Tạm dừng chấm dứt hợp đồng với giáo viên để chờ xét đặc cách
UBND huyện Sóc Sơn vừa có văn bản chỉ đạo tạm dừng chấm dứt hợp đồng, sắp xếp lại lịch giảng dạy để giáo viên tiếp tục công tác trong thời gian chờ chỉ đạo của cấp trên về việc xét tuyển đặc cách.
Công văn do Phó Chủ tịch UBND huyện Sóc Sơn Lê Hữu Mạnh ký ngày 20/12 gửi tới Hiệu trưởng các trường Tiểu học và THCS công lập trên địa bàn huyện.
Công văn nêu, ngày 5/11/2019, UBND huyện đã ban hành thông báo số 5134 về việc chấm dứt hợp đồng lao động đối với những giáo viên hợp đồng không xác định thời hạn đang công tác tại các trường Tiểu học,THCS công lập trên địa bàn huyện từ ngày 1/1/2020.
Tuy nhiên, cũng trong ngày 5/11/2019, Bộ Nội vụ có văn bản số 5378 về việc tuyển dụng đặc cách với giáo viên đã có hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội từ năm 2015 trở về trước. UBND huyện đang thống kê, tổng hợp danh sách giáo viên hợp đồng lao động.
Vì vậy, UBND huyện Sóc Sơn yêu cầu Hiệu trưởng các trường Tiểu học,THCS công lập trên địa bàn tạm dừng việc chấm dứt hợp đồng lao động với giáo viên theo văn bản 5134 đã ban hành trước đó.
Đồng thời, lãnh đạo các trường phải sắp xếp lịch giảng dạy để giáo viên tiếp tục công tác trong thời gian chờ ý kiến chỉ đạo của UBND TP.Hà Nội và UBND huyện.
Video đang HOT
Sóc Sơn tạm dừng chấm dứt hợp đồng với giáo viên để chờ xét đặc cách.
Trước đó, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua việc dành 2.692 biên chế để bố trí cho giáo viên thuộc đối tượng xét tuyển đặc cách. Trong số các điều kiện xét đặc cách có yêu cầu giáo viên vẫn đang ký hợp đồng tại các trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở công lập; Có thời gian ký hợp đồng và đóng bảo hiểm xã hội trước ngày 31/5/2015.
Tuy nhiên, hàng trăm giáo viên hợp đồng tại Hà Nội hoang mang vì lý do họ đã bị chấm dứt hợp đồng trước khi chờ đến ngày được xét đặc cách vào biên chế.
Cụ thể, hơn 300 giáo viên hợp đồng tại huyện Mỹ Đức không đạt tiêu chí đóng bảo hiểm xã hội khi họ không được UBND huyện đóng bảo hiểm trong suốt nhiều năm liền.
Ở thị xã Sơn Tây, đã có 57 giáo viên bị chấm dứt hợp đồng.
Tại Ba Vì, 208 giáo viên Tiểu học và THCS cũng đã bị huyện đơn phương chấm dứt hợp đồng trước khi chờ đến ngày được xét đặc cách.
Tại Sóc Sơn, 256 giáo viên hợp đồng cũng đang lo lắng vì đã nhận được thông báo chấm dứt hợp đồng từ 1/1/2020.
Thầy Nguyễn Viết Tiến, giáo viên hợp đồng tại thị xã Sơn Tây vừa qua đã nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng sau 17 năm đứng trên bục giảng. Thầy lo lắng: “Chúng tôi bị đơn phương chấm dứt hợp đồng trong khi bản thân luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Nếu dựa vào tiêu chí “giáo viên phải đang giảng dạy hợp đồng tại các trường công lập” mới được xét đặc cách thì chúng tôi không đạt. Như thế là quá thiệt thòi và bất công”.
Theo Vietnamnet
Hơn 400 giáo viên hợp đồng của Nghệ An đang chờ được đặc cách
Việc tuyển dụng đặc cách giáo viên hợp đồng là chủ trương vừa được Bộ Nội vụ đưa ra. Nhưng xét trong điều kiện thực tế còn nhiều khó khăn.
Theo tổng hợp của Sở Giáo dục và Đào tạo, đến thời điểm này toàn tỉnh đang còn hơn 700 cán bộ, nhân viên, giáo viên thuộc ngành giáo dục đang thuộc diện hợp đồng ở 21 huyện, thành, thị. Trong đó, riêng đối tượng là giáo viên có 434 người với 80 giáo viên ở bậc mầm non, 187 giáo viên ở bậc tiểu học và 167 giáo viên ở bậc THCS và tập trung chính ở các huyện, ở các đơn vị là Cửa Lò, Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Đô Lương, Yên Thành...
Liên quan đến việc tuyển dụng giáo viên hợp đồng, Bộ Nội vụ đã có Công văn số 5378/BNV-CCVC ngày 5/11/2019 do Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa ký, đồng ý chủ trương cho phép các địa phương thực hiện xét đặc cách đối với số giáo viên đã có hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội từ năm 2015 trở về trước trong chỉ tiêu biên chế, có năng lực, trình độ phù hợp với yêu cầu của vị trí cần tuyển dụng.
Một thầy giáo đã dạy hợp đồng hơn 10 năm ở huyện Diễn Châu nhưng lại không có cơ hội tuyển dụng đặc cách vì chỉ là giáo viên hợp đồng trường. Ảnh: Mỹ Hà
Hiện Nghệ An đang dự thảo để ra văn bản hướng dẫn nhưng qua trao đổi với đại diện Sở Nội vụ thì việc xét đặc cách đang còn nhiều khó khăn. Cụ thể, theo như hướng dẫn thì đối tượng đặc cách phải là đối tượng ký hợp đồng lao động với huyện từ năm 2015 trở về trước, có đóng bảo hiểm và thời điểm ký hợp đồng địa phương phải có chỉ tiêu biên chế nhưng chưa tuyển dụng. Thực tế cũng cho thấy, đối tượng này hiện nay không nhiều và do thừa giáo viên nên nhiều địa phương hơn 10 năm nay không có chỉ tiêu biên chế.
Qua quá trình triển khai cũng dự báo có nhiều khó khăn bởi lẽ trước đây sau khi tỉnh có chủ trương không được ký hợp đồng, một số địa phương đã cắt hợp đồng với giáo viên hợp đồng huyện. Vì thế, hiện có không ít giáo viên công tác từ 5 năm trở lên nhưng hiện nay lại là giáo viên hợp đồng ngắn hạn, thỉnh giảng ở các nhà trường không được đóng bảo hiểm.
Hiện, có nhiều địa phương, thời gian qua do thừa giáo viên đã điều chuyển nhiều giáo viên tiểu học và THCS thuộc diện hợp đồng xuống dạy bậc mầm non. Vây, các đối tượng này nếu hiện tại có nguyện vọng được trở lại đúng bậc học của họ thì liệu có được xem xét?
Hiện huyện miền núi Kỳ Sơn đang rơi vào tình trạng thiếu giáo viên. Ảnh: Mỹ Hà
Về tuyển dụng đặc cách giáo viên, đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo cho rằng: Để tạo thuận lợi cho giáo viên nên đặc cách cả với những giáo viên ký trước 2015, có hợp đồng dài hạn và hiện huyện đang còn chỉ tiêu biên chế (không nên tính chỉ tiêu ở thời điểm giáo viên ký hợp đồng). Nếu vậy thì cơ hội cho các giáo viên sẽ nhiều hơn thay vì như hiện tại dù đã có cơ chế, nhưng cơ hội thì đang bị "bó" lại vì không phù hợp với điều kiện thực tế.
Mỹ Hà
Theo baonghean
Khắp nơi thiếu giáo viên Tinh thần chỉ đạo của Chính phủ là dù cắt giảm biên chế nhưng ở đâu có học sinh, ở đó phải có giáo viên. Dù vậy, năm học mới đã diễn ra hơn một tháng nhưng nhiều nơi vẫn chưa tuyển đủ giáo viên. Giáo viên hợp đồng H.Sóc Sơn (Hà Nội) buộc phải chấm dứt hợp đồng dù các trường vẫn...