Tắm biển, 2 học sinh ở Quảng Ngãi bị đuối nước
Chiều qua (16/4), trên địa bàn xã Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, 2 học sinh lớp 5 bị đuối nước trong lúc tắm biển, trong đó 1 cháu đã tử vong, 1 cháu đang cấp cứu tại bệnh viện.
Cụ thể, khoảng 16 giờ 30 phút chiều qua (16/4), người dân phát hiện 2 cháu L.T.B.N (11 tuổi) và L.T.Y.N (11 tuổi), học sinh Trường Tiểu học Bình Thạnh, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi bị đuối nước khi đang tắm tại bãi biển Khe Hai, xã Bình Thạnh. Ngay sau đó, lực lượng cứu hộ phối hợp với người dân đưa được các cháu lên bờ và tiến hành sơ cứu. Tuy nhiên, cháu L.T.Y.N đã tử vong, còn cháu L.T.B.N được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Sản – Nhi tỉnh Quảng Ngãi. Cháu L.T.B.N nhập viện trong tình trạng hôn mê, toàn thân tím tái do đuối nước. Ngay khi tiếp nhận, bệnh viện đã nhanh chóng tiến hành các biện pháp hồi sức tích cực cho bệnh nhi, tiên lượng nặng.
Đang cao điểm nắng nóng nên người dân ra biển nhiều (Ảnh minh họa)
Từ cuối tháng 3 đến nay, trên địa bàn huyện Bình Sơn xảy ra 3 vụ đuối nước làm 3 học sinh tử vong. Hiện nay, thời tiết ở Quảng Ngãi đang nắng nóng kéo dài, người dân và nhất là các em học sinh có xu hướng tìm đến biển, sông, suối, ao hồ để bơi, tắm, tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Cơ quan chức năng khuyến cáo các gia đình, nhà trường phối hợp quản lý, không để các em tự ý đi tắm biển, sông, suối, ao, hồ dễ xay ra đuối nước.
Nhóm người cao tuổi Thụy Sĩ thắng kiện trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu
Ngày 9/4, Tòa án Nhân quyền châu Âu (ECHR) ra phán quyết ủng hộ một nhóm người cao tuổi Thụy Sĩ khởi kiện rằng chính phủ nước này chưa nỗ lực trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu khiến họ có nguy cơ tử vong trong các đợt nắng nóng kéo dài.
Một nhóm người cao tuổi Thụy Sĩ khởi kiện chính phủ nước này chưa nỗ lực trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Ảnh: Reuters
Phát biểu tại phòng xử án, Chủ tịch ECHR Siofra O'Leary khẳng định Chính phủ Thụy Sĩ không thực hiện đầy đủ các chính sách trong nước để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, theo đó vi phạm quyền con người của các gia đình và cá nhân.
Bà O'Leary nêu rõ Chính phủ Thụy Sĩ không xác định được các mức hạn chế lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính của quốc gia. Chính phủ nước này cũng không triển khai những biện pháp cần thiết để đạt được các mục tiêu giảm khí thải đã đề ra trước đây.
Chính phủ Thụy Sĩ không thể kháng cáo phán quyết trên. Theo đó, chính phủ nước này có thể buộc phải hành động mạnh mẽ hơn trong việc giảm khí thải. Trong đó, nhà chức trách điều chỉnh các mục tiêu giảm khí thải của đất nước vào năm 2030 phù hợp với mục tiêu của Hiệp định Paris về biến đổi khí hậu nhằm hạn chế mức tăng nhiệt trung bình toàn cầu dưới 1,5 độ C so với thời kỳ tiền công nghiệp.
Phản ứng về quyết định của ECHR, Chính phủ Thụy Sĩ cho biết sẽ cùng với các cơ quan hữu quan phân tích phán quyết trên và xem xét các biện pháp cần thực hiện trong tương lai.
Trước đó, trên 2.000 phụ nữ lớn tuổi người Thụy Sĩ đã đệ đơn kiện vấn đề trên lên tòa án có trụ sở tại thành phố Strasbourg (Pháp).
Sóng nhiệt lịch sử bộc lộ rõ những thiệt thòi của người nghèo Trong khi nắng nóng cực đoan ảnh hưởng tới tất cả mọi người thì nhóm người nghèo, người vô gia cư, các gia đình thuộc nhóm thu nhập thấp là những người chịu tác động nặng nề nhất. Nhiệt độ ở Phoenix nguy hiểm với sức khỏe con người. Ảnh: Getty Images Thành phố Phoenix, Mỹ sẽ tiếp tục hứng chịu thêm một...