Tài xế tìm cách né phí đỗ xe ô tô dưới lòng đường ở TPHCM: Công nghệ chưa… thông minh?
Sau một năm triển khai thực hiện thu phí ô tô đỗ dưới lòng đường, TPHCM đang gặp vấn đề thu không đủ bù chi.
Nguyên nhân của tình trạng này là do một phần bất cập về công nghệ không đồng bộ, một phần do mức phí quá cao dẫn đến tài xế tìm đủ mọi lý do né phí…
Lực lượng thanh niên xung phong hướng dẫn tài xế tải ứng dụng thu phí trực tuyến.
Thực tế thu không đủ chi
Sở GTVT TPHCM vừa đề nghị UBND các quận, huyện, đơn vị liên quan rà soát các tuyến đường sử dụng lòng đường để, đỗ xe, trong đó đề xuất bổ sung hoặc bãi bỏ phạm vi một số tuyến đường thu phí.
Động thái này được đưa ra sau hơn một năm thực hiện thu phí giữ ô tô theo giờ dưới lòng đường ở 23 tuyến đường (quận 1, 5, 10) bằng ứng dụng Myparking, nhưng đang tồn tại nhiều bất cập, trong đó kinh phí dự trù thu chưa đạt yêu cầu.
Trước đây, việc thu phí ô tô đỗ dưới lòng đường được giao cho lực lượng quản lý trật tự đô thị các quận. Nhưng kể từ 1/5/2019, công tác thu phí được giao cho lực lượng thanh niên xung phong. Việc này được kỳ vọng sẽ cải thiện tình trạng thất thu trước đây.
Tuy nhiên, theo báo cáo của Công ty TNHH MTV dịch vụ công ích Thanh niên xung phong TPHCM – đơn vị được giao tổ chức thu phí đỗ xe – trong hơn một tháng (từ ngày 1/5 – 11/6), doanh thu thu phí khoảng 184,1 triệu đồng nhưng chi phí nhân công tổ chức đi thu lại hơn 840,5 triệu đồng. Từ đó, công ty này đề nghị Sở GTVT TPHCM đưa ra các chế độ chính sách bổ sung chi phí cho nhân viên công ty thực hiện việc này.
Do công nghệ chưa thông minh?
Video đang HOT
Bãi đỗ xe trên đường Lê Lai, quận 1, TPHCM thực hiện thu phí trực tuyến với mức giá 25.000 đồng/giờ.
Theo công ty trên, người sử dụng phần mềm thu phí (Myparking) còn gặp khó khăn trong việc cài đặt, đăng ký sử dụng. Một số người dân không mặn mà với việc tải phần mềm do thời gian cài đặt lâu, tốn 15 – 20 phút.
Ngoài ra, phần mềm này lại chưa có sự liên kết với các nhà mạng khác và dịch vụ thu phí cũng chưa liên kết với nhiều ngân hàng, người sử dụng phải nạp tiền từ các cửa hàng Viettel hoặc ngân hàng liên kết mới thực hiện được giao dịch.
Có mặt tại bến đỗ xe trên đường Lê Lai, quận 1, TPHCM lúc 10 giờ 30, ngày 10/9, chúng tôi gặp anh Trương Ngọc Thắng, nhân viên Công ty TNHH MTV dịch vụ công ích Thanh niên xung phong TPHCM. Anh Thắng cho biết, từ sáng đến giờ có khoảng gần 20 chiếc xe đậu ở đây mà không có tài xế, chỉ chụp hình chờ xử lý vi phạm. Có nhiều trường hợp nhân viên chụp hình vi phạm đến 70 – 100 lần nhưng vẫn không giải quyết được. Tài xế tìm cách né thu phí.
“Đa số tài xế đỗ ở đây đều chưa tải ứng dụng phần mềm thu phí (Myparking). Chúng tôi hướng dẫn tải ứng dụng trả tiền trực tuyến qua mạng nhưng chỉ có mạng Viettel thì mới tải ứng dụng thanh toán được. Đó là lý do các tài xế không muốn hợp tác tìm cách né… Lí do họ đưa ra là nói không dùng mạng Viettel. Cần nâng cấp ứng dụng công nghệ thu phí Myparking này tích hợp được tất cả các nhà mạng sẽ giúp cho việc thu phí được thuận lợi. Đồng thời, tăng cường lực lượng chức năng thanh tra, tuần tra cùng với các chế tài mạnh để việc thu phí trên được thuận lợi hơn tránh việc thất thu như hiện nay”, anh Thắng đề xuất.
Bên cạnh bất cập do công nghệ chưa đồng bộ, việc thu phí khó khăn còn do… mức phí cao. Khu trung tâm thành phố rất ít khu đỗ xe. Để giảm kẹt xe vào trung tâm thành phố có chủ trương thu phí đỗ xe ô tô người dân rất đồng tình. Nhưng đa số tài xế cho rằng mức phí đỗ tại đây theo quy định hiện nay là hơi cao so với thu nhập của tài xế.
Nguyễn Sơn Lâm tài xế tại Bình Dương, lần đầu gửi xe tại đường Lê Lai cho biết bên cạnh việc ứng dụng thu phí trực tuyến sử dụng tiếng Anh, đôi khi làm khó cho nhiều tài xế khi tải ứng dụng thì việc hạn chế liên kết ngân hàng khiến người dùng e ngại và mức phí cao cũng là một rào cản để… tài xế không hợp tác. “Hiện tại, mức phí 25.000 đồng/giờ đậu ở đây là hơi cao có với mững người ở xa tới, có thể mức phí khoảng 15.000 đồng/giờ thì có thể chấp nhận được. Đa phần, tài xế khi đưa đón khách lên Sài Gòn thời gian ngồi chờ cũng phải từ 2 – 3 tiếng, có khi chờ hơn cả 4 tiếng thì mất gần 100.000 đồng nhiều khi về thanh toán cho công ty không được, vì không có chứng từ” – anh Lâm lý giải.
Theo Giáo Dục & Thời Đại
Ứng dụng gọi xe: Làm dâu trăm họ khó tránh thị phi
Khách hàng đi xe không vui cũng tố ứng dụng, đối tác tài xế vi phạm bị khóa tài khoản cũng tìm đến nhà cung cấp tố... Câu chuyện làm sao để vừa hài lòng hành khách, vừa hài lòng đối tác tài xế thật không dễ dàng.
Bị khóa tài khoản "vác" đơn đi kiện
Mới đây, hai đối tác tài xế (ĐTTX) sau khi bị khóa tài khoản đã "đâm" đơn kiện Grab khiến dư luận đầy tò mò. Bởi, việc kiện cáo đến nay vẫn còn khá xa lạ với người dân Việt Nam, và không ít người dân vẫn có tâm lý ngại "đến cửa quan".
Theo thông tin từ phía Grab, trường hợp hai ĐTTX khởi kiện Grab vì bị khóa tài khoản đều có tỉ lệ hủy cuốc vượt quá quy định đã được 2 bên ký kết ban đầu, thậm chí, còn vi phạm các quy tắc nằm trong Bộ quy tắc ứng xử cũng đã được phổ biến, và cam kết ngay từ khi 2 bên bắt đầu hợp tác.
Theo tìm hiểu, sau khi được tòa án mời đến hòa giải, Grab khẳng định không đồng ý với các cáo buộc của các ĐTTX này, bởi đa phần các ĐTTX bị khóa tài khoản đều vi phạm các điều khoản, quy tắc ứng xử khác nhau và việc khóa tài khoản sau nhiều lần nhắc nhở nhằm bảo về quyền lợi cho khách hàng đặt xe, cho thương hiệu và cao hơn cả là gia tăng uy tín, nhằm mang lại nhiều hơn lượng khách có nhu cầu di chuyển văn minh, để các ĐTTX có cơ hội gia tăng thu nhập.
Hỗ trợ đối tác tài xế tối đa nhưng các hãng xe công nghệ cũng có quy định để ràng buộc, bảo vệ quyền lợi hành khách
Đơn cử với trường hợp của ĐTTX Nguyễn Thế Thiện, nhà cung cấp ứng dụng gọi xe này cho biết, khi khách hàng có nhu cầu hủy cuốc xe hoặc được tài xế yêu cầu hủy cuốc xe thì trên ứng dụng Grab sẽ hiển thị ra nhiều lý do để khách hàng lựa chọn.
Tại thời điểm ông Nguyễn Thế Thiện (từng là ĐTTX của Grab) còn hoạt động, thứ tự các lý do lần lượt là: Không liên lạc được với tài xế, tài xế yêu cầu hủy, tôi đã đợi quá lâu, tôi muốn đổi địa điểm, tài xế đang ở quá xa, tôi đã thay đổi kế hoạch, lý do khác.
Thông tin cuốc xe bị hủy bao gồm tên hành khách, thời gian đặt, lịch trình chuyến đi, mã đặt xe, thông tin tài xế... và lý do hủy cuốc xe hoàn toàn được ghi nhận trên hệ thống. Grab chỉ ghi nhận thông tin từ dữ liệu trên hệ thống nên không thể có bất kỳ sự can thiệp nào để thay đổi kết quả này.
Grab cho biết, là đơn vị kết nối, các ứng dụng gọi xe công nghệ vừa phải giữ chân được khách hàng, vừa phải nỗ lực để hài lòng các khách hàng đặt xe trong khi những nhà cung cấp ứng dụng gọi xe như Grab chỉ là nhà cung ứng nền tảng kết nối, nói nôm na là trung gian. Bởi vậy, bất kỳ nhà cung cấp nào đều đưa ra những bộ quy tắc nhất định, buộc người tham gia cuộc chơi phải tuân thủ.
Vui lòng hành khách, vừa lòng đối tác cũng không dễ dàng
Với thị trường xe công nghệ, nếu không có những quy tắc bắt buộc để ràng buộc tài xế thì việc vô tư hủy cuốc không lý do sẽ diễn ra như cơm bữa, và tất nhiên, khách hàng sẽ bức xúc và dần tẩy chay. Hành khách Đỗ Thu Hằng tại Hà Nội bày tỏ: "Cũng đôi khi tôi đặt xe gặp phải tài xế khá khó chịu với hành khách, càu nhàu cuốc ngắn, vị trí định vị báo sai dù tôi đã giải thích. Rồi, có những cuốc xe vào giờ cao điểm, tài xế không đến đón khách nhưng cũng không chịu hủy cuốc xe... Bởi vậy, cần phải có những quy định để ràng buộc, tham gia cuộc chơi nào đều phải tuân thủ thôi".
Dù vậy, phía Grab khẳng định, để đảm bảo thu nhập cho ĐTTX, Grab thường xuyên có những chương trình thưởng như "Hỗ trợ cuốc xe ngắn", "Hỗ trợ giờ cao điểm" nhằm gia tăng thu nhập và động viên các ĐTTX tham gia nhận cuốc xe.
Chương trình "Thưởng nhân giá giờ cao điểm" cũng được xây dựng nhằm mục đích hỗ trợ đối tác có thể gia tăng mức thu nhập trên từng cuốc xe vào khung giờ đông đúc. Nếu cuốc xe có hệ số nhân giá (trên giá cước) thấp hơn mức đảm bảo, Grab sẽ thưởng cho đối tác khoản chênh lệch.
Là đơn vị trung gian nên Grab hoàn toàn hiểu những khó khăn của ĐTTX, và luôn cố gắng hỗ trợ trong khả năng để mang lại nhiều cuốc xe, nhiều thu nhập nhất cho các ĐTTX. Tuy nhiên, bên cạnh việc động viên các ĐTTX, nhà cung cấp ứng dụng gọi xe này cũng không thể thỏa hiệp với các ĐTTX cung cấp dịch vụ kém chuyên nghiệp, có thái độ ứng xử với khách đi xe kém văn minh, lịch sự.
Trên thực tế, dù đã có những quy tắc cũng như chế tài xử lý đối với ĐTTX vi phạm quy định, nhưng đây đó vẫn có những tài xế vi phạm khiến xảy ra va chạm không đáng có với hành khách như hủy cuốc xe không lý do, nhận cuốc xong không liên lạc không tới đón khách, đòi thêm chi phí, càu nhàu sai vị trí đặt xe...
Theo đơn vị này, ứng dụng luôn tôn trọng tối đa quan hệ hợp tác với các đối tác. Tuy nhiên, để đảm bảo chất lượng dịch vụ và an toàn cho hành khách, Grab cũng cần phải áp dụng một số nguyên tắc nhất định, trong đó có việc dừng hợp tác vĩnh viễn với các tài xế vi phạm nhiều lần Bộ quy tắc ứng xử.
Quy tắc ứng xửcủa Grab nêu rõ, "Tùy theo mức độ nghiêm trọng của từng hành vi mà Grab có quyền áp dụng hình thức xử lý vi phạm khác bao gồm không giới hạn việc Khóa Tài Khoản Vĩnh Viễn từ lần vi phạm đầu tiên".
Và Điều 4.1.5 Hợp đồng hợp tác "Để tránh hiểu nhầm, Grab có toàn quyền quyết định chấm dứt bất kỳ Tài khoản Grab nào tại bất kỳ thời điểm nào mà không cần có chấp nhận của Bên Cung cấp xe, Lái xe và/ hoặc bất kỳ tổ chức, cá nhân nào khác, khi xét thấy việc duy trì Tài khoản Grab có thể ảnh hưởng đến Grab trên bất kỳ phương diện nào.
Theo An Ninh Thủ Đô
Sau 2 tháng, lượng tài xế đăng ký MyGo bằng 60% Grab nhưng chủ yếu là giao hàng Tính đến tháng 8/2019, số lượng tài khoản tài xế đạt 120.000 người, trong khi Grab là 200.000 người, Be là 30.000 người. SSI Research dự kiến thu nhập năm 2019, 2020 của Viettel Post có thể tăng lần lượt 41% và 40%. Chạy Grab kiếm 30 triệu/tháng, nam sinh Hà Nội tiết lộ những mặt tối phía sau chuyện bùng hàng cùng...