Tám cách học đại học Mỹ miễn phí
Ngoài cách truyền thống xin học bổng, học sinh có thể học những chương trình thiếu hụt nhân lực hoặc liên kết vừa học vừa làm để học đại học Mỹ miễn phí.
Mỹ là một trong những nước có chi phí giáo dục đại học đắt nhất toàn cầu. Tuy nhiên, một lượng lớn học sinh Mỹ và quốc tế được học đại học miễn phí hoặc với chi phí thấp hơn mức trung bình rất nhiều.
Tuy không phải tất cả cách sau đây áp dụng được với du học sinh, các bạn có thể tham khảo cách người Mỹ đi học miễn phí để tiết kiệm chi phí nhiều nhất có thể.
Học sinh thường phải trả bao nhiêu để học đại học?
Chi phí đại học ở Mỹ phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn học trường nào, đại học cộng đồng sẽ thấp hơn nhiều so với trường tư danh giá.
Theo số liệu của College Board, học sinh Mỹ sẽ phải trả trung bình 36.880 USD (857 triệu đồng) một năm cho việc học đại học tư. Lựa chọn trường công, học sinh sẽ phải trả 26.820 USD (623 triệu đồng) nếu học ở ngoài bang mà học sinh cư trú hoặc 10.440 USD (243 triệu đồng) nếu học trong bang cư trú.
Với trường cao đẳng hai năm, học phí trung bình chỉ là 3.730 đô (86 triệu đồng) một năm. Một số rất ít trường tư ở Mỹ có học phí đắt đỏ lên tới trên 60.000 đô (1,4 tỷ đồng) một năm học.
C ách du h ọc Mỹ miễn phí
1. Xin học bổng
Học bổng là cách truyền thống nhất để bạn có thể cắt giảm chi phí đại học. Những bạn có tư cách cư trú tại Mỹ có thể nộp hỗ trợ liên bang FAFSA để cắt giảm chi phí. Ngoài ra, mỗi trường lại có nhiều học bổng để hỗ trợ học sinh, sinh viên.
Để tăng khả năng cạnh tranh, nhiều bạn thường nộp một số trường “an toàn”, nơi điểm số của bạn cao hơn trung bình số học sinh đang học. “Thường thì rất nhiều học sinh nhận được hỗ trợ tài chính, tuy nhiên học bổng toàn phần là hiếm gặp”, bà Shannon Barry Vasconcelos, Giám đốc tài chính đại học của Bright Horizons College Coach, nói.
Học sinh Mỹ thường tìm một số học bổng của chính quyền bang nơi cư trú với khả năng cạnh tranh cao hơn so với học bổng toàn quốc. Dù lựa chọn hình thức nào, các bạn nên bắt đầu tìm kiếm học bổng từ sớm vì nhiều loại sẽ ưu tiên hơn cho những ai đăng ký sớm.
2. Phục vụ quân sự
Hầu hết đơn vị quân sự của Mỹ, từ Lục quân, Hải quân hay Biên phòng cung cấp các chương trình đại học miễn phí cho học sinh đồng ý tham gia nghĩa vụ quân sự sau khi học xong.
Video đang HOT
Thông qua chương trình Huấn luyện Sĩ quan ROTC hay AmeriCorps, nhiều học sinh được miễn học phí và được cam kết công việc trong quân đội sau khi tốt nghiệp.
Những sĩ quan đã phục vụ quân đội trước sự kiện 11/9/2001 cũng có thể tham gia vào đề án Post-9/11 G. I. Bill, và nhận được sự hỗ trợ học đại học cũng như chi phí sinh hoạt cho 36 tháng.
Du học sinh Mỹ. Ảnh: Shutterstock
3. Làm việc cho trường
Trong nhiều trường hợp, nếu là nhân viên đại học ở Mỹ, bạn có thể tham gia các khóa học của trường mà không phải đóng tiền học phí. “Tùy thuộc vào chính sách của từng trường, nhưng để được miễn giảm học phí, bạn thường phải là nhân viên toàn thời gian và đã đóng góp nhất định cho trường trước khi được cân nhắc”, bà Vasconcelos nói. Bạn nên tìm hiểu thêm thông tin qua văn phòng tuyển sinh của từng trường.
4. Thành tích học tập
Nhiều bạn có thể được miễn giảm một phần hoặc toàn bộ học phí nhờ thành tích học tập xuất sắc hoặc một số yếu tố khác.
“Học sinh từng tham gia quân đội, hay những em tài năng, có thể được cân nhắc miễn giảm học phí. Kể cả con em gia đình có thu nhập khá giả cũng có thể nhận được miễn giảm học phí, nếu điểm tốt”, ông Manuel Fabriquer, sáng lập Công ty tư vấn tài chính học tập College Planning ABCe ở California (Mỹ), chia sẻ.
Thêm vào đó, bạn cũng có thể được miễn giảm học phí nếu có phụ huynh đang làm việc tại trường đại học mà bạn đăng ký.
5. Được công ty chi trả
Một cách nữa để người Mỹ đi học miễn phí là thông qua công ty đang làm việc. Có rất nhiều công ty ở Mỹ sẽ hỗ trợ chi phí đi học thêm văn bằng đại học cho nhân viên nếu người đó thuyết phục được rằng chương trình giáo dục này sẽ giúp người nhân viên kia đóng góp tốt hơn cho công ty.
6. Theo học những ngành đang thiếu hụt nhân lực
Một cách hiệu quả nữa để đi học đại học một cách tiết kiệm là tìm hiểu xem ngành học nào đang thiếu hụt nhân lực.
Các đại học thường hỗ trợ chi phí cho học sinh theo học các ngành khoa học như Toán, Vật lý, Hóa học hay ngành cần bổ sung nhân lực như Điều dưỡng, Giáo dục hoặc Công tác xã hội.
7. Những chương trình vừa học vừa làm
Người Mỹ cũng có thể đăng ký tham gia những chương trình đại học kết hợp giữa học và làm để có chi phí tiết kiệm nhất. Tuy nhiên, điều này đồng nghĩa với việc trong suốt 4 năm học, học sinh sẽ phải tìm cách cân bằng giữa việc học và việc làm, điều này có thể rất khó khăn.
Không có nhiều chương trình và trường đại học ở Mỹ được phép tổ chức chương trình kết học học – làm, và các bạn hường phải tham khảo Bộ Giáo dục Mỹ trước.
8. Để đại học trả tiền
Một số đại học trả tiền cho học sinh để học một số chủ đề cụ thể (học sinh sẽ không được chọn). Một số trường, ví dụ Viện Webb, hay Học viện Âm nhạc Curtis, sẽ cung cấp một số lựa chọn về các chương trình như vậy.
Tuy nhiên, các bạn cần suy nghĩ kỹ về quyết định theo đuổi chương trình như vậy. Việc tốt nghiệp với một ngành học mà bạn không muốn theo đuổi sẽ rất phí phạm cho cả học sinh và trường học.
Đại học có thể miễn phí, nhưng vẫn cần nỗ lực
Cho dù có nhiều cách để học sinh Mỹ và quốc tế học đại học miễn phí, nỗ lực và thời gian vẫn là điều kiện tiên quyết để có thể tốt nghiệp đại học thành công. Không có đường tắt trong giáo dục và cũng không có đường tắt trong cuộc đời.
Hơn nữa, rất nhiều người cũng mong muốn được đi học miễn phí như bạn, nên sự cạnh tranh cho những suất đi học này rất khốc liệt. Hãy bắt đầu tìm hiểu càng sớm và nộp càng nhiều học bổng, chương trình hỗ trợ, kết hợp học – làm càng tốt. Đừng bỏ trứng vào cùng một giỏ và biết đâu, bạn sẽ tìm thấy cơ hội thay đổi cuộc đời.
Thầy giáo New Zealand: Các em học sinh Việt Nam cho tôi nhiều cảm hứng
Thầy giáo Monty (tên thật Hamish Montgomery, 49 tuổi, người New Zealand) đã quyết định về quê vợ ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam để sinh sống và lập nghiệp. Với thầy Monty, cuộc sống mới đem đến nhiều trải nghiệm thú vị đặc biệt là các em học sinh Việt Nam rất dễ mến.
Thầy Monty quyết định chọn Việt Nam làm quê hương thứ hai (Ảnh: Hoài Nhân)
Đến Việt Nam vì trót phải lòng con gái Việt
Thầy giáo Monty sinh ra ở một thành phố khá nhỏ của đất nước New Zealand xinh đẹp, nhưng là một nơi lý tưởng để du học sinh các nước tìm đến giao lưu, trải nghiệm cuộc sống xứ sở này. Kể về vợ của mình, thầy Monty chia sẻ: "Năm đó, cô ấy sang và vừa học vừa làm thêm ở tiệm làm móng. Tôi tình cờ gặp cô ấy và ấn tượng ngay với một người phụ nữ rất điềm đạm, từ đi đứng cho đến cử chỉ đều khoan thai. Gia đình theo đạo Phật, cô ấy ăn chay trường nên trông rất thiền định. Tôi cũng theo đạo, nên chúng tôi có rất nhiều câu chuyện chung để chia sẻ và ngày càng cảm thấy gắn kết hơn. Cô ấy khiến tôi nghĩ tất cả phụ nữ Việt hẳn đều rất tuyệt vời".
Khóa học 4 năm kết thúc cũng là lúc thầy Monty tổ chức đám cưới với người vợ Việt Nam của mình. 6 tháng sau, thầy quyết định cùng vợ về thành phố Hồ Chí Minh định cư.
"Ở New Zealand, nhà tôi là một đại gia đình với khá nhiều anh chị em, nên mẹ rất thoải mái trong việc tôi rời đi. Tôi từng có nhiều người thầy là người Pháp, trong lịch sử Việt Nam lại từng là thuộc địa của Pháp, nên họ nói rất nhiều về Việt Nam. Ở đây có những điều rất tuyệt vời, như lối sống, đồ ăn... Bản thân tôi cũng từng đi nhiều nơi, nhưng Việt Nam thì chưa. Ngoài lý do hàng đầu là vợ, thì với tôi đây cũng là một cuộc hành trình khám phá bản thân ở một nơi xa lạ", Monty hào hứng.
Hoàn toàn bị Sài Gòn "mê hoặc"
"Người Sài Gòn sống nhanh lắm, có lẽ vì vậy mà hay kẹt xe... để giảm nhịp độ lại! Nói vui là thế, chứ với tôi, Sài Gòn rất tích cực"- thầy Monty nhấn mạnh.
Thầy Monty bị "mê hoặc" bởi cuộc sống Sài Gòn, nhất là văn hóa ẩm thực. "Ở New Zealand, mọi người thường ăn trong nhà, nếu ra ngoài thì chỉ đến nhà hàng. Ở Sài Gòn, người ta có thể ăn lề đường, hoặc một góc hẻm, băng ghế đá nào đó. Điều đó thật thoải mái và bình dị, không chỉ là ăn mà gần như là một sự thưởng thức, trải nghiệm cộng đồng", Monty tấm tắc.
Còn ấn tượng đầu tiên của ông về thành phố Hồ Chí Minh là "một thành phố chục triệu dân luôn luôn vội vàng và tấp nập, người ta xây đường, xây nhà không ngừng nghỉ".
"Người Sài Gòn sống nhanh lắm, có lẽ vì vậy mà hay kẹt xe... để giảm nhịp độ lại! Nói vui là thế, chứ với tôi, Sài Gòn rất tích cực. Có cảm giác mọi người luôn sống rất tập trung, với mục tiêu phát triển bản thân và phát triển thành phố này vươn tầm hơn nữa. Duy chỉ có một điều khiến tôi lo lắng, mọi người muốn phát triển thành phố nhanh, nhưng lại không tôn trọng môi trường tự nhiên. Rất nhiều rác, rất nhiều nước sông ô nhiễm, điều đó rất nguy hiểm", Monty chia sẻ.
Các em học sinh Việt cho tôi rất nhiều cảm hứng
Cách dạy ngoại ngữ sinh động của thầy Monty khiến nhiều học sinh Việt thích thú (Ảnh: Hoài Nhân)
Ở New Zealand, thầy Monty từng có nhiều năm tháng làm giáo viên về nghệ thuật tạo hình, lịch sử nghệ thuật nên khi đến Sài Gòn, thầy tiếp tục con đường giảng dạy, trở thành giáo viên ngoại ngữ. Bằng sự vui tính của mình, thầy đã dạy ngoại ngữ ở các trung tâm, trường trung học, và tiếp tục nhận ra những điều thú vị của thành phố này qua những lớp học sinh Việt của mình.
Thầy Monty chia sẻ: "Học sinh Việt có thể học tiếng Anh rất tốt, nhưng tôi thì không tài nào học được tiếng Việt", "Nhiều lần ra ngoài, tôi cứ tưởng người ta cãi nhau, nhưng không phải. Là do tiếng Việt trầm bổng với rất nhiều thanh sắc. Vì vậy mà nó khó học quá..."
Monty chia sẻ, khi đi dạy ở Việt Nam, ông có nhiều cảm hứng hơn, vì có một sự khác biệt khá lớn giữa giáo dục hai nước. Ở New Zealand, chính phủ đầu tư và hỗ trợ rất nhiều thứ, miễn phí các cấp học, tạo điều kiện tối đa cho học sinh.
Gia đình vợ thầy Monty có hỗ trợ cưu mang khoảng 200 em nhỏ mồ côi và thầy coi các em cũng như con của mình: "Sắp tới, có thể tôi sẽ tập trung làm những điều tốt đẹp gì đó cho những đứa trẻ không may mắn này. Bên cạnh đó là phát triển đam mê vẽ dang dở của mình bằng những khung ảnh đời sống ở Việt Nam. Rất nhiều điều thú vị như thế, nên tôi không định rời quê hương thứ hai này đâu" thầy Monty nhấn mạnh.
'Sứ giả' gắn kết sinh viên Việt - Lào Suốt bốn năm qua, Hiếu giữ vai trò như một "sứ giả", đưa tiếng Việt đến với sinh viên Lào, qua đó tạo tình cảm gắn kết giữa sinh viên Việt - Lào. Hiếu vừa học vừa làm, vừa đảm nhiệm công tác tình nguyện. Phan Trung Hiếu là gương mặt đóng vai trò như một "sứ giả" gắn kết sinh viên Việt...