Tâm dịch COVID-19 Vũ Hán, cái nôi của eSports Trung Quốc
Đối với người nước ngoài, Vũ Hán chỉ là tâm dịch Covid-19. Nhưng đối với người Trung Quốc, đây còn là một trong những cái nôi của thể thao điện tử nước này.
Lịch sử thể thao điện tử của Vũ Hán bắt đầu từ khoảng 20 năm trước, trong thời kỳ bùng nổ của Internet. Đó là khoảng thời gian các quán net mọc lên như nấm ở khắp các thành phố Trung Quốc, kéo theo cả một nền văn hóa eSports sơ khai.
Đặc biệt, ở các thành phố nằm sâu trong nội địa như Vũ Hán, Trùng Khánh, Thành Đô, Trường Sa, nơi kinh tế không phát triển bằng Bắc Kinh hay Thượng Hải, các gia đình hiếm khi mua được một dàn máy tính riêng, các quán net càng phát triển mạnh. Đây là cái nôi nuôi dưỡng nhiều vận động viên hàng đầu của thể thao điện tử Trung Quốc hiện nay.
Huấn luyện viên hiện tại của Edward Gaming, Ming “Clearlove” Kai sinh ngày 25/7/1993 ở Vũ Hán. Anh là tuyển thủ được đăng ký chính thức đầu tiên của nền LMHT Trung Quốc với mã số game thủ 001. Trong sự nghiệp thi đấu của mình, Clearlove đã giành được năm chức vô địch LPL, một chức vô địch MSI 2015, cũng như năm lần lọt vào tứ kết tại các kỳ CKTG.
Vũ Hán đã đăng cai thành công CKTG 2017
Sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán vừa qua, anh đã không thể tập trung cùng các đồng đội đúng thời hạn do chính quyền Trung Quốc buộc phải đóng cửa Vũ Hán để ngăn sự lây lan của virus Covid-19.
Video đang HOT
Vici Gaming, một trong những đội tuyển Dota 2 hàng đầu Trung Quốc cũng có đến 4/5 thành viên đến từ Hồ Bắc, trong đó hai người ở Vũ Hán. Sau khi giành hạng ba tại Leipzig Major 2020, họ đã không thể về nhà do thành phố đã bị phong tỏa.
Niềm đam mê với thể thao điện tử của Vũ Hán cũng giúp các công ty công nghệ có điều kiện phát triển tại đây. Douyu, nền tảng livestream được mệnh danh là “Twitch của Trung Quốc” lấy game là hướng phát triển chính của mình. Người hâm mộ Trung Quốc có thể xem trực tiếp các trận đấu hàng đầu, và nhiều tuyển thủ coi stream qua Douyu là một nguồn thu nhập ổn định.
Clearlove, huyền thoại LMHT Trung Quốc
Nhờ tầm quan trọng của mình, Vũ Hán được chọn đăng cai nhiều sự kiện quan trọng của thể thao điện tử Trung Quốc cũng như thế giới. Năm 2017, khi Trung Quốc lần đầu tiên đăng cai một kỳ Chung Kết Thế Giới của bộ môn Liên Minh Huyền Thoại, Vũ Hán được lựa chọn làm nơi tổ chức các trận đấu vòng Khởi Động và vòng bảng.
Đại dịch Covid-19 hiện nay đã ảnh hưởng nặng nề đến thể thao điện tử Trung Quốc nói chung và Vũ Hán nói riêng. Tuy vậy, với truyền thống hào hùng của mình, nền eSports của Vũ Hán chắc chắn sẽ hồi phục để tiếp tục đóng góp cho những thành công của thể thao điện tử Trung Quốc trong tương lai.
Theo Game4V
Tencent tăng cường đầu tư eSports năm 2020
Bước vào năm mới 2020, hãng game số 1 Trung Quốc và thế giới Tencent sẽ "mạnh tay" đầu tư cho eSports nhằm bứt phá trở thành cường quốc thể thao điện tử.
Để thúc đẩy sự phát triển của hệ sinh thái chuyên nghiệp của Vương Giả Vinh Diệu (Honor of Kings), 6 đội eSports sẽ thành lập các địa điểm ở Thành Đô, Thượng Hải, Vũ Hán, Nam Kinh, Trùng Khánh và Quảng Châu.
Tại Trung Quốc, nhiều người vẫn nói đến cuộc thi bán chuyên nghiệp KPL G-League (KGL). Giải đấu này sẽ tiếp tục nuôi dưỡng tài năng vào King Pro League (KPL) chuyên nghiệp - nơi thử thách game thủ Vương Giả Vinh Diệu giỏi nhất.
Bên cạnh việc phát triển hệ sinh thái chuyên nghiệp trong nước, Korea King Pro League (KRKPL) - bộ phận giải đấu chuyên nghiệp của Honor of Kings Hàn Quốc - sẽ được nâng cấp thành tour toàn cầu King Pro League (KPLGT). Giải đấu mới sẽ kết hợp các định dạng trực tuyến và ngoại tuyến với Malaysia để tổ chức các giải đấu offline. Ngoài ra, Tencent sẽ nâng cấp World Champion Cup và Winter Champion Cup để trở thành sự kiện eSports di động toàn cầu trong năm 2020.
Yijia Zhang, giám đốc điều hành King Pro League, nhận xét về các kế hoạch: "Đối với một sự kiện eSports di động chỉ mới phát triển được 3 - 4 năm, nó vẫn duy trì tốc độ tăng rất cao trong tổng số người xem. Điều này đã chứng minh rằng xu hướng phát triển và động lực của thể thao điện tử di động đầy tiềm năng. Chúng tôi sẽ đưa Honor of Kings lên một tầm cao mới và tạo ra nhiều nội dung mới mẻ hơn trong tương lai".
Tencent đẩy mạnh eSports năm 2020
Trong khi trang eSports Insider cho biết: Tencent đã dành 3 năm để thiết lập hệ sinh thái này và mọi người tin rằng nó đã trở thành chuẩn mực của diện mạo eSports di động Trung Quốc. Tencent có thể tiếp tục phát triển như thế nào trong bối cảnh Honor of Kings vẫn là tựa game hướng về đại lục nhiều hơn, thay vì tính quốc tế.
Cách đây không lâu, vào tháng 12/2019, Global Esports Federation (GEF) - một tổ chức thể thao điện tử uy tín quốc tế - đã kí kết hợp tác cũng hãng game có trụ sở tại Thâm Quyến. Họ bày tỏ vui mừng được định hướng tương lai với sự hợp tác của Liên đoàn eSports toàn cầu.
Edward Cheng (trái) - Phó chủ tịch Tencent eSports và Chris Chan (phải) - Chủ tịch Global eSports Federation trong buổi kí kết hợp tác
GEF sẽ giúp phát triển uy tín, tính hợp pháp đối với eSports trong xã hội, phát huy giá trị của thể thao và nguyên tắc khai thác công nghệ cũng như đổi mới sáng tạo. Cam kết của Tencent và tầm nhìn của đội ngũ lãnh đạo là điều hiển nhiên trong thời điểm đột phá này để gia nhập GEF với tư cách là đối tác toàn cầu. Sự tham gia của Tencent sẽ giúp ích rất nhiều cho sự phát triển văn hóa hệ sinh thái eSports quốc tế.
Theo Game4V
Esports ước tính vẫn sẽ đạt cột mốc 1 tỷ USD doanh thu trong năm 2020 bất chấp dịch bệnh hoành hành Sức mạnh của ngành công nghiệp non trẻ này đã vượt sức tưởng tưởng tượng của nhiều người. Mới đây theo Newzoo, trang thống kê dữ liệu về Games và Esports hàng đầu thế giới, ngành Esports sẽ vượt mức doanh thu 1 tỷ USD (~23 nghìn tỷ VNĐ) trong năm 2020. Cột mốc doanh thu của Esports qua các năm. Trung Quốc...