Tại sao vẫn có những hiệu trưởng bất chấp, không dạy vẫn lĩnh phụ cấp?
Đã có rất nhiều trường hợp bị xử lý kỉ luật, vậy mà thời gian gần đây các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng không chịu rút kinh nghiệm và vẫn coi trời bằng vung.
Mặc dù thông tư 28/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục – Đào tạo về “Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông” đã ra đời từ năm 2009, nhưng đến nay tình trạng nhiều cán bộ quản lý trường học vẫn không thực hiện nghiêm túc, gây bức xúc cho không ít giáo viên.
Đó là thực trạng nhiều hiệu trưởng, phó hiệu trưởng không đứng lớp giảng dạy song vẫn lĩnh phụ cấp ưu đãi, phụ cấp thâm niên.
Có nhiều ban giám hiệu nhà trường không đứng lớp nhưng vẫn nhận phụ cấp (Ảnh: hanoistar.edu.vn).
Đây có thể coi là nạn tham nhũng trong giáo dục. Nó không những làm làm thiệt hại ngân sách nhà nước, phá vỡ nề nếp, kỉ cương, quy chế dân chủ trong trường học, mà còn làm “xói mòn” niềm tin của những ai quan tâm đến giáo dục. Vậy, tại sao các “sếp” trong trường học không thực hiện đúng thông tư 28?
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng giảng dạy “trên giấy”
Theo Điều 7 của Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT của Bộ Giáo dục – Đào tạo về “Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông” quy định:
“Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường phổ thông có nhiệm vụ giảng dạy một số tiết để nắm được nội dung, chương trình giáo dục và tình hình học tập của học sinh nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý”.
Định mức tiết dạy của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng là: hiệu trưởng dạy 2 tiết/tuần, phó hiệu trưởng dạy 4 tiết/tuần.
Mục đích của Bộ Giáo dục – Đào tạo yêu cầu hiệu trưởng, phó hiệu trưởng đứng lớp giảng dạy một số tiết quy định là vậy, nhưng các vị quản lý trường học lại thoái thác trách nhiệm, né dạy đủ cách với mọi lí do đưa ra.
Một số cho rằng bỏ dạy lâu giờ quên kiến thức, phương pháp truyền thụ, tụt hậu… Song khi đi dự giờ thì nhiều hiệu trưởng, phó hiệu trưởng góp ý cứ “phán” như là thánh sống. Nào là sai kiến thức, tổ chức hoạt động đơn điệu. Nào là phương pháp dạy học chưa linh hoạt, lớp trầm, thiếu sôi động. Ôi thôi thì đủ cả.
Số khác cho rằng trách nhiệm làm quản lý cao, công việc nhiều không có thời gian dành để dạy. Số nọ lại nói là dạy thì tội nghiệp học trò…
Để Phòng Giáo dục – Đào tạo hay Sở Giáo dục – Đào tạo không phát hiện được những gian dối ở cơ sở, mỗi đầu năm học, các trường nộp bảng phân công chuyên môn, thời khóa biểu lên đều có tên đầy đủ, môn dạy, số tiết dạy của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng.
Video đang HOT
Nếu cấp trên có thanh tra, kiểm tra phát hiện ra chỉ cần hiệu trưởng tiếp đón hậu hĩnh, biết điều một chút chẳng chuyện gì không thể không qua được.
Thế nhưng đó chỉ là dạy “trên giấy” còn lại là giáo viên phải “è cổ” ra dạy cho sếp để hợp thức hóa. Mấy ai dám từ chối khi được sếp tin tưởng nhờ vả, cậy nhờ.
Tính ra, trường có 1 hiệu trưởng, 2 phó hiệu trưởng hàng năm giáo viên phải dạy “biếu” các sếp là 350 tiết. Lấy bình quân tăng giờ là 120.000 đồng/1 tiết thì số tiền sẽ là hơn 40 triệu đồng.
Đó chỉ là cách “lách” luật của những hiệu trưởng, phó hiệu trưởng còn “non” tay nghề. Nhiều người lách bằng cách dạy thay giáo viên bệnh, bồi dưỡng học sinh giỏi, phụ đạo học sinh yếu.
Có ai đoán trước giáo viên sẽ bị bệnh để dạy thay? Thế mà không phải ít hiệu trưởng đã làm được. Còn dạy phụ đạo, bồi dưỡng được chăng hay chớ, tiết có tiết không, buổi đực buổi cái, giáo viên nào dám đứng ra kiểm tra.
Giáo viên dạy tại một trường tiểu học than rằng, năm nào cũng phải dạy cho sếp phó. Nếu tính chi li anh đã mất tiền tăng giờ do dạy dư tiết 7, 8 năm nay là một con số không nhỏ.
Nhiều lần anh bóng gió xin phân công đủ số tiết quy định để khỏi phải gánh thay cho các sếp. Thực tế thì anh không có tiếng nói trong trường, chuyên môn chẳng bằng ai nên đành xuôi theo chỉ đạo của hiệu trưởng.
Không dạy nhưng vẫn lãnh phụ cấp
Đã không dạy song mấy ai lại thẳng thừng không lĩnh các khoản phụ cấp đứng lớp? Tôi chưa thấy và cũng chưa nghe ai làm điều này cả.
Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng không trực tiếp giảng dạy mà vẫn lĩnh các khoản phụ cấp ưu đãi, thâm niên dành cho nhà giáo là sai quy định của pháp luật.
Quyết định 244/2005/QĐ-TTg ngày 6/10/2005 của Thủ tướng Chính phủ “Về chế độ phụ cấp ưu đãi đối với nhà giáo đang trực tiếp giảng dạy trong các cơ sở giáo dục công lập” và Nghị định số 54/2011/NĐ-CP ngày 4/7/2011 “Về chế độ phụ cấp thâm niên đối với nhà giáo” đều đã quy định rất rõ ràng, chỉ nhà giáo trực tiếp đứng lớp giảng dạy mới được hưởng hai chế độ này.
Hậu quả của việc né dạy là hàng năm ngân sách nhà nước chi cho giáo dục đã rơi vào tay những hiệu trưởng chuyên quyền, độc đoán này không phải là ít.
Nếu tính bình quân thì các vị đã hưởng trên trên 50% mức lương chính. Người ít khoảng trên 2 triệu đồng, người cao khoảng trên dưới 4 triệu đồng.
Chưa ai khảo sát, báo cáo, tính toán cụ thể trên cả nước, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng không dạy mà lãnh phụ cấp là bao nhiêu, nhưng phải thẳng thắn nhìn nhận con số đó không nhỏ.
Một lần, tôi hỏi kế toán trường học có biết việc này không, những người đó nói đều biết. Và có người cũng bức xúc chia sẻ rằng: “Giáo viên không phản ánh, nhân viên không ai lên tiếng, cấp trên biết đó và đâu vẫn vào đấy”. Đó là thực tế, phần lớn giáo viên, nhân viên trường “sợ” hiệu trưởng.
Vì miếng cơm, manh áo, các thầy cô đã nhắm mắt cho qua không phải mỗi chuyện này. Nó còn là vấn nạn lạm thu, nạn hoa hồng trong trường học, nạn chạy trường chạy lớp. Tất cả những “miếng vẽ” thơm ngon đó đều do hiệu trưởng độc quyền hưởng lợi.
Phải chăng hiệu trưởng “điếc không sợ súng”?
Việc cán bộ quản lý trường học không dạy theo thông tư 28 Bộ Giáo dục – Đào tạo đã nắm rất rõ và từ lâu đã có công văn nhắc nhở về vấn đề này. Các tỉnh, thành, Sở Giáo dục – Đào tạo cũng đã rất nghiêm túc khắc phục thực trạng này. Nhiều nơi kiên quyết làm thật mạnh để chấm dứt nạn tham nhũng “vặt” này trong ngành giáo dục. Thế nhưng dường như nó không giảm mà lại tăng lên.
Từ lâu, ở Đồng Nai, giáo viên đã phản ánh với báo chí: “Thực tế, không chỉ trường cô bạn mà có nhiều trường thực hiện văn bản trên thiếu nghiêm túc, hiệu trưởng, phó hiệu trưởng vì lý do này lý do kia không trực tiếp đứng lớp theo số tiết tiêu chuẩn tại Thông tư 28. Vì vậy, giáo viên phải “gánh” những tiết này cho lãnh đạo trường”. [1]
Hay ở Nghệ An, hiệu trưởng Trường trung học phổ thông Nghi Lôc 3 Vo Thanh Hoa đã chi cho bản thân gần 44 triệu đồng phụ cấp đứng lớp dù không đi dạy:
“Sơ Giáo dục và Đào tạo Nghê An đã lâp đoan thanh tra va kêt luân, thây giao Vo Thanh Hoa co nhiêu vi pham như: không đi day theo quy đinh nhưng vân nhân gần 44 triêu đông tiên đưng lơp”. [2]
Hoặc tại Vĩnh Long: “Một số giáo viên ở Trường trung học phổ thông Bình Minh (thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long) phản ảnh hiệu trưởng nhà trường là ông Đỗ Thành Thụy và hiệu phó là ông Trần Tấn Bửu đi học chính trị và học cao học nên không tham gia giảng dạy từ tháng 8/2012. Tuy nhiên hai giáo viên này vẫn lĩnh phụ cấp đứng lớp bình thường.
Bà Trương Thị Bé Hai, giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Long, cho biết sở đã có kết luận về việc thu hồi phụ cấp của thầy Thụy và thầy Bửu với số tiền hơn 26 triệu đồng”. [3]
Đã có rất nhiều hiệu trưởng, phó hiệu trưởng bị xử lý kỉ luật, vậy mà thời gian gần đây các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng không chịu rút kinh nghiệm và vẫn coi trời bằng vung.
Ngay tại thành phố Hồ Chí Minh cũng có xảy ra như các nơi khác: “Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Củ Chi xác nhận bà Q.T.Y.V. – hiệu trưởng Trường tiểu học Phước Vĩnh An, huyện Củ Chi bị hạ bậc lương, chuyển công tác do sai phạm không đứng lớp giảng dạy nhưng vẫn nhận tiền phụ cấp ưu đãi”. [4]
Nhưng, vẫn còn khá nhiều vị hiệu trưởng, phó hiệu trưởng làm ngơ, không màng những gì báo chí phản ánh. Phải chăng những hiệu trưởng này điếc không sợ súng?
Có nhiều nguyên nhân, thứ nhất, giáo viên thường sợ hiệu trưởng, không dám tố cáo còn tiếp tay cho tiêu cực.
Thứ hai, nhiều nơi, lãnh đạo các cấp còn “làm lơ” cho cấp dưới. Thanh tra biết đấy, tố cáo đấy nhưng cố tình cho qua hoặc bao che.
Thứ ba, lòng tự trọng, đạo đức nhà giáo của những hiệu trưởng, phó hiệu trưởng này đã bị uy quyền lấn át.
Khi chưa có giải pháp hữu hiệu “chạy chữa” ba nguyên nhân trên và căn bệnh “lạm thu” vẫn còn tồn tại thì nạn tham nhũng này thậm chí còn bùng phát mạnh hơn nữa.
Theo GDVN
Giáo viên điêu đứng vì kế toán đột ngột chuyển trường
Kế toán chuyển trường nhưng không bàn giao công việc, cũng không hợp tác bàn giao khiến hàng loạt giáo viên, nhân viên Trường THPT Ten- Lơ- Man (TP HCM) chịu thiệt thòi vì những chế độ không được hưởng.
Báo Người Lao Động nhận được đơn của tập thể giáo viên (GV), nhân viên Trường THPT Ten-Lơ-Man, trong đơn phản ánh về những của nguyên kế toán trưởng của trường là bà Nguyễn Thị Kim Thảo (nay đã chuyển công tác tại Trường THPT Nguyễn Thị Diệu, quận 3), trong đơn cũng trình bày về việc có dấu hiệu bao che, đỡ đầu của Hiệu trưởng Trường THPT Ten-Lơ-Man là ông Nguyễn Văn Thành.
Nhiều giáo viên tại trường cho biết, ngày 1-12-2016, bà Nguyễn Thị Kim Thảo lúc đó đang là kế toán trưởng của Trường THPT Ten-Lơ-Man, được chuyển đến công tác tại Trường THPT Nguyễn Thị Diệu theo quyết định của Sở GD-ĐT TP HCM. Tuy nhiên, khi chuyển đi bà Thảo vẫn chưa hoàn thành các công việc như: Không thực hiện chế độ trợ cấp thai sản của GV, có GV dù con đã 3 tuổi nhưng không nhận được chế độ trợ cấp 6 tháng theo chế độ. Bà Thảo cũng không thực hiện chế độ nâng lương, nâng phụ cấp thâm niên nhà giáo, có những GV hơn 10 năm vẫn chưa được nâng lương, không thực hiện quy định hết thời gian tập sự cho 35 GV từ các năm học trước...
HS Trường THPT Ten-Lơ-Man trong một dự án làm đèn cho người nghèo
Đáng kể nhất là việc, năm học 2016-2017, hiệu trưởng chỉ đạo cho thủ quỹ của nhà trường thu tiền bảo hiểm y tế học sinh, tiền học phẩm, tiền điện, tiền học phí buổi hai, học phí bán trú...nhưng tất cả đều để ngoài sổ sách, và không biết đã mất đi đâu, trong khi hiện nay phải tạm ứng nguồn thu của năm 2017 để nộp bảo hiểm y tế học sinh, với số tiền hơn nửa tỷ đồng...
Với những rắc rồi mà người cũ để lại, tập thể giáo viên và nhân viên Trường THPT Ten-Lơ-Man nhiều lần làm đơn kiến nghị gửi lên Sở GD-ĐT TP HCM nêu rõ những vấn đề sai trái và đề nghị không cho bà Thảo chuyển đến đơn vị mới, thế nhưng bà Thảo vẫn chuyển công tác một cách gấp rút, khó hiểu.
Đặc biệt, nhiều GV cho hay, rất nhiều lần bà Thảo được mời về trường để làm rõ nhiệm vụ bàn giao hồ sơ, sổ sách về công tác tài chính cho kế toán mới nhưng không hợp tác bàn giao. Thời gian kéo dài từ 12-2016 cho đến nay nhưng vẫn im lặng không làm...
Trao đổi với Phóng viên Báo Người Lao Động, ông Nguyễn Văn Thành, Hiệu trưởng Trường THPT Ten-Lơ-Man cho biết, những phản ánh trên của GV, nhân viên đều có thật, tuy nhiên đến giai đoạn này ông đã cố gắng giải quyết xong hết các vấn đề, đặc biệt là chế độ cho giáo viên, nhân viên. Về việc, phải ứng trước kinh phí năm 2017 để giải quyết kinh phí năm 2016, ông Thành cho rằng, thời điểm thu bảo hiểm y tế của học sinh là vào tháng 9,10 năm 2016, nhưng đến tháng 12-2016 cô Thảo đã chuyển đi, khi việc bàn giao còn chưa giải quyết xong nên phải tạm ứng nguồn kinh phí trước. "Không có chuyện để ngoài sổ sách và làm thất thoát tiền. Cho đến thời điểm hiện tại thì cô Thảo đã bàn giao xong"- ông Thành nói.
Ông Thành cũng cho biết, trước khi ông về trường, Trường THPT Ten-Lơ-Man trước đây là bán công tự chủ tài chính nên việc nhà trường hợp đồng với GV này, GV kia sau đó chấm dứt hợp đồng hay chế độ thai sản cho GV cũng không được quan tâm lắm nên GV bức xúc. Thêm vào đó việc cô Thảo chuyển qua trường khác một cách dễ dàng như vậy nên khiến nhiều người trong trường không hài lòng. "Đến nay nhiều phản ánh của GV, tôi đã kiên quyết xử lý xong, kể cả việc yêu cầu Sở GD-ĐT can thiệp để cô Thảo bàn giao công việc, sổ sách đúng thời hạn. Nếu GV nào còn chưa hài lòng, thắc mắc chỗ nào tôi sẽ trực tiếp giải quyết đến nơi đến chốn"- ông Thành cho hay.
Theo NLD
Hãi hùng hình ảnh cần cẩu đổ sập đè chết một học sinh Chiếc cần cẩu dài hàng chục mét bất ngờ đổ sập, vắt qua mái trường học. Phía dưới sân, một tốp học sinh đang chơi thể thao không kịp tránh, đầu cần cẩu đã đè chết một học sinh ngay tại sân trường. Như Dân trí đã đưa tin, vụ tai nạn thương tâm nói trên xảy ra vào khoảng 17h ngày 14/11...