Talkshow “Du học Mỹ: còn gì hay, ngoài việc làm tại Mỹ”.
Ngày 13/10 vừa qua, Viện Đào Tạo Quốc Tế IEI -Đại Học Quốc Gia TP.HCM đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề: “Du học Mỹ: Còn gì hay, ngoài việc làm tại Mỹ”.
“Xứ sở cờ hoa” luôn là thỏi nam châm mang lực hấp dẫn lớn đối với rất nhiều du học sinh Việt Nam. Đây là xu hướng chưa bao giờ “hạ nhiệt” mà ngày một gia tăng độ hot. Với sự đa dạng về ngành nghề, loại hình đào tạo, các ngôi trường danh giá đặc biệt là chương trình hỗ trợ tài chính dưới hình thức học bổng cho các sinh viên xuất sắc, “Giấc mơ Mỹ” đã luôn là niềm mong muốn của rất nhiều bạn trẻ Việt Nam, nhất là các bạn sinh viên Đại học.
Với xu hướng toàn cầu hóa như hiện nay, vấn đề việc làm sau khi tốt nghiệp không chỉ là bài toán khó cho các sinh viên Việt Nam trên đất Mỹ mà còn là của tất cả du học sinh Mỹ. Để trả lời cho những câu hỏi đặt ra của hầu hết du học sinh đang du học và có ý định du học tại Mỹ, Viện Đào Tạo Quốc Tế IEI tổ chức Talkshow “Du học Mỹ: còn gì hay, ngoài việc làm tại Mỹ”.
Viện Đào Tạo Quốc Tế IEI được biết là đơn vị công lập đầu tiên thực hiện các chương trình hợp tác với Mỹ, với hành trình hơn 20 năm trong lĩnh vực tư vấn du học, cũng như có được mạng lưới đối tác hỗ trợ mạnh mẽ những khó khăn của sinh viên trong quá trình du học ở nước ngoài. Hiên tai IEI thực hiện các chương trình liên kêt quôc tê bâc đai hoc va sau đai hoc với Mỹ, Anh, Phap, New Zealand; khoa tiêng Anh va ki năng ngăn han cho khôi doanh nghiêp cung cac hoat đông liên quan đên tư vân du hoc.
Chia sẻ của các diễn giả
Tại buổi tọa đàm, Bà PGS.TS Võ Thị Ngọc Thúy – Phó Viện trưởng Viện Đào tạo quốc tế – ĐHQGHCM, đã có những chia sẻ với sinh viên về môi trường học tập, hướng dẫn quá trình làm hồ sơ du học Mỹ như thế nào, cô cũng chia sẻ them về những cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp của su học sinh Mỹ và những khó khăn các bạn sẽ phải đối mặt.
Ông Barry Clark – Nguyên là giám đốc phòng thương mại- Bang Oklahoma tại Việt Nam, đại diện trường Rogers State University (RSU) và bà Lixing Li – Chuyên gia giáo dục quốc tế, đại diện trường University of Missouri-St. Louis (UMSL) đã chia sẻ với các bạn sinh viên đang có dự định đi du học Mỹ về những ngôi trường tại Mỹ, tư vấn các bạn về việc lựa chọn đơn vị tư vấn du học uy tín và khả năng có được học bổng như thế nào. Đồng thời, cũng chia sẻ với các bậc phụ huynh về định hướng chọn trường và chọn ngành phù hợp với sinh viên cũng như cơ hội có được việc làm sau khi tốt nghiệp.
Các bạn sinh viên đặt câu hỏi với các diễn giả
Đến với buổi tọa đàm còn có anh Phạm Hoàng Nhân – Cựu sinh viên IEI (học bổng In State tuition Scholarship, Mỹ) và chị Nguyễn Thị Kim Liên – Cựu sinh viên IEI nhận học bổng 100% đại học Mỹ. Hai anh chị đã có những chia sẻ thân tình và hữu ích về kinh nghiệm của bản thân giúp cho các bạn sinh viên có động lực thực hiện “Giấc mơ Mỹ” của mình. Từ chia sẻ của anh chị, các bạn sinh viên có thêm nhiều thông tin bổ ích về kinh nghiệm săn học bổng, cuộc sống của du học sinh trên đất Mỹ.
Video đang HOT
Kết thúc buổi tọa đàm, các bậc phụ huynh và các bạn trẻ đã phần nào hiểu thêm về du học Mỹ và đã có những định hướng riêng cho bản thân về định hướng du học Mỹ. Các bạn trẻ đã đến gặp các chuyên gia giáo dục quốc tề từ hai trường đại học của tại Mỹ, trường Rogers State University (RSU) và trường University of Missouri-St. Louis (UMSL) để được tư vấn sâu hơn về thủ tục, học bổng, ngành học khi du học Mỹ.
Tư vấn cùng chuyên gia giáo dục quốc tế
Theo Dân trí
Muốn xin nhiều học bổng nhất vào ĐH Mỹ, nên nộp hồ sơ ở thời điểm nào?
Nộp hồ sơ vào Mỹ có nhiều đợt như RD/ED/EA/Rolling Admission... và thường được chia làm 3 vòng chính. Mỗi vòng có những đặc thù riêng, ứng viên tùy khả năng và mục đích để lựa chọn phù hợp.
Nội dung trên được các diễn giả giải đáp trong phòng tham vấn "Bí quyết săn học bổng và hỗ trợ tài chính khi du học Mỹ" tại triển lãm hơn 50 trường đại học danh giá nhất Mỹ được tổ chức ngày 1/7 ở Hà Nội.
Các diễn giả chia sẻ chiến lược nộp hồ sơ nhằm tối ưu hóa khả năng giành học bổng.
Theo chia sẻ của diễn giả Lê Diệu Linh (một trong những học sinh Việt Nam đầu tiên được học bổng toàn phần vào ĐH Williams, Mỹ), ở đại học Mỹ ,có 3 vòng nộp hồ sơ.
Vòng nộp hồ sơ sớm gồm Early Decision (ED - nộp hồ sơ sớm có ràng buộc) và Early Action (EA - nộp hồ sơ sớm không ràng buộc) xảy ra vào tháng 11.
ED là vòng tuyển sinh có ràng buộc, ứng viên chỉ được nộp duy nhất một trường đại học, nếu được nhận vào trường đó thì cam kết đi và rút đơn ở tất cả các trường khác.
EA cũng là vòng nộp hồ sơ sớm nhưng không ràng buộc. Hạn nộp thường trong tháng 11 hoặc 12 và nhận kết quả vào tháng 1 hoặc 2. Tuy nhiên, vòng này không ràng buộc như ED. Ứng viên có thể chọn ra một trong nhiều trường đại học nhận mình để theo học và đưa ra quyết định cuối cùng về trường mình chọn trước 1/5.
Hầu hết các ứng viên nộp đơn ở đợt sớm có ràng buộc xác định đóng mức chi phí cao để tăng cơ hội được nhận học vào 1 trường đại học họ yêu thích nhất.
Tỉ lệ trúng tuyển của ứng viên nộp vòng này cũng cao hơn so với các vòng sau. Tuy nhiên, hồ sơ của ứng viên nộp vòng này cũng cần chuẩn bị thật kỹ lưỡng, có sự nổi trội xuất sắc trong thành tích học tập cũng như hoạt động ngoại khóa.
Diễn giả Lê Diệu Linh, tốt nghiệp Đại học Williams - top 1 đại học khai phóng Mỹ.
Thứ hai, vòng thông thường (Regular Decision- RD) diễn ra vào tháng 1 năm sau. Đây là vòng nộp hồ sơ phổ biến nhất và cũng cho nhiều học bổng/hỗ trợ tài chính nhất.
Do vậy, nếu ứng viên nào muốn tối ưu hóa khả năng xin học bổng (xin nhiều học bổng/ hỗ trợ tài chính) thì nên nộp hồ sơ ở đợt này và đợt nộp RD, ứng viên được phép nộp đơn cho nhiều trường khác nhau.
Tuy nhiên, đây là vòng đông đảo thí sinh chọn nộp hồ sơ dự tuyển và có thêm thời gian để hoàn thiện hồ sơ hơn 2 vòng trước nên mức độ cạnh tranh cao hơn. Tỷ lệ trúng tuyển một số trường ở đợt này thấp hơn so với hai vòng trước (vòng ED và EA).
Thứ ba, vòng nộp hồ sơ cho đến khi đủ chỉ tiêu (Rolling Admission - RA). Ở vòng này, trường sẽ nhận học sinh cho đến khi đủ chỉ tiêu, thường rơi vào tháng 5 hoặc 6. Tiêu chí xét duyệt hồ sơ đơn giản hơn các vòng khác. Tỷ lệ nhận học ở vòng này cao, nhất là với ứng viên có khả năng tài chính tốt. Song ở vòng này, trường thường ít xét hỗ trợ tài chính/học bổng cho ứng viên.
"Thông thường, các bạn xin học bổng cần tận dụng hết mức đợt nộp hồ sơ sớm. Vì ở vòng này, các thí sinh sẽ giảm vì không có nhiều thí sinh có thể nộp hồ sơ ở đợt sớm như vậy. Thứ hai, với yêu cầu nộp hồ sơ ràng buộc, thí sinh không được nộp quá nhiều trường. Lượng thí sinh giảm thì chúng ta sẽ giảm được sự cạnh tranh, hơn nữa lúc này ngân sách của trường còn nhiều.
Trong 2 năm gần đây, chúng tôi nhận thấy càng những bạn nộp hồ sơ sớm thì xác suất được nhận và học bổng được nhận sẽ cao hơn rất nhiều", cô Lê Diệu Linh lưu ý.
Có chiến lược kỹ lưỡng
Theo các chuyên gia, ứng viên cũng nên biết rõ thực sự tài chính gia đình mình có thể đóng góp được là bao nhiêu để có lựa chọn vòng nộp hồ sơ phù hợp nhất. Có nhóm trường đại học không quan tâm học sinh đóng bao nhiêu tiền thường là nhóm Ivy League, tuy nhiên nhóm trường này đòi hỏi học sinh có hồ sơ rất nổi bật.
Ngoài ra, nhóm đại học Mỹ top 40-100, cũng có chất lượng tốt, để có kết quả tối ưu nên có dữ liệu hệ thống các trường đại học tại Mỹ.
Nói về chiến lực phù hợp để tối ưu hóa khả năng giành học bổng ở Mỹ, em Vũ Tuấn Minh (Sinh viên Việt tại Đại học Rice, Mỹ) cho rằng: "Nên hỏi những anh chị đi trước đã từng học ở trường về cách trường cấp học bổng/ hỗ trợ tài chính như thế nào".
Em Phạm Tuấn Bảo Châu, sinh viên Việt tại Đại học Yale, Mỹ (ngồi giữa) chia sẻ kinh nghiệm bản thân.
Em Phạm Tuấn Bảo Châu (sinh viên Việt tại Đại học Yale, Mỹ) chia sẻ: "Nộp hồ sơ vào Mỹ có nhiều đợt, thường đợt Early Decision hoặc Early Action sẽ có nhiều học bổng hơn. Theo em, nên chọn các trường vừa khả năng tài chính của mình hoặc trường mình thích.
Ngoài ra còn có đợt Restrictive Early Action (REA), chỉ cho nộp hồ sơ vào một trường, những trường sử dụng đợt này thường xét hồ sơ không nhìn vào khả năng chi trả của mình để quyết định xem mình có hợp hay không mà họ chỉ nhìn vào hồ sơ học thuật, độ xuất sắc của ứng viên. Những trường này không có nhiều, trước đây em cũng nộp vòng này vào ĐH Yale".
Tóm lại, để chinh phục thành công đại học Mỹ, ứng viên cần chuẩn bị sớm, xây dựng hồ sơ tương đối mạnh về học tập, hoạt động ngoại khóa và quan trọng không kém là chọn đúng trường, đánh giá đúng tương quan của hồ sơ của mình so với trường.
Lệ Thu
Theo Dân trí
Giáo dục đại học Việt Nam đáp ứng như thế nào với vấn đề thất nghiệp? Ở Việt Nam, mặc dù tỷ lệ biết đọc biết viết rất cao, song tình trạng thiếu hụt nhân lực lành nghề là một vấn đề dai dẳng và giáo dục trong đó có giáo dục đại học không phù hợp. Đó là nhận định của GS.TS Nguyễn Lộc, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành trong bài phân tích: "Giáo dục đại học...