi...).
Cô Nguyễn Ngọc Thúy và học trò. Ảnh: NVCC
Bố mẹ nên sát sao với con trong những buổi học đầu cho đến khi con quen với việc học online. Bên cạnh đó, bố mẹ lập thời gian biểu để con thực hiện theo nếp, cho con xem qua bài trong sách giáo khoa trước giờ học. Nếu con ngại chưa dám hỏi cô giáo những kiến thức mới chưa hiểu thì bố mẹ hãy là người ghi lại những thắc mắc và nhắn hỏi GVCN.
Cô Thúy cũng cho biết trong giai đoạn này, phụ huynh và giáo viên phải kết hợp với nhau để đem lại hiệu quả tốt nhất cho việc học online của trẻ nhỏ.
Mới đây, Bộ GD-ĐT đã có công văn gửi tới các địa phương, hướng dẫn triển khai năm học đối với cấp tiểu học năm học 2021-2022. Trong đó lưu ý việc tổ chức dạy học với lớp 1, lớp 2 trong bối cảnh học sinh không thể đến trường.
Theo đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu việc tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 1, lớp 2 phải đảm bảo phù hợp với tâm lý lứa tuổi. Các trường chỉ tổ chức dạy học online khi nhà trường đảm bảo đủ điều kiện dạy học; gia đình học sinh được cung cấp đầy đủ thông tin về lịch học và sẵn sàng các điều kiện để phối hợp; giáo viên phải được tập huấn dạy học trực tuyến cho học sinh lớp 1, 2.
Bên cạnh đó, thời khóa biểu cần thiết kế phù hợp với lứa tuổi, không gây áp lực cho học sinh, tập trung tối đa cho hai môn Toán, Tiếng Việt.
Theo hướng dẫn của bộ, những nơi không đủ điều kiện dạy học trực tuyến sẽ tổ chức dạy học qua truyền hình dành cho học sinh thông qua chuyên mục dạy Tiếng Việt lớp 1 phát sóng trên VTV7.
Cập nhật LỊCH ĐI HỌC LẠI 2021: Hơn 20 tỉnh, thành dừng khai giảng, chuyển ngày tựu trường sang giữa tháng 9 Nhiều nơi đã thay đổi lịch đi học lại 2021, tạm dừng khai giảng, tựu trường hoặc chuyển sang mốc thời gian nửa cuối tháng 9. Trong tuần này, nhiều địa phương đã cho học sinh lớp 1 tựu trường để tập làm quen với thầy cô, bạn bè, nề nếp,.. Riêng Hà Giang là nơi đầu tiên cho toàn bộ học sinh...