Tạm dừng 1-2 năm để đi làm kiế.m tiề.n đóng học phí

Theo dõi VGT trên

Trước thông tin học phí tăng, một số thí sinh, sinh viên suy nghĩ tạm dừng việc học 1-2 năm để đi làm, tích góp tài chính, sau đó mới quay trở lại trường.

Trước ngưỡng cửa đại học, Phương Thảo (18 tuổ.i, Nghệ An) đắn đo với dự định theo đuổi con đường đại học. Học phí tăng, điều kiện gia đình không cho phép, Thảo nghĩ tới việc nghỉ một năm, tự đi làm lấy vốn, rồi sau đó quay lại học tập.

Phương Thảo không phải người duy nhất có suy nghĩ đó. Nhiều người cảm thấy khi kinh tế gia đình không cho phép, họ cần đi làm để có tài chính trước, sau đó trở lại trường.

Tạm dừng 1-2 năm để đi làm kiế.m tiề.n đóng học phí - Hình 1

Nhiều thí sinh phân vân việc tạm dừng một năm để đi làm kiế.m tiề.n học đại học. Ảnh minh họa: Việt Linh.

Lựa chọn đi làm trước, học sau

Chia sẻ với Zing, Thảo cho biết năm nay học phí các trường đều tăng, điều kiện kinh tế của gia đình lại hạn hẹp. Cùng với đó, tâm lý sợ ra trường không có việc làm của phụ huynh là rào cản khiến cô phân vân việc học lên.

Yêu thích ngôn ngữ Trung, Phương Thảo đặt nguyện vọng 1 vào ĐH Hà Nội. Cô cho biết mức phí áp dụng với hệ chính quy là gần 74 triệu đồng cho 4 năm học. Bên cạnh đó, nếu theo học chương trình chất lượng cao, gia đình phải bỏ ra 950.000 đồng/tín chỉ. Mức phí khiến Thảo chần chừ.

Thảo cho hay đã tính phương án nghỉ một năm, tạm gác việc học, tập trung đi làm lấy vốn, sau đó trở lại ôn thi vào đại học.

Đây cũng là điều T.L. (Hải Dương) đang cân nhắc. Sức học của na.m sin.h không tệ. Cậu muốn vào đại học, nhất là ngành liên quan đến kinh tế.

Bên cạnh đó, T.L. thích ra ngoài trải nghiệm, khám phá bên ngoài thay vì chỉ quanh quẩn ở nhà. Tuy nhiên, vấn đề tiề.n bạc khiến na.m sin.h đau đầu.

Tìm hiểu học phí ĐH Kinh tế, ĐH Quốc gia Hà Nội, T.L. cho biết năm nay, học phí là 4,2 triệu đồng/tháng. Mức thu các năm sau sẽ tăng thêm 200.000 đồng/tháng. Nếu tính toàn khóa, sinh viên nhập học năm 2022 cần nộp khoảng 180 triệu đồng cho 4 năm học. Với T.L. và gia đình, đây là con số quá lớn.

Mẹ làm thuê tự do, thu nhập bấp bênh. Thương mẹ, chàng trai quyết định tạm gác lại giấc mơ học hành để giảm bớt gánh nặng kinh tế.

“Mình đang tính đến việc đi làm 1-2 năm để có thêm kinh phí rồi mới quay lại học tiếp”, T.L. cho biết.

Sợ bị cuốn vào công việc, quên mất mục tiêu ban đầu

Quyết định tạm dừng học trước ngưỡng cửa vào đại học không dễ dàng. Phương Thảo tâm sự đang chần chừ vì việc này cần có sự đồng ý của gia đình. Hiện tại, mẹ cô muốn con gái đi xuất khẩu lao động tại nước ngoài nhưng là con gái, cô sợ đi xa. Thảo nhận thấy nhiều bất lợi.

Hơn nữa, cô cho rằng việc nghỉ tạm một năm cần có ý chí, quyết tâm rất lớn. Nhiều người đi làm dễ bị cuốn vào công việc, mải kiế.m tiề.n mà quên đi mục tiêu ban đầu là việc học.

Mỗi ngày, cô luôn vạch ra những câu hỏi câu hỏi “Liệu trong một năm đó, mình đã có đủ tài chính để đi học tiếp chưa? Sẽ làm công việc gì với mức lương bao nhiêu?”.

“Mình định lên Hà Nội, nhờ người thân tư vấn, tìm giúp một công việc”, Thảo tâm sự.

Cùng suy nghĩ với Thảo, T.L. cho rằng tâm lý những người trẻ như cậu rất dễ bị thay đổi bởi môi trường làm việc, tiề.n lương hay thậm chí những người xung quanh tác động. Kiế.m tiề.n vốn đã áp lực, nay suy nghĩ cần phải tích góp tài chính để học tiếp lại càng đắn đo.

Video đang HOT

“Nhưng đó là những suy nghĩ trước mắt. Nếu lựa chọn đi làm, mình sẽ vạch ra kế hoạch cụ thể. Khi có đủ tiề.n, mình sẽ quay trở lại học, kết hợp vừa học vừa làm. Quan trọng, bố mẹ ủng hộ điều đó”, T.L. cho hay.

Lùi để tiến

Nhưng trải nghiệm gap year không phải lúc nào cũng tệ. Với Hoài Thu (20 tuổ.i, từ Quảng Ninh), khoảng thời đó giúp cô nhận ra nhiều điều.

Thời điểm mới tốt nghiệp, n.ữ sin.h mất 2 năm để định hướng bản thân cần làm gì. Bước sang năm thứ ba, cô quyết định đi làm một năm, sau đó dành một khoản tiề.n để tự chi trả cho việc học sắp tới.

Tạm dừng 1-2 năm để đi làm kiế.m tiề.n đóng học phí - Hình 2

Hoài Thu lựa chọn đi làm một thời gian nhằm áp dụng những kiến thức đã học ở bậc phổ thông cũng như tích góp tiề.n để phục vụ công việc sắp tới. Ảnh: NVCC.

Bên cạnh đó, cô lựa chọn đi làm một thời gian nhằm áp dụng những kiến thức đã học ở bậc phổ thông cũng như định hướng xem bản thân yêu thích ngành gì trước khi quyết định học lên đại học.

Hiện tại, Thu đang là nhân viên kinh doanh tại một cửa hàng về đồ gia dụng. Sau khi đi làm, cô nhận ra bản thân thích kinh doanh và muốn học về lĩnh vực này. Bên cạnh đó, tại môi trường làm việc, cô có cơ hội giao tiếp với người nước ngoài nên phát huy được khả năng ngoại ngữ.

Mỗi tháng, cô cân nhắc chi tiêu cho ăn uống, sinh hoạt, mua sắm. Lương tháng đầu, Thu gửi mẹ. Những tháng về sau, cô tích góp được một khoản tiề.n nhỏ nhằm phục vụ việc học sắp tới.

“Mình còn trẻ, chưa có khả năng tính toán hay chi tiêu một cách hợp lý nên tìm đến sự giúp đỡ của mẹ”, Thu nói.

Bích Lan (Lạng Sơn) nhớ lại khoảng thời gian đi làm để tích góp vốn: “Hồi đó, học phí ở mức trung bình, chưa tăng cao như bây giờ nhưng kinh tế gia đình không đủ điều kiện. Nếu mình tiếp tục học đại học, bố mẹ không thể lo được”.

Bích Lan lựa chọn một công ty sản xuất linh kiện điện tử để làm việc, công việc chính của cô chủ yếu là kiểm tra chất lượng hàng hóa. Thời gian đầu làm việc, cô quá tải, phải tăng ca liên tục 2 tiếng/ngày, tay phồng rộp, chân tê, đau lưng sau khi tiếp xúc với công cụ máy móc.

Sau cô quen dần, năng suất làm việc được nâng lên, áp lực giảm bớt. Bích Lan nhận về mức lương khoảng 8 triệu đồng/tháng. Trừ chi phí sinh hoạt, mỗi tháng, cô để dành ra khoảng 6 triệu. Cứ thế trong vòng một năm, cô tích cóp số tiề.n vừa đủ để có thể tiếp tục học tập.

Sau đó, Lan nghỉ làm để ôn luyện. N.ữ sin.h trúng tuyển ngành Ngôn ngữ Hàn Quốc của ĐH Hà Nội. Thời gian đầu, Lan chuyên tâm vào việc học. Năm thứ hai, cô bắt đầu làm trợ giảng tại trung tâm ngoại ngữ nhỏ trên địa bàn. Cô vừa học vừa làm để trang trải chi phí học tập.

Hiện tại, Bích Lan tiếp tục làm thêm các công việc liên quan đến ngành học. Cô hy vọng sau khi ra trường, bản thân sẽ có công việc ổn định.

“Nhớ lại trước đây, khoảng thời gian đó khá vất vả. Nhưng không sao, mình nghĩ nếu không có điều kiện, mình có thể đi chậm hơn người khác, quan trọng là luôn cố gắng để đạt được mục tiêu mình mong muốn”, Lan nói.

Choáng trước mức học phí đắt đỏ của các trường quốc tế năm nay: Lên đến gần 800 triệu đồng/năm!

Mới đây, hàng loạt trường quốc tế ở Hà Nội đã cập nhật tiề.n đóng học phí ở trường trong năm học năm nay.

Để có một môi trường học chất lượng, rất nhiều bậc phụ huynh đã phải chi một mức học phí, số tiề.n vô cùng đắt đỏ cho con học trường quốc tế.

Nếu mức học phí ở các trường công lập chỉ dừng lại ở con số vài triệu một năm thì trường quốc tế đã chạm ngưỡng hàng trăm, gần một tỷ đồng.

Ở thành phố Hà Nội và TP.HCM, trong số các trường quốc tế đã công bố mức học phí thì trường cao nhất lên đến 790 triệu đồng/năm.

1- Trường Quốc tế Liên hợp quốc Hà Nội (UNIS)

Đây có thể nói là trường có mức học phí cao nhất tại Hà Nội. Trường được thành lập bởi Liên Hợp Quốc và Chính phủ Việt Nam. Trường ưu tiên học sinh có người thân làm việc ở Liên Hợp Quốc, trong ngành ngoại giao và các gia đình nước ngoài.

Theo đó, với mức học phí cả năm dao động từ khoảng hơn 300 triệu đồng cho lớp Mầm non 3 tuổ.i đến khoảng hơn 700 triệu đồng cho lớp 11 và 12. Trường Quốc tế Liên Hợp Quốc thu học phí theo USD, nằm trong khoảng 12.570 - 34.500 USD. Mức thu thấp nhất dành cho lớp Early Years 3 (ngày học đến 14h, trừ thứ tư).

Mức thu cao nhất, 34.500 USD (tức khoảng 789,4 triệu đồng) rơi vào khối 11, 12.

Choáng trước mức học phí đắt đỏ của các trường quốc tế năm nay: Lên đến gần 800 triệu đồng/năm! - Hình 1

Học sinh đóng phí nhập học 1.200 USD (bắt buộc, đóng một lần, không hoàn lại). Ngoài ra, phụ huynh phải đóng thêm một số loại như phí nhập học, phí đặt cọc, phí xe bus đưa đón..., tùy theo cấp học và nhu cầu sử dụng dịch vụ.

2- Trường Quốc tế Anh - Hà Nội (BIS)

Là một thành viên thuộc Tập đoàn Giáo dục Nord Anglia - hệ thống các trường học cao cấp với 68 trường tại 29 quốc gia, trường Quốc tế Anh BIS Hà Nội là một trong những trường quốc tế hàng đầu được công nhận trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Trường Quốc tế Anh (BIS) chưa công bố học phí năm học 2022-2023 nhưng năm ngoái, mức thu của trường nằm trong khoảng 271,3 - 747,4 triệu đồng/năm (không tính lớp nhà trẻ học nửa ngày). Bên cạnh đó, phụ huynh cần đóng 2 khoản phí không hoàn lại là phí đăng ký 3,5 triệu đồng, phí giữ chỗ 70,8 triệu đồng.

Choáng trước mức học phí đắt đỏ của các trường quốc tế năm nay: Lên đến gần 800 triệu đồng/năm! - Hình 2

Tiề.n học phí của trường dao động từ 495 - 730,8 triệu đồng đối với bậc THPT và từ 190,0 triệu đến 384,6 triệu đối với bậc Mầm non.

3- Trường Quốc tế đa cấp Anh Việt Hoàng gia (BVIS Royal)

Tất cả học sinh đăng ký theo học tại BVIS phải làm một bài kiểm tra đầu vào trước khi nhận được thư mời nhập học, ngoài ra có thể phải tham gia buổi phỏng vấn để xác định trình độ với hiệu trưởng hoặc hiệu phó của khối.

Tiề.n học phí của BVIS dao động trong khoảng 212,8 - 519,3 triệu đồng. Trường cũng yêu cầu phụ huynh đóng phí đăng ký 3,5 triệu đồng, phí giữ chỗ 70,8 triệu đồng (mức phí này đối với trẻ mầm non là 23,6 triệu đồng). Đến thời điểm hiện tại trường chưa công bố học phí năm 2022-2023.

Choáng trước mức học phí đắt đỏ của các trường quốc tế năm nay: Lên đến gần 800 triệu đồng/năm! - Hình 3

4- Trường Song ngữ quốc tế Horizon (HIBS)

Trường chia học phí theo 2 hệ chương trình là song ngữ và quốc tế, không chia theo lớp. Với chương trình song ngữ, tại Hà Nội, học phí năm học 2022-2023 với bậc tiểu học là 231,5 triệu đồng, bậc THCS 252,7 triệu đồng, THPT 272,6 triệu đồng. Với chương trình quốc tế, học phí bậc mẫu giáo, tiểu học, THCS, THPT lần lượt là 222 triệu đồng, 351,2 triệu đồng, 377,1 triệu đồng và 399,4 triệu đồng.

Choáng trước mức học phí đắt đỏ của các trường quốc tế năm nay: Lên đến gần 800 triệu đồng/năm! - Hình 4

Ngoài ra, học sinh cần nộp thêm các phí khác như 25 triệu đồng phí nhập học; 1,95 triệu đồng phí học trực tuyến. Nếu tham gia hoạt động bán trú, học sinh đóng thêm 23,5 triệu đồng một năm hoặc 12,4 triệu đồng theo kỳ.

5- Trường Quốc tế Singapore (SIS)

Trường Quốc tế Singapore (hay được gọi là SIS) thuộc tập đoàn Giáo dục KinderWorld. Hiện trường SIS có tổng cộng 15 cơ sở trên toàn quốc. Tại Hà Nội, trường có có 3 cơ sở, nổi bật là SIS Vạn Phúc, Ba Đình.

Học phí tại SIS khá đa dạng, chương trình mầm non hội nhập (cả ngày) là 137,5 triệu đồng, mầm non quốc tế là 249,7 triệu đồng. Ở cấp phổ thông, chương trình song ngữ thu 231,5 triệu đồng (lớp 1-3), 232,6 triệu đồng (lớp 4-5) và 263,5 triệu đồng (lớp 6-9). Chương trình quốc tế thu 418,5 triệu đồng (lớp 1-3), 420,4 triệu đồng (lớp 4-6), 441,6 triệu đồng (lớp 7-8), 491,9 triệu đồng (lớp 9-10), 501,2 triệu đồng (lớp A/AS 1) và 524,3 triệu đồng.

Choáng trước mức học phí đắt đỏ của các trường quốc tế năm nay: Lên đến gần 800 triệu đồng/năm! - Hình 5

Ngoái ra, các phụ huynh vẫn phải lo các loại phí cơ bản như học phí, phí đưa đón xe buýt, phí bán trú, phí đồng phục cũng khá là đắt đỏ.

6- Trường Quốc tế St.Paul Hà Nội (St Paul Hanoi)

Hiện có trên 500 học sinh thuộc trên 20 quốc tịch khác nhau theo học tại trường. Trường Quốc tế Mỹ St. Paul cũng chưa công bố học phí năm học 2022-2023. Với năm học hiện tại, trường thu 394.850.000 đồng với bậc mầm non, 559.260.000 đồng bậc tiểu học, 610.430.000 đồng bậc THCS và 658.770.000 bậc THPT.

Thông thường, phụ huynh trả học phí theo 3 cách là trả theo năm, kỳ và quý. Hai phí đầu vào là 4,2 triệu đồng phí kiểm tra và 22,1 triệu đồng phí nhập học. Ngoài ra, trường còn thu các chi phí khác như phí xe bus, ăn trưa, học ngoại khóa.

Choáng trước mức học phí đắt đỏ của các trường quốc tế năm nay: Lên đến gần 800 triệu đồng/năm! - Hình 6

7- Trường Quốc tế Renaissance Sài Gòn

Trường Phổ thông quốc tế Renaissance hiện đang là một trong những ngôi trường cực hot ở khu vực miền Nam. Học phí từ lớp 1 đến lớp 12 trong năm học 2022-2023 dao động 466,55 triệu đồng/năm đến 689,93 triệu đồng/năm. So với năm học 2021-2022, con số này gần như không đổi. Càng lên lớp cao thì học phí càng đắt hơn

Choáng trước mức học phí đắt đỏ của các trường quốc tế năm nay: Lên đến gần 800 triệu đồng/năm! - Hình 7

Ngoài học phí, phụ huynh cũng phải đóng cho con em một số loại phụ phí khác như học phí tiếng Anh, phí dịch vụ đưa đón học sinh, phí mua đồng phục bổ sung, phí tham quan dã ngoại, lệ phí thi từ các tổ chức khác như Cambridge, IB,...


8- Trường Quốc tế Nam Mỹ (UTS)

Trường Nam Mỹ (UTS) dạy từ tiểu học đến trung học, cung cấp kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành, giáo dục STEM, kỹ năng mềm. Trong năm học 2022-2023, học phí lớp 10 và 11 là 242,8 triệu đồng/năm. Lớp 12 là 247,2 triệu đồng/năm.

Mức phí mới này tăng khoảng 20 triệu đồng so với niên khóa trước đó. Cụ thể trong năm học 2021-2022, mức học phí của khối trung học phổ thông theo biểu phí được tính chung cho 3 lớp (10, 11, 12) là 226,8 triệu đồng/năm.

Choáng trước mức học phí đắt đỏ của các trường quốc tế năm nay: Lên đến gần 800 triệu đồng/năm! - Hình 8

Tương tự trong năm 2022-2023, học phí khối trung học cơ sở cũng tăng nhẹ từ 183,6 triệu đồng/năm (năm học 2021-2022) lên mức 196,8 triệu đồng/năm (từ lớp 6 đến lớp 8) và 200,4 triệu đồng/năm (lớp 9).

Lựa chọn môi trường học tập phù hợp cho con luôn là một vấn đề khó, cần rất nhiều thời gian tìm hiểu và so sánh. Với một số thông tin cơ bản về học phí, hi vọng các bậc phụ huynh sẽ có quyết định nhanh chóng và chính xác nhất một ngôi trường quốc tế cho con em mình.

Nguồn: Tổng hợp

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Đoạn chat của người chồng đã l.y hô.n với con gái khiến vợ uất ức: Có những người không xứng được gọi là bố!
06:45:31 01/10/2024
Thanh Bùi: "Con tôi là người Việt Nam thì phải ở Việt Nam"
06:40:04 01/10/2024
Kasim Hoàng Vũ vẫn chưa được phẫu thuật, phải cắt bỏ toàn bộ xương hàm, trên mặt toàn đồ giả
06:47:31 01/10/2024
Mẹ chồng U60 trẻ trung, khóc vì con dâu 'chặn' tài khoản mạng xã hội
07:05:10 01/10/2024
Độc lạ chuyện bố chồng 34 - con dâu 31 ở Việt Nam: Lộ danh tính nhiều người ngỡ ngàng
06:30:42 01/10/2024
Khuyên chồng đưa lương để vợ giữ, anh đưa tôi 2 cuốn sổ tiết kiệm trị giá 1,5 tỷ
06:01:30 01/10/2024
Những phát ngôn khó "gột rửa" nhất
06:34:25 01/10/2024
Sao Hoa ngữ 30/9: Rộ tin Châu Tấn bị bạn trai kém 13 tuổ.i bỏ rơi
07:17:48 01/10/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiề.n bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Thơ mộng hồ Tây ở Đắk Nông

Du lịch

08:44:50 01/10/2024
Đắk Nông là vùng đất với những ngọn đồi cà phê bát ngát, thác nước hoang sơ và ẩn chứa trong lòng những viên ngọc thiên nhiên độc đáo.

Giang Hồng Ngọc: "Tôi nghĩ mình không còn gì để mất nữa nên chẳng việc gì phải sĩ diện hay mắc cỡ"

Tv show

08:44:16 01/10/2024
Giang Hồng Ngọc cho biết, cô rất thích bản thân mình ở thời điểm này. Cô cảm thấy bình yên và chính sự bình yên đó mang đến chiều sâu và cảm xúc chân thật trong giọng hát của nữ ca sĩ.

Ngày này rồi cũng đến: Giới trẻ mê nghệ sĩ Việt, các concert thuần Việt "cháy vé" vì sức hút của idol quốc nội!

Nhạc việt

08:41:19 01/10/2024
Liên tiếp các concert có quy mô lên đến hơn 20 nghìn khán giả được tổ chức thành công cho thấy tín hiệu đáng mừng của thị trường giải trí nội địa.

'Độc đạo' tập 14: Hồng và Khương chạy trốn sau khi Dương 'cơ bắp' chế.t

Phim việt

08:34:36 01/10/2024
Trong Độc đạo tập 14, sau khi đẩy Dương cơ bắp xuống vực sâu, anh em Hồng - Khương chạy về bản Mộc để trốn sự truy lùng của giới giang hồ.

Bão Krathon vào Biển Đông thành bão số 5, giật trên cấp 17

Tin nổi bật

08:18:31 01/10/2024
Sáng sớm nay (1/10), bão Krathon đã đi vào vùng biển phía Đông Bắc của khu vực Bắc Biển Đông, trở thành cơn bão số 5 trong năm 2024.

Người đẹp ăn chay trường đại diện Việt Nam thi Hoa hậu Trái đất 2024

Sao việt

08:08:20 01/10/2024
Top 10 Miss Earth Vietnam 2023 Cao Ngọc Bích sẽ đại diện Việt Nam tham gia Hoa hậu Trái đất lần thứ 24 ở Philippines.

Bị cáo Trương Mỹ Lan xin gỡ kê biên nhiều tài sản để bán lấy tiề.n khắc phục hậu quả cho trái chủ

Pháp luật

07:56:54 01/10/2024
Theo hồ sơ, CQĐT đã kê biên 18% cổ phần tại Vietcombank Bonday Bến Thành. Số cổ phần này do Trương Mỹ Lan và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát giao cho Công ty cổ phần dịch vụ thương mại TP Hồ Chí Minh (Setra) nắm giữ.

Quá khứ ồn ào của tiểu thư từng góp mặt tại bữa tiệc trắng của Diddy

Sao âu mỹ

07:49:36 01/10/2024
Tiểu thư danh giá của tập đoàn Hilton - Paris Hilton nhận được chú ý của dư luận khi những bức ảnh của cô tại bữa tiệc trắng do ông trùm Diddy tổ chức nhiều năm trước bất ngờ được đào lại .

Sao Hàn 1/10: Lisa bị gọi là 'nữ hoàng hát nhép', V BTS đẹp trai nhất thế giới

Sao châu á

07:29:16 01/10/2024
V BTS đã giành được danh hiệu danh giá Người đàn ông đẹp trai nhất thế giới năm 2024 . Lisa bị chỉ trích vì hát nhép ca khúc về bạn trai tỷ phú

Sai lầm của người mẹ đậ.p nát điện thoại khi phát hiện con xem nội dung xấu

Netizen

07:06:56 01/10/2024
Công nghệ phát triển, mạng xã hội có sức lan tỏa rộng rãi, tr.ẻ e.m rất dễ tiếp cận những hình ảnh, video có nội dung không phù hợp với lứa tuổ.i.

Khi nấu thịt bò với khoai tây, hãy ghi nhớ 4 điểm mấu chốt thì thịt bò sẽ giòn, ngon và có màu đỏ đẹp

Ẩm thực

06:08:59 01/10/2024
Chỉ cần ghi nhớ 4 điểm mấu chốt này bạn sẽ có món ăn thơm ngon về hương vị, đẹp mắt về màu sắc cho bữa cơm gia đình.