Taliban cấm Bitcoin, bắt người mua bán token
Ngân hàng Trung ương Afghanistan ban hành lệnh cấm tiền mã hóa toàn quốc vào tháng này, trong khi Taliban cũng bắt giữ một số người mua bán token.
Một số người dùng Afghanistan có xu hướng chuyển sang tiền mã hóa để bảo toàn tài sản. Tiền số là phương thức phổ biến để chuyển tiền ra/vào Afghanistan do nước này bị ngăn tiếp cận hệ thống ngân hàng toàn cầu.
(Ảnh: Journal du Coin)
Nếu như các nước như Singapore hay Mỹ ngày càng siết chặt quy định liên quan đến tiền số sau các vụ sập liên tiếp dẫn đến 2.000 tỷ USD bốc hơi và nhiều doanh nghiệp phải xin phá sản, các lệnh cấm hoàn toàn vẫn còn khá hiếm. Trước Afghanistan, Trung Quốc tuyên bố mọi giao dịch tiền số là bất hợp pháp từ tháng 9/2021.
Video đang HOT
Sayed Shah Saadaat, trưởng phòng điều tra tội phạm tại trụ sở cảnh sát Herat, cho biết, nhận được lệnh từ ngân hàng trung ương để chặn đứng mọi người đổi tiền, cá nhân, doanh nhân giao dịch các loại tiền kỹ thuật số lừa đảo như Bitcoin. Ông Saadaat chia sẻ đã có 13 người bị bắt giữ, hầu hết đang tại ngoại, trong khi hơn 20 doanh nghiệp liên quan tiền số bị đóng cửa tại Herat – thành phố lớn thứ ba đất nước, một trung tâm giao dịch token. 4/6 công ty môi giới tiền số tại Afghanistan đặt tại đây.
Một nghiên cứu năm 2021 của Chainalysis xếp Afghanistan trong danh sách 20 quốc gia sử dụng tiền số nhiều nhất thế giới. Kết quả được đưa ra dựa trên sức mua tương đương theo đầu người.
Hồi tháng 2, Taliban nói sẽ nghiên cứu xem token kỹ thuật số có được cho phép theo quy định tài chính Hồi giáo hay không. Vài học giả đã dự đoán Taliban sẽ cấm tiền mã hóa vì nó được xem là “haram”, chứa các yếu tố cá cược và không chắc chắn. Dù vậy, các nước Hồi giáo lớn khác lại có cách tiếp cận linh hoạt hơn. Chẳng hạn, UAE cho phép giao dịch tiền số tại khu vực tự do của Dubai, còn Bahrain hỗ trợ tài sản kỹ thuật số từ năm 2019.
Bất động sản, sân chơi hàng đầu của giao dịch mã hoá bảo mật
Một nghiên cứu mới nhất cho thấy, 89% các mã thông báo bảo mật (token) được giao dịch nằm trong lĩnh vực bất động sản.
Các mã hoá không thể thay thế (NFT) đang trở nên ngày càng phổ biến những năm gần đây và đạt những tầm cao mới trong năm 2021. Một số người cho rằng mọi thứ liên quan đến NFT chỉ xoay quanh những bức ảnh kỹ thuật số và không có ứng dụng "trong thế giới thực". Nhưng với những người đã quen thuộc với blockchain và tiền mã hoá, các token này còn vượt xa hơn thế.
Các mã thông báo bảo mật được ứng dụng trong nhiều danh mục, nhưng dẫn đầu lĩnh vực bất động sản. Theo nghiên cứu của Security Token Market (STM), công ty truyền thông và dữ liệu, cho thấy lĩnh vực bất động sản đang dẫn đầu trong sử dụng các token bảo mật và xu hướng này được dự báo sẽ tiếp tục tăng lên trong tương lai.
Dữ liệu báo cáo của STM cho biết, việc sử dụng mã hoá bảo mật xuất hiện ở nhiều ngành, lĩnh vực khác nhau từ thủ công mỹ nghệ, rượu vang cho tới bảo hiểm, nhưng không ngành nào có được sự phát triển nhanh chóng như bất động sản, khi chiếm tới 89% tổng số mã bảo mật giao dịch. Trong 89% số giao dịch này, có 87% là nhà ở, bất động sản thương mại chỉ chiếm 2%.
Quyền sở hữu giấy chứng nhận và tài sản rất phù hợp cho các ứng dụng blockchain, khi sổ cái kế toán 3 bên (người mua, người bán và chữ ký) được tích hợp trực tiếp vào hệ thống thực hiện quá trình mua bán. Khả năng xác minh và độ tin cậy của công nghệ khiến nó trở nên lý tưởng để giải quyết các vấn đề khác nhau thường gây ảnh hưởng tới giao dịch bất động sản truyền thống.
Ví dụ rõ ràng nhất là việc bên mua hay người nhận cầm cố tài sản cho vay, thường sẽ mất nhiều thời gian và chi phí để xác minh năng lực pháp lý của bên bán khi thực hiện giao dịch. Khi tài sản được mã hoá, điều này trở thành 1 tác vụ đơn giản trên blockchain.
Tới tận năm 2019, bất động sản đầu tiên mới được "đúc số" dưới dạng mã thông báo ERC-20 trên chuỗi khối Ethereum. Đây có vẻ là một khởi đầu chậm chạp nhưng hoàn toàn phù hợp, khi bất động sản là lĩnh vực được quản lý chặt chẽ và công nghệ blockchain vẫn đang trong giai đoạn phát triển.
Trong năm 2021, khối lượng mã thông báo bất động sản đã tăng 107% so với năm trước đó, bao phủ nhiều lĩnh vực khác nhau, từ khách sạn thương mại, bất động sản tư nhân hay nhà ở thu nhập thấp.
Theo Yahoo Finance, thị trường bất động sản toàn cầu năm 2021 đạt khoảng 3,38 nghìn tỷ USD. Trong năm 2022, con số này ước tính sẽ tăng lên 3,74 ngàn tỷ USD với mức tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) 10,5%. Tới năm 2026, thị trường này dự báo đạt 5,38 nghìn tỷ USD với CAGR 9,6%. Trong đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương là thị trường lớn nhất, xếp trên Bắc Mỹ ở ngôi vị thứ hai.
Quá trình token hoá đã thúc đẩy thêm thanh khoản cho thị trường nhà đất, vốn từng là một vấn đề đối với lĩnh vực này. Những nhà đầu tư cũng được hưởng lợi khi không cần bỏ ra số vốn lớn để sở hữu toàn bộ tài sản mà vẫn có thể có cơ hội đầu tư sinh lời, do giờ đây bất động sản được "chia nhỏ" thành các mã thông báo bảo mật trên chuỗi khối, từ đó xoá bỏ được các rào cản và thu hút thêm nhiều người tham gia.
VNPT Cloud giúp đẩy mạnh chuyển đổi số khối GOV Từ việc tăng cường bảo mật dữ liệu đến hợp lý hóa hoạt động, ngày càng có nhiều cơ quan Nhà nước từ trung ương đến địa phương khám phá ra những lợi ích của việc sử dụng dịch vụ đám mây. Trong số những dịch vụ đang được cung cấp trên thị trường, VNPT Cloud được nhiều đơn vị đánh giá là...