Tầm 17-20 điểm khối B, nên chọn trường nào?
Muốn học CNTT, lực học trung bình nên chọn trường nào dự thi? Nộp 2 hồ sơ vào 2 khoa cùng một trường được không? Giấy khai sinh ở Hà Tây, hộ khẩu thường trú ở Hà Nộị, ghi thế nào vào hồ sơ?
ảnh minh họa
Em ở Bình Dương. Em có hai câu hỏi: năm nay em thi lại 1 trường ĐH và 1 trường CĐ Khối A ngành Công Nghệ Thông Tin. Em thắc mắc không biết thí sinh vãng lai thì làm thủ tục đăng kí dự thi như thế nào, nộp hồ sơ, đóng lệ phí ở đâu và thời gian đăng kí? Nếu theo ngành CNTT thì nên học trường nào ở TP.HCM, kiến thức phổ thông em không khá, chỉ ở mức trung bình, các bạn em khuyên em nên học ở trường CĐ Kỹ thuật Cao Thắng? (chien1560@gmail.com)
Em khai hồ sơ bình thường theo hướng dẫn. Em nộp hồ sơ, đóng lệ phí tại địa điểm mà Sở GD-ĐT ở địa phương quy định. Thời gian nộp hồ sơ từ ngày 14/3 – 14/4, nếu chưa nộp hồ sơ và lệ phí tuyển sinh theo tuyến sở thì em nộp trực tiếp tại trường sẽ dự thi (không nộp qua bưu điện) từ 15/4 – 21/4. Em nên đọc kỹ hướng dẫn trong cuốn “ Những điều cần biết 2011″.
Hiện nay rất nhiều trường đại học, cao đẳng có ngành Công nghệ thông tin. Tuy nhiên, nếu em học không khá ở mức trung bình thì em có thể chọn những trường ĐH, CĐ ngoài công lập những trường này hầu hết hàng năm lấy điểm chuẩn bằng điểm sàn của Bộ GD-ĐT.
Cháu đang làm hồ sơ thi ĐH-CD,nhưng cháu có một băn khoăn. Ở mục nơi sinh và hộ khẩu thường trú, cháu không biết nên ghi Hà Tây hay Hà Nội nữa (hiện tại cháu đang ở Thường Tín-Hà Tây cũ). Cháu rất sợ sẽ làm sai. Ở giấy khai sinh của cháu vẫn là Hà Tây, hộ khẩu thường trú của cháu là Hà Nộị. Giờ cháu phải điền chính xác ở 2 mục kia là gì ạ? (vunhatnhat_vunhatnhat@yahoo.com)
Video đang HOT
Liên quan đến việc khai mục này, năm nay, Sở GD-ĐT Hà Nội đã có văn bản hướng dẫn cách ghi hồ sơ để thí sinh (TS) được hưởng đúng chế độ ưu tiên là phải nhớ mã ban tuyển sinh của mình để khai vào mục 9. Cụ thể, TS có hộ khẩu ở Hà Nội cũ ghi 1A, TS có hộ khẩu ở Hà Tây cũ hoặc ở các xã, huyện của Hòa Bình, Vĩnh Phúc sáp nhập về Hà Nội thì ghi 1B. Ví dụ, TS có hộ khẩu ở quận Ba Đình ghi vào 2 ô đầu của mục 9 là 1A, 2ô sau ghi 01; TS có hộ khẩu ở Ứng Hòa ghi 1B 26. TS ghi tương tự như vậy ở mục 10 (phần mã tỉnh). Quy định về mã ban tuyển sinh, mã quận, huyện, thị xã đã được niêm yết cụ thể tại từng đơn vị ĐKDT. Nếu đọc kỹ và ghi đúng, TS hoàn toàn yên tâm về quyền lợi điểm ưu tiên khu vực.
Việc nhớ mã đơn vị ĐKDT cũng là điều các TS cần quan tâm, vì trên địa bàn TP, không phải trường nào cũng có mã đơn vị ĐKDT riêng. Nếu như những TS đang học lớp 12 tại trường có mã đơn vị ĐKDT có thể dễ dàng nhớ mã của trường mình, thì những TS học ở nơi không có mã ĐKDT cần nhớ và ghi theo mã đơn vị ĐKDT của phòng GD-ĐT quận, huyện, thị xã địa bàn nơi trường đóng. Ví dụ, HS Trường THPT dân lập Lý Thái Tổ ghi mã đơn vị ĐKDT của Phòng GD-ĐT quận Cầu Giấy, HS Trường THPT Bắc Hà ghi
mã đơn vị ĐKDT của Phòng GD-ĐT huyện Thanh Oai.
Tôi là phụ huynh học sinh, tôi muốn hỏi chuyên mục tuyển sinh về cháu nhà tôi nên chọn ngành gì phù hợp với năng lực của cháu từ 17-20 điểm. Cháu thi khối B, cháu nhà tôi muốn thi vào ngành y hoặc ngành khoa học môi trường, trường nào vừa sức? (nguyenhieuql@gmail.com)
Dự định thi khối B mà cháu nhà bác được 17 – 20 điểm không phải là thấp. Tuy nhiên, để thi vào ngành Y hoặc ngành Khoa học môi trường cháu phải ôn tập cố gắng thêm vì những ngành này điểm chuẩn hàng năm khá cao như ĐH Y Hà Nội, ĐH Dược trên 20 điểm mới đỗ. Theo lãnh đạo của nhiều trường đại học thì điểm chuẩn hàng năm vào các trường dao động không nhiều chỉ từ 1 – 2 điểm.
Với ngành Y tầm điểm đó, cháu nên dự thi vào trường đại học vùng như ĐH Y – Dược Thái Nguyên có tầm điểm chuẩn năm 2010 từ 17 – 21,5 điểm, ĐH Điều Dưỡng Nam Định điểm chuẩn16 điểm, Trường CĐ Kỹ thuật Y tế II điểm chuẩn vào các ngành của trường năm 2010 cũng từ 14,5 – 19,5…
Với ngành Khoa học môi trường, điểm chuẩn năm 2010 của ĐH KHTN 20 điểm, ĐH Nông nghiệp Hà Nội: 16 điểm… điểm chuẩn các trường khu vực trong Nam thấp hơn 1 chút. Bác và cháu nên cân nhắc vào các trường để dự thi. Chúc cháu thành công.
Em làm 2 hồ sơ vào 2 khoa khác nhau của một trường đại học có được không ạ? Ví dụ như làm 2 hồ sơ vào khoa Kế toán và khoa Marketing của trường đại học Thương mại có được không? (thanhhai141@gmail.com)
Em làm được nhưng khi đi thi em chỉ được chọn 1 ngành để dự thi.
Hiện giờ em đang phân vân không biết nên chọn học Công nghệ thông tin hay Điện tử viễn thông. Ban tư vấn có thể cho em biết nếu học Điện tử viễn thông thì khoảng 5 năm sau, cơ hội việc làm sẽ như thế nào. Có phải ngành Điện tử viễn thông đã bão hòa rồi hay không?Nên chọn Công nghệ thông tin hay Điện tử viễn thông? (bkyesorno@yahoo.com)
Ngành Điện tử Viễn thông là ngành sử dụng những công nghệ tiên tiến để tạo nên các thiết bị giúp cho việc tìm kiếm thông tin mà cá nhân hoặc tổ chức muốn có. Chính vì vậy, kỹ sư Điện tử Viễn thông làm việc tại các công ty sản xuất, nghiên cứu và phát triển các sản phẩm điện tử, các nhà cung cấp dịch vụ Internet, các công ty viễn thông truyền số liệu, các công ty điện thoại di động, các công ty truyền tin qua hệ thống vệ tinh, các công ty tư vấn giải pháp và kinh doanh các dịch vụ Điện tử Viễn thông v.v… Công việc của những người học ngành này gắn liền với những phòng thí nghiệm, phòng kỹ thuật và máy móc hiện đại.
Ở Việt Nam, ngành Điện tử Viễn thông đang đóng vai trò quan trọng, tích cực đối với sự phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy nhu cầu về nhân lực trong ngành không bao giờ thừa.
Ngành công nghệ thông tin hiện nay cũng là ngành mũi nhọn của Việt Nam hiện nay vì hiện nay đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao về lĩnh vực này.
Theo đánh giá của các chuyên gia thì bất kì ngành học nào thì cũng đòi hỏi người học phải có mục tiêu và đam mê. Đối với ngành Điện tử-Viễn thông và Công nghệ thông tin thì yếu tố này quan trọng hơn rất nhiều bởi ngành học này nó có rất nhiều điều thú vị, có thể làm người học bị phân tán khỏi mục tiêu chính thậm chí có thể khiến bản cảm thấy chán nản trước một kho kiến thức rộng lớn. Bạn nên lựa chọn ngành nào mà bạn cảm thấy thích nhất. Chúc bạn thành công.
Ban Tư vấn tuyển sinh
Theo Dân Trí
Linh hoạt hình thức xét tuyển, tăng cơ hội trúng tuyển
Kỳ tuyển sinh năm nay, nhiều trường đã đưa ra những hình thức xét tuyển linh hoạt nhằm tăng cơ hội trúng tuyển cho những thí sinh đạt điểm cao và có nguyện vọng học tập tại trường.
Hình thức phổ biến nhiều trường áp dụng là cho phép thí sinh không đủ điểm vào ngành đăng kí dự thi thì được chuyển sang ngành khác cùng nhóm còn chỉ tiêu và có điểm xét tuyển thấp hơn nếu còn chỉ tiêu. Những trường áp dụng hình thức xét tuyển này có thể kể đến ĐH Ngoại thương, ĐH Mỹ thuật công nghiệp; ĐH Lâm Nghiệp; ĐH Kinh tế quốc dân; ĐHQG TP.HCM, ĐH Công đoàn, ĐH hàng hải, ĐH Kinh tế quốc dân...). Đối với Học viện tài chính, cách xét tuyển này chỉ áp dụng đối với thí sinh thi khối A.
ĐH Kinh tế quốc dân cho biết có hai phương thức xét tuyển, đó là xét tuyển theo chuyên ngành; xét tuyển theo điểm sàn vào trường và theo từng khối thi. Nếu thí sinh đủ điểm vào chuyên ngành đã đăng kí ban đầu thì không phải đăng kí xếp chuyên ngành sau khi nhập trường. Nếu thí sinh đủ điểm sàn vào trường theo từng khối thi nhưng không đủ điểm tuyển vào ngành/chuyên ngành đã đăng kí ban đầu thì được đăng kí vào chuyên ngành còn chỉ tiêu, cùng khối thi, khi trường tổ chức xếp chuyên ngành (sau khi nhập trường).
ĐH Bách khoa - ĐH Đà Nẵng xét trúng tuyển vào ngành đào tạo căn cứ vào điểm thi và nguyện vọng đăng kí dự thi của thí sinh cho đến hết chỉ tiêu từng ngành. Số trúng tuyển còn lại sẽ được nhà trường bố trí ngành đào tạo căn cứ vào điểm thi và nguyện vọng mới của thí sinh khi đến nhập học.
Năm nay, ĐH Bách khoa Hà Nội xét điểm chuẩn trúng tuyển theo khối thi và nhóm ngành. Bên cạnh điểm chuẩn cho từng nhóm ngành, trường sẽ đưa ra điểm sàn cho mỗi khối thi. Thí sinh không đạt điểm chuẩn vào nhóm ngành đăng kí nhưng đạt điểm sàn của khối thi sẽ được xét tuyển vào một nhóm ngành hoặc vào chương trình có điểm chuẩn thấp hơn nếu thí sinh có nguyện vọng. Đối với các nhóm ngành 01 - 06, sau năm thứ nhất sinh viên sẽ đăng kí ngành học thuộc nhóm ngành trúng tuyển. Sinh viên trúng tuyển vào các nhóm ngành 01 - 03 sẽ được xếp ngành dựa trên nguyện vọng đăng kí và kết quả học tập năm thứ nhất (có xét ưu tiên đối tượng chính sách). Sinh viên trúng tuyển vào các nhóm ngành 04 - 06 sẽ được xếp ngành hoàn toàn theo nguyện vọng đăng kí. Các làm này nhằm đảm bảo tính công bằng đồng thời tăng cơ hội trúng tuyển cho thí sinh. Sau năm thứ nhất, sinh viên sẽ có điều kiện tìm hiểu kỹ và lựa chọn đăng ký ngành học thuộc nhóm ngành trúng tuyển.
Trường ĐH Bách khoa (ĐHQG TP.HCM) thì cho phép thí sinh dự thi khối V vào được đăng ký dự thi thêm môn hóa (khối A) để xét tuyển NV1B vào các ngành tuyển khối A của trường này. Trong trường hợp thí sinh không trúng tuyển khối V sẽ được trường xét tuyển vào ngành mà thí sinh đăng ký NV1B khối A.
ĐHQG Hà Nội thông báo những ưu đãi hấp dẫn cho những sinh viên được lựa chọn vào chương trình đào tạo tài năng, chương trình đào tạo chất lượng cao vào trường. Cụ thể, năm nay trường ĐH KHTN (ĐHQGHN) tuyển sinh viên đặc biệt xuất sắc, có năng khiếu về một ngành khoa học cơ bản cho chương trình đào tạo tài năng các ngành Toán học, Vật lí, Hóa học, Sinh học. Sau khi trúng tuyển nhập học, sinh viên được đăng kí xét tuyển vào học chương trình đào tạo tài năng theo quy định riêng. Ngoài các chế độ dành cho sinh viên chính quy đại trà, sinh viên học chương trình đào tạo tài năng được hỗ trợ thêm kinh phí đào tạo 25 triệu đồng/năm, được cấp học bổng khuyến khích phát triển 1 triệu đồng/tháng, được bố trí phòng ở miễn phí trong KTX của ĐHQGHN. SV tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân tài năng. Chương trình đào tạo chất lượng cao gồm các ngành Công nghệ Thông tin của trường ĐH Công nghệ; Địa lí, Khí tượng học, Thủy văn học, Hải dương học, Khoa học Môi trường của trường ĐH KHTN; Triết học, Khoa học Quản lí, Văn học, Lịch sử của trường ĐH KHXH-NV; Tiếng Anh (phiên dịch), Sp tiếng Anh, SP tiếng Nga, SP tiếng Pháp, SP tiếng Trung của trường ĐHNN; Kinh tế quốc tế của trường ĐH Kinh tế; Luật học của khoa Luật đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Sau khi trúng tuyển nhập học, sinh viên được đăng kí xét tuyển vào học chương trình đào tạo chất lượng cao theo quy định riêng của đơn vị đào tạo; được hỗ trợ kinh phí đào tạo 7,5 triệu đồng/năm, được ưu tiên hỗ trợ kinh phí học tiếng Anh để tối thiểu đạt trình độ B2 tương đương 5.0 IELTS. sinh viên tốt nghiệp được cấp bằng cử nhân chất lượng cao.
VGT(Theo Giáo dục)
"Đừng cố khoác một chiếc áo không vừa" " Chọn ngành học cũng giống như lựa chọn quần áo vậy. Nếu bạn chọn một bộ quần áo đắt tiền, sành điệu mà không vừa thì cũng phí hoài", Th.S Phạm Mạnh Hà, khoa Tâm lý ĐH KHXH & NV Hà Nội chia sẻ. Sáng chủ nhật vừa qua, tại ĐH Bách Khoa HN, rất đông các bạn học sinh THPT đã...