Tắm bao nhiều lần một tuần để tốt nhất cho sức khỏe?
Tắm nhiều lần một ngày mặc dù có thể giúp sạch sẽ nhưng không phải lúc nào cũng tốt. Thậm chí, có những trường hợp tắm 1 lần/ngày cũng là quá nhiều. Điều này có thể tùy thuộc vào từng cơ địa mỗi người.
Những người dễ bị mụn trứng cá nên tắm ngay sau khi tập gym hay chơi thể thao để loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn khỏi da – SHUTTERSTOCK
Nhìn chung, tần suất tắm phù hợp nhất với hầu hết mọi người là mỗi ngày tắm một lần và 7 ngày/tuần, trang Health dẫn lời phó giáo sư da liễu, Nada Elbuluk, tại Trường Y khoa Keck, thuộc Đại học Nam California (Mỹ).
Tuy nhiên, tần suất tắm có thể khác nhau tùy thuộc vào thói quen tập luyện hoặc nơi chúng ta sinh sống, bác sĩ da liễu Heidi Waldorf, thành viên của Hội da liễu phụ nữ (Mỹ), cho biết.
Nếu bạn là một người năng động, thường xuyên chơi thể thao hoặc tập gym thì hãy tắm ngay sau khi tập. Điều này có nghĩa là ít nhất một ngày có thể tắm đến 2 lần.
“Chúng ta tắm để loại bỏ chất nhờn, tế bào da chết, mồ hôi và bụi bẩn”, bác sĩ Waldorf nói.
Video đang HOT
Tắm sau khi tập luyện là rất cần thiết vì những thứ trên khi tích tụ trên da có thể gây nổi mụn, nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc nấm, bà nói thêm.
Với những người dễ bị mụn trứng cá, tắm ngay sau khi tập gym hay chơi thể thao còn giúp làm sạch lỗ chân lông, ngăn nguy cơ bị mụn trứng cá phát triển. Điều này đặc biệt quan trọng với những người hay trang điểm. Nếu không có thời gian thì ít nhất cũng dùng khăn ướt lau sạch người, theo Health.
Những người có da dầu cần tắm ít nhất 1 lần/ngày.
Với một số ít trường hợp có da khô, nhạy cảm thì có thể chỉ cần tắm vài lần mỗi tuần. Sau khi tắm, họ có thể dùng kem dưỡng ẩm để tăng độ ẩm cho da, các chuyên gia cho biết.
Một vấn đề nữa là da sẽ thay đổi theo tuổi tác. Khi chúng ta già đi, da có khuynh hướng tiết ra ít chất nhờn hơn nên cũng dễ khô hơn. Tắm quá nhiều lần trong ngày sẽ khiến da người già dễ bị khô, từ đó gây kích ứng và bong tróc.
Ngoài ra, thời tiết cũng là yếu tố quan trọng quyết định tần suất tắm. Nếu thời tiết nóng ẩm thì nên tắm thường xuyên mỗi ngày để giảm thiểu khả năng vi khuẩn tích tụ trên da và gây mùi hôi.
Nếu trời lạnh, khô thì chắc chắn phải tắm ít hơn. Da xuất hiện cảm giác khô, ngứa, bị bong tróc nhẹ là dấu hiệu cho thấy da đã quá khô và cần giảm tần suất tắm, theo Health.
Theo thanhnien
7 dấu hiệu cảnh báo bệnh suy tĩnh mạch
Theo Present và VCP Vietnam năm 2011, cứ trong 100 người trưởng thành sẽ có khoảng 25 người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch và phụ nữ là đối tượng có nguy cơ mắc suy giãn tĩnh mạch cao do đặc thù về cơ địa và công việc.
Suy giãn tĩnh mạch là gì? Hậu quả của suy giãn tĩnh mạch?
Theo kiến thức chuyên môn, suy giãn tĩnh mạch là tình trạng suy yếu chức năng của các tĩnh mạch ở chân, khiến cho việc dẫn máu về tim không còn hiệu quả. Qua đó, bệnh gây ra các triệu chứng như đau chân, sưng chân, nặng chân, chuột rút về đêm, chân nổi mạch máu hình mạng lưới...
Khi mới mắc bệnh hoặc bệnh mức độ nhẹ, suy giãn tĩnh mạch sẽ gây cản trở sinh hoạt và đi lại. Tuy nhiên nếu về lâu dài không được điều trị sẽ có nguy cơ để lại một số hậu quả xấu. Hậu quả đầu tiên, ở những vùng bị giãn tĩnh mạch, chức năng dinh dưỡng của tĩnh mạch sẽ bị giảm sút nặng nề. Do đó có thể gây nên chàm da, loét chân không lành, xuất huyết, giãn lớn các tĩnh mạnh nông. Đặc biệt, hậu quả nặng nề nhất trong giãn tĩnh mạch chân là xuất hiện cục máu đông trong lòng tĩnh mạch. Nếu phát hiện muộn và xử lý không tốt thì cục máu đông này có thể gây tắc nghẽn các mạch máu, nặng nhất là gây tắc động mạch phổi, có thể dẫn tới tử vong trong vài phút.
7 giai đoạn bệnh dựa trên triệu chứng lâm sàng
Việc xác định giai đoạn bệnh được chia theo nhiều yếu tố. Sau đây là 7 giai đoạn bệnh được phân loại theo các dấu hiệu lâm sàng, phụ nữ cần lưu ý:
Giai đoạn 0: Bệnh đã có nhưng không có những dấu hiệu có thể nhìn thấy bằng mắt hay sờ cảm nhận được.
Giai đoạn 1: Các tĩnh mạch giãn nhỏ (khoảng hơn 1mm) ở dưới mắt cá trong, vùng đùi, bắp chân...
Giai đoạn 2: Các tĩnh mạch giãn trên 3mm. Ngay từ giai đoạn này những dấu hiệu lâm sàng cùa bệnh suy giãn tĩnh mạch đã rõ ràng
Giai đoạn 3: Bàn chân có hiện tượng sưng to, phù bàn chân khi đứng nhiều hoặc vào buổi chiều; chỉ sưng phù bàn chân, không có các bộ phận khác.
Giai đoạn 4: Da vùng cẳng chân sậm màu kèm theo phù chân, xơ bì, sừng hóa. Khi ấn ngón tay vào bàn chân sẽ tạo ra vết lõm.
Giai đoạn 5: Xuất hiện các vết loét.
Giai đọan 6: Các vết loét to xen kẽ những vết loét nhỏ. Vết loét sâu và bẩn. Da sạm màu và phù.
Ngay khi phát hiện có những triệu chứng trên, các bệnh nhân cần đến ngay các phòng khám, bệnh viện chuyên khoa tim mạch hoặc lồng ngực mạch máu để được tầm soát suy giãn tĩnh mạch và tư vấn. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân phải kiên trì điều trị xuyên suốt trên 6 tháng bao gồm uống thuốc suy giãn tĩnh mạch, mang vớ y khoa đồng thời thay đổi thói quen ăn uống, vận động.
Việc nhận biết sớm những dấu hiệu của căn bệnh có thể giúp cho phụ nữ kịp thời chữa trị, giảm những hậu quả nặng nề về sau.
Theo Dân trí
Cựu vận động viên 28 tuổi bị ung thư phổi dù không hút thuốc Stephen Huff chơi bóng chày chuyên nghiệp, chạy 10 km mỗi ngày, và khi đang ở tuổi thanh xuân rực rỡ, bác sĩ thông báo anh bị ung thư phổi giai đoạn 4. Từ nhỏ, Stephen Huff, người bang Tennessee, Mỹ, đã gắn bó với bóng chày. Anh giành học bổng của Đại học Austin Peay và chơi cho đội bóng của trường,...