Taliban chỉ định đại sứ, yêu cầu được phát biểu tại Liên Hợp Quốc
Taliban đã yêu cầu được phát biểu tại phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đang diễn ra ở New York (Mỹ) và đã chỉ định người phát ngôn Suhail Shaheen tại Doha làm đại sứ Liên Hợp Quốc.
Phát ngôn viên của Taliban tại Doha, ông Suhail Shaheen (Ảnh: Reuters).
Ngoại trưởng Taliban Amir Khan Muttaqi đã đưa ra yêu cầu này trong một bức thư gửi Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres hôm 21/9. Trong đó, phía Taliban yêu cầu được phát biểu trong cuộc họp cấp cao hàng năm kéo dài 1 tuần của Đại hội đồng.
Người phát ngôn của Tổng thư ký Guterres, ông Farhan Haq đã xác nhận bức thư của ông Muttaqi.
Video đang HOT
Động thái này gây ra một cuộc đối đầu với ông Ghulam Isaczai, đại sứ của chính quyền Afghanistan cũ tại Liên Hợp Quốc. Nội dung bức thư của Taliban cho biết, nhiệm vụ của ông Isaczai “coi như là đã kết thúc và ông này không còn đại diện cho Afghanistan nữa”.
Ông Haq cho biết, yêu cầu của Taliban đã được gửi tới ủy ban gồm 9 thành viên gồm có Mỹ, Trung Quốc và Nga. Ủy ban không có khả năng sẽ họp bàn về vấn đề này trước ngày 27/9, thời điểm bế mạc phiên họp, vì vậy khả năng cao là đại sứ do Taliban chỉ định sẽ không thể phát biểu trước phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc.
Theo quy định của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc, cho đến khi có quyết định của ủy ban thông tin, ông Isaczai vẫn là đại diện của Afghanistan. Vị đại sứ này dự kiến sẽ có bài phát biểu vào ngày họp bế mạc. Tuy nhiên, không rõ liệu có quốc gia nào sẽ phản đối việc này hay không, nhất là sau khi Taliban đã gửi thư đến Liên Hợp Quốc như vậy.
Khi Taliban cầm quyền lần đầu tiên vào năm 1996-2001, đại sứ của chính phủ Afghanistan bị lật đổ trước đó vẫn là làm đại diện tại Liên Hợp Quốc sau khi ủy ban 9 thành viên trì hoãn quyết định đại diện do Taliban chỉ định.
Trong động thái lần này, việc Liên Hợp Quốc chấp nhận đại sứ của Taliban sẽ là một bước quan trọng trong nỗ lực của nhóm Hồi giáo này để được cộng đồng quốc tế công nhận, động thái có thể giúp mở ra các khoản tiền cần thiết cho nền kinh tế đang thiếu tiền mặt nghiêm trọng của Afghanistan.
Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc Guterres cho rằng, mong muốn được quốc tế công nhận của Taliban là đòn bẩy duy nhất mà các quốc gia khác cần tận dụng để thúc đẩy một chính phủ bao trùm và tôn trọng các quyền, đặc biệt là quyền phụ nữ ở Afghanistan.
Ông Tập Cận Bình kêu gọi đối thoại giữa những căng thẳng với Mỹ
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có bài phát biểu qua video tại Liên Hợp Quốc ngày 21/9, vài giờ sau bài phát biểu trực tiếp của Tổng thống Mỹ Joe Biden.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình phát biểu qua video trong phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc hôm 21/9 (Ảnh: Xinhua).
"Những khác biệt, vướng mắc giữa các quốc gia là khó tránh khỏi và cần được xử lý thông qua đối thoại, hợp tác trên cơ sở bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau. Thành công của một quốc gia không đồng nghĩa với thất bại của quốc gia khác", ông Tập Cận Bình nói trong bài phát biểu được phát qua video tại phiên họp của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ở New York hôm 21/9.
Phát biểu của ông Tập Cận Bình diễn ra chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Joe Biden nói trước Đại hội đồng Liên Hợp Quốc rằng, ông không có ý định bắt đầu một "Chiến tranh Lạnh mới". Trước đó, Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres ngày 20/9 cảnh báo, cạnh tranh chiến lược giữa Mỹ và Trung Quốc đang ngăn cản nỗ lực giải quyết các vấn đề toàn cầu.
Mặc dù không đề cập trực tiếp tới Mỹ trong bài phát biểu, song ông Tập Cận Bình chỉ trích các quốc gia can thiệp vào công việc của các quốc gia khác.
Ông Tập Cận Bình cũng kêu gọi thế giới "đánh bại" đại dịch Covid-19, thực hiện phương pháp tiếp cận dựa trên khoa học trong việc truy tìm nguồn gốc virus. Nhấn mạnh rằng tiêm chủng là vũ khí mạnh mẽ chống lại Covid-19, ông Tập cho biết ưu tiên cấp bách hiện nay là đảm bảo việc phân phối vắc xin công bằng và bình đẳng trên toàn cầu.
Ông Tập Cận Bình nhắc lại cam kết rằng, Trung Quốc sẽ nỗ lực cung cấp tổng cộng 2 tỷ liều vắc xin cho thế giới trước cuối năm nay.
"Ngoài việc tài trợ 100 triệu USD cho (sáng kiến chia sẻ vắc xin toàn cầu) COVAX, Trung Quốc sẽ tài trợ 100 triệu liều vắc xin cho các nước đang phát triển khác trong năm nay", ông Tập Cận Bình nêu rõ.
Ông Tập nói rằng, để hỗ trợ các nước đang phát triển ứng phó với Covid-19 và thúc đẩy phục hồi kinh tế và xã hội, Trung Quốc cam kết hỗ trợ các nước thêm 3 tỷ USD trong 3 năm tới.
Ông Tập cũng khẳng định Trung Quốc sẽ không xây dựng các dự án nhiệt điện than mới ở nước ngoài, đồng thời cam kết đẩy mạnh hỗ trợ các nước đang phát triển khác trong việc phát triển năng lượng xanh.
Mỹ tặng thêm 500 triệu liều vắc xin Covid-19 cho các nước Mỹ có kế hoạch tặng thêm 500 triệu liều vắc xin Covid-19 của hãng Pfizer/BioNTech cho các quốc gia trên thế giới theo cam kết ứng phó với dịch bệnh toàn cầu. Tổng thống Mỹ Joe Biden gặp Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Antonio Guterres bên lề phiên họp Đại hội đồng Liên Hợp Quốc ngày 20/9 (Ảnh: AFP). Reuters dẫn một...