Tài xế xe buýt ngất xỉu, hai nam sinh tiểu học nhanh trí xử lý
Lần đầu lái xe, Nolan (Mỹ) vận dụng kỹ năng quan sát thường ngày để kích hoạt hệ thống phanh khẩn cấp.
Hôm thứ ba, năm học sinh đang trên xe buýt từ trường về nhà ở Atkinson, New Hampshire, Mỹ thì chiếc xe bị ngoặt lái đột ngột. Tài xế ngất xỉu, tuột tay khỏi vô lăng và ngã khỏi ghế ngay khi đang giảm tốc để đỗ ở một trạm xe buýt, cảnh sát trưởng Atkinson – Timothy Crowley thuật lại trên Yahoo Lifestyle ngày 8/12.
Phát hiện điều bất thường, Nolan Barry (8 tuổi) và Thomas MacKeen (9 tuổi) vội chạy lên phía trước. Thường ngồi ở phần đầu xe buýt, Nolan nhiều lần quan sát cách tài xế điều khiển xe. Dù vậy, em vẫn bối rối. “Em quên mất phải ấn vào cái nút màu vàng nào”, Nolan nói. Sau vài giây, em tìm ra nó kịp thời và xử lý để dừng xe. “Nolan đã kích hoạt hệ thống phanh khẩn cấp”, Sở cảnh sát xác nhận.
Ảnh: Julio Cortez
Tuy nhiên, tài xế vẫn bất tỉnh và lũ trẻ không biết làm thế nào để mở cửa. “Thomas là học sinh lớn nhất trên xe (lớp 4). Anh ấy đã trấn an mọi người và đưa tất cả trở lại chỗ ngồi”, Crow Crowley, học sinh có mặt trên xe nói, cho biết người nhỏ nhất mới học lớp 1.
David Silva (8 tuổi) cũng trải qua tình huống bất ngờ ngày hôm đó. May mắn thay, bố em, Jesse Silva, vừa xuống đường để chờ xe buýt đưa con trở về, đã nhìn thấy bọn trẻ đang đập vào kính chắn gió để kêu cứu.
Video đang HOT
Ông bố vội vàng chạy lại, kinh ngạc trước cảnh tượng tài xế ngã gục trên sàn. Michelle Chouinard, hàng xóm của anh và là mẹ của một học sinh trên xe cũng tới đó. Cô gọi 911 trong khi Silva hướng dẫn bọn trẻ cách mở cửa, hét to bảo chúng tìm một chiếc đòn bẩy. Biết những học sinh nhỏ tuổi không thể tự xoay xở, Silva vòng ra sau xe và tìm cách mở được cánh cửa thoát hiểm. “Lũ trẻ đều run rẩy sợ hãi”, Silva nhớ lại.
Hai người lớn cố gắng giúp tài xế tỉnh lại nhưng bất thành. Dù đã mở mắt ra nhưng cô ấy không thể cựa quậy hay nói câu gì. Nhân viên y tế xuất hiện và đưa tài xế đến bệnh viện. Vài giáo viên Học viện Atkinson trên đường về nhà đã dừng lại để vỗ về học sinh, trong đó có hiệu trưởng.
Tinh thần cộng đồng ở Atkinson được đề cao. Tất cả cư dân đều đồng lòng, phối hợp ăn ý để giải quyết rắc rối. Nolan và Thomas được Sở cảnh sát Atkinson khen ngợi: “Hai cậu bé đã bình tĩnh trấn an mọi người trong tình huống hỗn loạn và ngăn sự cố trở nên tồi tệ hơn”.
Thùy Linh
Theo VNE
'Đối thoại' với thầy cô, dễ hay khó?
Khi con có vấn đề với thầy cô, phụ huynh nên gặp để trao đổi nhưng đừng gặp với tư thế của người đi tra vấn.
Các buổi gặp gỡ thẳng thắn trên tinh thần tôn trọng, lắng nghe nhau rất quan trọng trong mối quan hệ gia đình - nhà trường - Ảnh: Fotolia
Nên chọn thời điểm thích hợp để gặp thầy cô - đừng gặp vào lúc đưa con đến trường hay đón con về. Hãy nói với giáo viên rằng: "Tôi đến gặp thầy/cô về một vấn đề mà tôi chưa hiểu hết, nhưng tôi mong chúng ta có thể cùng nhau tìm cách giải quyết cho cháu có được tâm trạng ổn thỏa".
Bạn hãy kể lại một cách trung thực những lời con bạn đã nói với bạn. Đừng bao giờ nói "Con tôi bảo thầy/cô nói thế này, thế kia", trái lại, hãy nói rằng "Tôi mong được thầy/cô giúp đỡ để hiểu rõ điều gì đã khiến cháu có tâm trạng như thế".
Hãy trình bày sự việc khách quan, có thể là con đã quấy phá gì đó làm giáo viên bực bội. Nhiều phụ huynh cứ luôn cho rằng con mình ngoan hiền, không bao giờ làm điều gì sai trái. Trên thực tế, có nhiều đứa trẻ ở nhà thì có vẻ ngoan (vì sợ bố mẹ đánh đòn), nhưng vào lớp nó là đứa đầu trò bày ra đủ chiêu quậy phá đến mức thầy cô chịu không nổi, phải áp dụng hình phạt nào đó.
Trò chuyện cởi mở với giáo viên, cha mẹ sẽ hiểu rõ hơn vấn đề của con mình - Ảnh minh họa: Metadata
Chúng ta phải hiểu rằng trẻ con bao giờ cũng là trẻ con, không phải lúc nào cũng thành thật. Vậy nên khi trẻ nói dối, dù bạn có trình bày sự việc nhẹ nhàng, người giáo viên vẫn cảm thấy họ bị chỉ trích, điều này là dĩ nhiên, nhất là đối với những người có tính cách nhạy cảm.
Do đó, bạn hãy trấn an và động viên giáo viên rằng bạn không có ý đổ lỗi cho họ. Đừng đẩy giáo viên vào thế phòng thủ, chỉ càng làm cuộc trò chuyện nên căng thẳng và nặng nề thêm.
Nếu họ tỏ ra bực bội, bất an, bạn hãy giữ bình tĩnh và lặp đi lặp lại rằng bạn chỉ muốn tìm hiểu cho rõ ràng sự việc mà thôi. Khi giáo viên cảm thấy thoải mái, họ sẽ cho bạn biết tại sao con bạn lại có tâm trạng như thế.
Ví dụ con bạn cho rằng thầy/cô bỏ lơ nó, không gọi nó trả lời câu hỏi, có thể giáo viên sẽ cho bạn biết lý do: con bạn rất khá, trả lời được, nhưng họ sẽ gọi những học sinh kém hơn, thụ động hơn để khuyến khích và động viên chúng.
Lúc này, bạn và giáo viên sẽ cùng trao đổi hướng xử lý để có cách dạy phù hợp nhất đối với con bạn.
Việc gặp gỡ trực tiếp với giáo viên cũng sẽ giúp bạn hiểu thêm về cá tính của người đó. Nhờ vậy, bạn có thể giải thích với con mình rằng có những thầy/cô rất nghiêm nghị, ít nói cười, hoặc đôi khi cáu gắt, nhưng bản chất họ là người tốt và họ hoàn toàn không có ác cảm cá nhân gì với nó.
Hai bên cũng sẽ giải tỏa được những khúc mắc, cùng hợp tác để tìm hướng ứng xử phù hợp nhất cho đứa trẻ.
Trong trường hợp giáo viên là người "có vấn đề", cố ý gây rắc rối cho con bạn, cuộc gặp còn có tác dụng "nhắc khéo" người đó rằng hãy thay đổi cách cư xử vì bạn rất quan tâm và đang theo dõi cách họ đối xử với con bạn.
Nhưng, nếu mọi sự cứ vẫn như cũ thì sao? Bạn phải làm gì để cải thiện tình hình học tập và ổn định tâm lý cho con mình?
Theo tuoitre
Cần sớm có quy chuẩn để kiểm soát chất lượng sữa học đường Chủ trương triển khai đề án sữa học đường do UBND TP Hà Nội giao cho ngành Giáo dục triển khai trong năm học 2018-2019 đã và đang nhận được sự quan tâm của đông đảo phụ huynh. Chị Nguyễn Thanh Hà, ở Giáp Bát, Hoàng Mai, Hà Nội, phụ huynh có con học lớp 1 cho biết: "Tôi đã đăng ký cho...