Tai tiếng rập rình SV “kiếm cơm” ca tối
Sinh viên làm thêm ca tối, ca đêm kiếm tiền, không chỉ tăng thêm thu nhập mà tận dụng được thời gian thời gian ban ngày cho nhiều việc khác. Thế nhưng, việc đi tối về khuya lại luôn đi kèm với nhiều mối rắc rối, đôi khi là hiểm họa.
Nguy hiểm…
Xe ôm có lẽ là một trong những nghề làm thêm nguy hiểm nhất của sinh viên. Không chỉ lo bị “ma cũ” bắt nạt, bị quỵt tiền chạy xe, sinh viên còn là đối tượng hay bị kẻ gian lợi dụng bởi vẻ thư sinh, non nớt.
Từng một thời làm xe ôm trước cổng Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội – Hoài Anh kể: “Không có bảo kể, mấy lần mình bị dọa đánh. Cuối cùng, bác bán nước bày cách cho, mình kêu nghèo kể khổ và làm một cái lễ ra mắt với đội ngũ xe ôm cũ mới được “hành nghề”. Tưởng vậy là yên thân, ai ngờ có lần chở mấy đứa học sinh về Di Trạch rồi bị chúng nó quỵt tiền. Dân tỉnh lẻ, lại là sinh viên nên chỉ biết ngậm ngùi chấp nhận”.
Đối với những bạn nữ làm việc ít rủi ro như phục vụ quán nước, nhân viên in ấn, photo, tư vấn viên điện thoại… thì vẫn phải đối mặt với nguy hiểm khi phải “lặng lẽ” đi về trong đêm. Tuy nhiều nơi kết thúc ca làm việc sớm (trước 22h) nhưng không thể phủ nhận một điều rằng: Con gái đi về giờ đó rất nguy hiểm.Trời đêm luôn ẩn chứa nhiều cạm bẫy!
Thanh Loan (Trường ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội) cho biết, cô bạn làm tư vấn viên cho trường đào tạo CNTT Sata – Aptech. Thời gian làm việc của Loan là từ 17h30 đến 21h. Địa điểm làm việc ở khi vực Mỹ Đình, trong khi Loan lại trọ ở Ngọc Hồi, Thanh Trì. Vậy nên hôm nào kết thúc ca làm việc Loan cũng vội vã chạy nhanh ra điểm buýt bắt xe về phòng. Khi có mặt ở phòng thì đồng hồ đã chạy gần đến 23h đêm.
Nhiều sinh viên đi làm thêm ca tối để kiếm thêm tiền ăn học (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
“Có lần trời mưa bị nhỡ xe, mình phải về muộn. Lúc đi từ điểm dừng xe buýt về phòng trọ cách khoảng hơn 300m, mình bị một nhóm thanh niên đi xe máy lượn lờ trêu. Lúc ý sợ lắm, chỉ biết cắm cổ chạy thật nhanh về phòng”, Loan chia sẻ.
Đã từng có trường hợp sinh viên trên đường đi làm thêm về phòng bị trấn lột tiền, xe, điện thoại…Các đối tượng xấu luôn hoạt động về đêm, nếu không may mắn gặp phải thì sẽ khiến chúng ta “trở tay” không kịp.
…Và khó tránh tai tiếng
Với nhiều người không hiểu về bạn hoặc không hiểu công việc bạn đang làm, rất có thể họ sẽ nghĩ bạn đang làm một công việc mờ ám nên mới đi tối về đêm!
Mới chuyển đến xóm trọ Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Thu (Viện ĐH mở) chưa kịp làm quen với các thành viên trong xóm vì bận học và làm thêm cả ngày. Chính vì vậy, thành viên mới này bỗng chốc trở thành chủ đề bàn tán của cả xóm trọ bởi thường xuyên vắng mặt buổi tối ở phòng.
Tuy rằng thời gian dị nghị của hàng xóm chỉ diễn ra một tuần, sau đó mọi việc đã được giải thích rõ ràng, nhưng Thu vẫn cảm thấy bức xúc, khó chịu vì mình đi làm thêm mà có người lại cho rằng đi… “làm gái”.
Trường hợp của Thu vẫn được cho là may mắn so với H. (ĐH TM). H. là nhân viên trực tổng đài Viettel, vì lịch học ban ngày của cô bạn không cố định nên H nhận làm ca đêm (trọn đêm) để chủ động về mặt thời gian. Mải đi học và đi làm, H không có đủ thời gian để giao lưu và làm quen với tất cả mọi người trong cùng xóm trọ (7 phòng).
Cho đến khi bị bà chủ gọi lên nhà và chính thức đuổi khỏi xóm thì H. mới hoảng hồn phát hiện: Cả xóm trọ vốn không ai “ưa” H., đơn giản vì ngày H. mất tích còn đêm thì vắng mặt. Mặc cho H. phân trần, bà chủ vẫn đanh giọng “Cháu thông cảm, ở đây không chấp nhận con gái đi đến 11h đêm, chứ chưa nói đến việc đi cả đêm như cháu. Ở bên ngoài cháu làm gì, ai mà biết được!”. Ấm ức, nhưng H đành phải khăn gói tìm nơi ở mới.
Không chỉ người trong xóm trọ, bạn bè học cùng lớp đôi khi cũng không hiểu và thông cảm cho nhau. Làm ca tối, ca đêm là một việc làm khá nhạy cảm. Có người đa nghi sẽ nghĩ rằng bạn đang chống chế cho hành động mờ ám của mình. Thêm vào đó, bán hàng đêm rất hay gặp những vị khách “khó ưa”, còn nhân viên trực tổng đài thì thường xuyên gặp trường hợp khách hàng mất ngủ gọi đến để trêu đùa, gạ gẫm, mất lịch sự…
Với một số phụ huynh ở vùng quê cho con lên thành phố học cũng khó lòng chấp nhận để con mình làm đêm. Trong tư tưởng suy nghĩ của họ, làm đêm không chỉ là công việc nguy hiểm mà còn thiếu tính minh bạch, có thể dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Những cám dỗ đất Hà Thành, Sài Thành là rất lớn, chính vì thế, làm ca đêm sẽ khiến không ít phụ huynh lo rằng, con mình đang tiếp xúc gần hơn với các tệ nạn xã hội.
Theo VNN
Bận rộn với... học kỳ hè
SV một số trường ĐH đang căng sức cho học kỳ hè theo kế hoạch đào tạo của trường. Thậm chí có trường SV vừa thi xong học kỳ II đã trở lại giảng đường tiếp tục học kỳ hè đến giữa tháng 10.
"Mùa hè năm nay tôi dự định về Hoài Nhơn, Bình Định thăm gia đình mấy hôm. Sau đó, tôi sẽ trở lại thành phố xin làm phục vụ nhà hàng kiếm tiền trang trải việc học. Tôi cũng dự định học thêm tiếng Anh, tin học trong hè. Tuy nhiên, những dự định của tôi đã... phá sản khi trường thông báo áp dụng học kỳ hè" - bạn Nguyễn Thị Kim Chi, sinh viên năm nhất Trường ĐH Mở TP.HCM, nói. Nhiều sinh viên trường này cho biết đã hủy những kế hoạch trong dịp hè như đi Mùa hè xanh, tham gia công tác xã hội, làm thêm, học tiếng Anh, tin học, học thêm văn thể mỹ... để học chính khóa trong hè theo lịch của trường.
Học chính khóa suốt hè
Trước đó, Trường ĐH Mở TP.HCM thông báo từ mùa hè năm nay trường sẽ triển khai học kỳ III cho sinh viên các khóa 2009, 2010 và 2011. Những lớp này khai giảng từ ngày 16-7 và kết thúc vào giữa tháng 10. Trong thông báo thời hạn đăng ký môn học trực tuyến cho học kỳ này, trường lưu ý: "Học kỳ III cũng như học kỳ I và học kỳ II. Vì vậy, yêu cầu sinh viên tham gia đăng ký học đầy đủ".
Th.S Nguyễn Thành Nhân - trưởng phòng quản lý đào tạo Trường ĐH Mở TP.HCM - cho biết: "Việc tổ chức ba học kỳ tạo điều kiện cho sinh viên khi rớt môn học có thể đăng ký học lại mà không phải đợi đến năm sau. Học kỳ hè không bắt buộc. Sinh viên có nhu cầu thì đăng ký học và trường sẽ mở lớp. Giảng viên muốn dành thời gian nghỉ ngơi, nâng cao nghiệp vụ trong dịp hè có thể không tham gia giảng dạy".
Dù ông Nhân khẳng định như vậy nhưng với lưu ý trên của nhà trường, Chi và nhiều sinh viên cho biết đã đăng ký học chính khóa suốt mùa hè năm nay. "Không kịp thở nữa. Học suốt cả năm luôn. Vừa thi xong học kỳ II đã phải đăng ký học đến hết hè. Nhiều bạn vừa thi học kỳ vừa tranh thủ đăng ký môn học trực tuyến các môn học kỳ III. Cũng đuối lắm nhưng trường quy định thì phải học" - một sinh viên ta thán.
"Trường xếp lịch thì học thôi"
Tại Trường ĐH Tôn Đức Thắng, môn thi chính khóa học kỳ II kết thúc ngày 2-6 thì 4-6 sinh viên đã phải vào lớp học hè. Các khóa học này sẽ kết thúc ngày 29-7. "Lớp tôi đăng ký học kỳ hè đông lắm. Bạn này thấy bạn kia đăng ký học cũng ở lại thành phố học cho yên tâm. Dù không bắt buộc nhưng nhiều sinh viên vẫn đăng ký tham gia bởi trường xếp lịch thì phải học thôi" - một sinh viên ngành bảo hộ lao động cho biết.
Tương tự, theo danh sách sinh viên đăng ký học kỳ hè năm học 2011-2012 của Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), có khoảng 1.800 lượt đăng ký của sinh viên học các môn đại cương, kỹ năng mềm trong hè này. Sinh viên khoa cơ điện tử Trường ĐH Kỹ thuật công nghệ TP.HCM cũng sẽ kết thúc học kỳ hè vào ngày 5-8 và thi từ ngày 6 đến 19-8. Sinh viên Trường ĐH Công nghệ Sài Gòn cũng thi các môn ở học kỳ hè đến ngày 3-8 mới kết thúc...
Đỗ Đức Hoàng - sinh viên Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM - cho biết: "Có gần một nửa lớp tôi đăng ký học hè trong năm nay. Trước đó tôi cũng không định đăng ký học hè mà về quê thăm gia đình. Tuy nhiên, thấy mấy bạn học cũng...sốt ruột quá nên ở lại học". Hoàng đăng ký học bốn môn và kết thúc vào giữa tháng 8.
Theo tuổi trẻ
Nghị lực vượt khó của chàng SV cao 1,2m "Cuộc sống luôn thử thách con người, con người sống phải có ý thức và nghị lực. Phải vượt lên chính bản thân mình để làm điều có ích cho xã hội". Suy nghĩ này đã giúp chàng trai tí hon 22 tuổi nhưng chỉ cao 1,2m quyết tâm vượt khó, trở thành sinh viên ĐH. Chàng sinh viên giàu nghị lực ấy...