Tấm bảng ghi lời nhắn tới cha mẹ khiến nhiều người suy ngẫm trong “mùa họp phụ huynh”
Những ngày qua, nhiều cư dân mạng đã chia sẻ một bức ảnh ghi lại lời nhắn nhủ đáng suy ngẫm của học sinh gửi tới các bậc cha mẹ trong “mùa họp phụ huynh”.
Lời nhắn của học sinh gửi cha mẹ trước buổi họp phụ huynh. Ảnh: Infonet
Từ lâu, việc họp phụ huynh đã trở thành một ‘nỗi ám ảnh’ đối với mỗi học sinh. Bởi đó là buổi gặp mặt để bố mẹ biết được con mình đã học tập như thế nào, đạt được thành tích gì sau một học kì. Qua buổi họp, mọi khuyết điểm hay tội lỗi trên lớp của con em cũng sẽ được giáo viên thông báo tới bậc phụ huynh: mất trật tự, điểm kém, quay cóp hay quậy phá trong lớp… Đó là lý do tại sao chủ đề họp phụ huynh lại được cư dân mạng hào hứng bàn tán rôm rả những ngày qua.
Mới đây mạng xã hội lan truyền bức ảnh ghi lại lời nhắn “Đừng để điểm số làm tan nát hạnh phúc family. Điểm kém kỳ hai chúng con sẽ cố gắng” nhận được nhiều sự chú ý.
Chia sẻ trên Infonet, chị Nguyễn Phượng Hoàng – Linh Đàm, Hà Nội kể ngày 26/12, chị đi họp phụ huynh cho con và vào lớp vô cùng bất ngờ với bảng tin các con gửi phụ huynh.
Sau khi chia sẻ câu chuyện về bảng tin đặc biệt này, đa số các phụ huynh đều cho rằng quá hay và yêu các con. Nhìn bảng tin này chắc con nào điểm thấp thì phụ huynh cũng không nỡ càu nhàu.
Được biết đây không phải lần đầu tiên những “tâm tư” này được các học sinh nhắn nhủ tới các bậc phụ huynh.
Video đang HOT
Trước đó khẩu hiệu “Đừng để buổi họp phụ huynh ảnh hưởng đến hạnh phúc gia đình” cũng được nhiều em học sinh gửi tới cha mẹ.
Thanh Tùng
Theo ĐS&PL
Đắk Nông: 8 cô giáo trẻ tình nguyện đứng lớp không lương đã trúng tuyển biên chế
Thương học trò vùng khó, hàng ngày sẽ phải theo cha mẹ đi rẫy đi rừng nếu không được đến trường nên 8 cô giáo trẻ tình nguyện đứng lớp, không nhận lương gần 4 tháng nay.
Cuối cùng, sau nhiều nỗ lực, đóng góp, 8 cô giáo này đã trúng tuyển biên chế và sẽ nhận quyết định vào ngày 22/12 tới đây.
Ngày 15/12, bà Tôn Thị Ngọc Hạnh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông vui mừng thông báo, các cô giáo tình nguyện đứng lớp tại Trường Mầm non Hoa Pơ Lang (xã Quảng Sơn, huyện Đắk G'Long) đã trúng tuyển. Trước đó, các cô giáo trẻ này đã vượt qua kỳ xét tuyển biên chế sự nghiệp giáo dục của huyện Đắk G'Long và sẽ nhận quyết định về công tác tại trường vào cuối tháng 12/2019.
Nhiều cô giáo đang tự nguyện đứng lớp không lương vì không được tiếp tục ký hợp đồng
Thông tin thêm về vấn đề này, ông Đoàn Trung Kiên, Trưởng Phòng Nội vụ huyện Đắk G'Long cho biết, cả 8 cô giáo mầm non dạy tình nguyện không lương đã trúng tuyển biên chế trong đợt thi tuyển viên chức ngành giáo dục vừa qua.
Việc cả 8 cô giáo mầm non dạy tình nguyện không lương đã trúng tuyển biên chế giảm áp lực rất lớn cho tình trạng thiếu giáo viên nhiều năm nay, đặc biệt từ đầu năm học 2019-2020.
Theo ông Kiên, đầu năm học 2019-2020, UBND tỉnh Đắk Nông giao cho địa phương 125 chỉ tiêu biên chế giáo viên mầm non để đáp ứng phần nào nhu cầu dạy và học tại địa phương. Huyện đã tổ chức thực hiện việc tuyển giáo viên mầm non thành hai đợt, thi tuyển và xét tuyển. Hiện nay đã có kết quả, tuy nhiên huyện đang làm thêm một số thủ tục theo quy định.
Cũng theo Trưởng Phòng Nội vụ huyện Đắk G'Long, dự kiến tuần tới huyện sẽ ra quyết định tuyển dụng đối với các giáo viên để phân về các trường, điểm trường chưa có hoặc thiếu giáo viên từ đầu năm học đến nay, đảm bảo sớm ổn định dạy và học.
Cô Lan Anh là 1 trong 8 giáo viên trẻ tình nguyện đứng lớp không lương, không trợ cấp
Trước đó, Dân trí từng phản ánh, sợ học trò thất học, 8 cô giáo trẻ của xã vùng cao Quảng Sơn (huyện Đắk G'Long, tỉnh Đắk Nông) tình nguyện đứng lớp tại hai điểm trường của Trường Mầm non Hoa Pơ Lang. Không có lương, cũng không một đồng trợ cấp... tất cả chỉ với hy vọng, các em vẫn tiếp tục đến lớp, không phải bỏ học giữa chừng.
Ngay sau khi phản ánh, tỉnh Đắk Nông đã có văn bản gửi huyện Đắk G'Long khẩn trương tổ chức tuyển dụng giáo viên từ 125 chỉ tiêu bên chế do Bộ Nội vụ phân về.
Sau đó, Sở Nội vụ tỉnh này cũng tham mưu UBND tỉnh Đắk Nông chỉ đạo các huyện, thị xã rà soát, tổng hợp danh sách giáo viên đã có hợp đồng lao động từ năm 2015 trở về trước. Căn cứ chỉ tiêu số lượng biên chế giáo viên chưa sử dụng để quyết định việc tuyển dụng đặc cách đối với các giáo viên.
Được biết, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông, ngành giáo dục thực hiện chủ trương ký hợp đồng với giáo viên bắt đầu từ năm 2014. Từ năm học 2019-2020, các huyện dừng chủ trương này, không được hợp đồng với giáo viên đứng lớp khiến tình trạng nhiều nơi không dám tiếp nhận trẻ dù có đủ cơ sở vật chất.
Dương Phong
Theo Dân trí
Chính cha mẹ phải đổi thay! Đề cao vai trò của gia đình trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, Tiến sĩ Ngô Xuân Điệp, Trưởng khoa Tâm lý học (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM) nhận định: Dạy kỹ năng sống cho trẻ không chưa đủ, mà chính cha mẹ của trẻ cũng cần được tư vấn để...