Tắm bùn để chữa “bách bệnh”
Tại ngôi làng Ovca, gần thủ đô Belgrade của Serbia, người dân địa phương tin rằng ngâm mình trong bùn và nước khoáng có thể giúp họ chữa được “ bách bệnh”.
Để phục vụ cho mục đích chữa bệnh cho người dân địa phương và khách du lịch, khu sinh thái “ Ovcanska Spa” đã được lập nên, với nguồn nước khoáng được dẫn ra từ độ sâu hàng trăm mét, chứa 28 loại khoáng chất khác nhau.
Người dân địa phương tin rằng, loại nước khoáng và bùn này sẽ giúp họ chữa được nhiều căn bệnh như các bệnh về tim mạch, chứng đau xương khớp, đau thần kinh toạn và các rối loạn thị lực…
Một người đàn ông đang ngâm mình trong bùn tại làng Ovca
Mọi người đang tắm trong nước bùn để chữa bệnh
Người đàn ông đang bôi bùn lên khắp người mình
Người phụ nữ này bôi bùn lên cả mặt và đầu của mình với hy vọng giúp bà chữa được chứng bệnh đau đầu
2 người đàn ông đang giúp bôi bùn cho nhau
Tắm nắng sau khi tắm trong bùn và nước khoáng
Nhiều người cho biết họ cảm thấy sức khỏe tốt hơn sau khi đến tắm bùn tại đây
Khu du lịch của ngôi làng đã thu hút rất nhiều khách đến tham quan và tắm bùn để chữa bệnh
Theo Dân Trí
Chữa bách bệnh với mật cá trắm?
Một số người truyền tai nhau rằng chỉ cần nuốt một cái mật cá trắm có thể chữa được nhiều bệnh. Thực hư ra sao?
Lâu nay người dân ở nhiều nơi vẫn lưu truyền những bài thuốc tự chữa ở nhà, trong đó có vị thuốc mật cá trắm. Cá trắm có hai loại, cá trắm đen và cá trắm cỏ. Mật của chúng đều được người dân dùng để chữa bệnh.
Khi mua cá trắm về, người dân thường khéo léo mổ bụng cá, lấy túi mật nuốt tươi hay phơi, sấy khô để dùng dần. Việc chuộng mật cá này một phần bắt nguồn từ những hiệu quả đã được các danh y truyền lại, một phần do quan niệm: "Thuốc đắng dã tật" của người dân.
Tuy nhiên, nhiều người dùng mật cá trắm đã phải nhập viện vì ngộ độc. Một câu hỏi được quan tâm là: Mật cá trắm là thuốc chữa bệnh hay thuốc độc?
Mật cá trắm từng được dùng để chữa bệnh
Sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh, ông tổ ngành dược Việt Nam, đã có nhiều bài thuốc sử dụng mật cá trắm như sau:
- Dùng nước mật cá trắm nhỏ mắt để chữa mắt đỏ kéo dài.
- Chữa họng mọc mụn, sưng, tê: Mật cá trắm phơi khô, mỗi lần lấy một ít hòa chung với mật ong để ngậm.
- Chữa cửa mình đau đớn, cứng như đá: Dùng 8 - 12g lụa tơ tằm đốt ra tro, nghiền nhỏ, hòa nước với bảy cái mật cá trắm, lấy lông vịt phết vào vùng cửa mình.
- Chữa trẻ con đờm dãi úng trệ: Một cái mật cá trắm, nửa phần khô phàn, một ít đại hoàng. Sắc lá xương sông đặc, lấy nước mài với ba vị trên cho trẻ uống và lấy lông gà ngoáy vào cổ họng.
Tuy nhiên, GS - TS. Đỗ Tất Lợi trong sách Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam cho biết: Các tài liệu cổ cho thấy hầu hết mật cá trắm được dùng ngoài, rất ít dùng trong. Trong các bài thuốc không nói rõ liều lượng nên khi dùng phải hết sức cẩn thận để tránh ngộ độc.
Một bệnh nhân đã phải cấp cứu vì nuốt mật cá trắm. (Ảnh: DT)
Khi mật cá trắm trở thành thuốc độc
Dù đã có nhiều tài liệu cảnh báo về nguy cơ ngộ độc mật cá trắm, nhưng trong dân gian, vị thuốc này được truyền miệng như một thần dược trị bách bệnh. Đau bụng, đau lưng, thị lực yếu, bệnh đường ruột, hen suyễn, ho kinh niên, cơ thể suy nhược, tránh dương, đẹp tóc... tất cả đều có thể dùng mật cá trắm. Cũng không biết từ bao giờ rất nhiều người quan niệm, mật cá càng to càng nhanh khỏi bệnh. Việc sử dụng tùy tiện, quá liều lượng và không có chỉ dẫn của thầy thuốc là nguyên nhân dẫn đến những vụ ngộ độc mật cá trắm.
Vốn mắc bệnh đường ruột đã lâu, nghe nghiều người mách bảo, một bệnh nhân nữ ở Hà Nội đã cố nuốt trọn cái mật cá trắm. Chưa kịp thấy hiệu quả, khoảng ba giờ sau, những cơn đau bụng dữ dội ập đến kèm theo buồn nôn, tiêu chảy liên tục khiến chị mệt lả phải nhập viện. Các xét nghiệm của Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho thấy bệnh nhân bị viêm gan cấp do gan nhiễm độc.
Tháng 5/2010, Bệnh viện Đa khoa Lâm Đồng tiếp nhận một bệnh nhân nữ ngụ ở Đà Lạt bị ngộ độc do nuốt mật cá trắm. Chị tìm đến thần dược mật cá vì mong muốn trị dứt chứng đau bụng vẫn hành hạ mình.
Rất may, những bệnh nhân trên đều đi cấp cứu kịp thời nên đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần. Nhiều người kém may mắn hơn đã tử vong vì nguyên nhân này.
Theo tài liệu về Ngộ độc thực phẩm: Nguyên nhân và cách phòng tránh của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2007, trong mật cá trắm có chất alcol steroid, còn gọi là 5a-cyprinol. Chất này sau khi vào dạ dày, vào máu sẽ đi tới gan, thận gây ra suy gan và suy thận cấp. Triệu chứng xuất hiện 1 - 2 giờ sau khi ăn mật cá, người bệnh có biểu hiện khó chịu, đau bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy. Một ngày sau, người bệnh tiểu tiện ít dần rồi vô niệu, tăng huyết áp, vàng da nhẹ dẫn tới suy thận, suy gan. Đó là con đường ngắn gây tử vong nếu bệnh nhân không kịp đến bệnh viện cấp cứu để lọc máu kịp thời.
Cũng như mật của các loại động vật, mật cá vốn chứa nhiều độc chất và dễ bị nhiễm khuẩn. Hiện nay, chưa có căn cứ khoa học nào cho thấy mật cá có tác dụng trị bệnh. Vì vậy, các bác sĩ khuyến cáo, bạn không nên đưa độc chất và nguồn bệnh từ mật cá vào cơ thể để tránh những rủi ro đáng tiếc.
Theo PNO
Thấp khớp - Sự thật và ngộ nhận tai hại Chúng ta vẫn nghĩ, bệnh thấp khớp tấn công duy nhất khớp xương và chỉ liên quan đến người cao tuổi... Đó chỉ là ngộ nhận tai hại. Những gì còn cần biết về chứng bệnh có thể hành hạ nhiều người? 1. Bệnh thấp khớp chỉ tấn công khớp xương? Sai. Chúng bao gồm cả cơ bắp (trong đó có cơ fibromialgia),...