Tại sao uống thuốc lại đổ mồ hôi?
Nếu bạn thấy cơ thể mình luôn tiết nhiều mồ hôi cho dù nhiệt độ ngoài trời vẫn mát thì bạn cũng cần phải kiểm tra lại những loại dược phẩm đang sử dụng.
Có một con số rất đáng ngạc nhiên về các loại dược phẩm gây đổ mồ hôi một cách quá mức, cho dù đổ mồ hôi có thể là do rất nhiều nguyên nhân, kể cả bệnh lý, chẳng hạn như bệnh cường giáp ( hyperthyroidism), hoảng hốt, sốt, hạ đường huyết…
Dược phẩm gây đổ mồ hôi phổ biến nhất là các loại dùng để trị chứng trầm cảm (antidepressant). Các loại thuốc kháng trầm cảm thường gây đổ mồ hôi cho khoảng 15% số bệnh nhân dù thuốc thuộc bất cứ nhóm nào. Đổ mồ hôi khi sử dụng thuốc kháng trầm cảm là hậu quả của sự thay đổi nồng độ của các chất dẫn truyền thần kinh ở não, nhất là chất norepinephrine.
Một nhóm thuốc khác cũng dễ gây đổ mồ hôi là các loại thuốc giảm đau mà trong thành phần có chứa narcotic, các dạng tổng hợp của codein, fentanyl… Những loại thuốc này thường gây đổ mồ hôi trong giấc ngủ về đêm.
Một số thuốc dùng để điều trị rối loạn tâm thần như tâm thần phân liệt cũng gây đổ mồ hôi.
Một số thuốc dùng để điều trị rối loạn tâm thần như tâm thần phân liệt cũng gây đổ mồ hôi. Các loại thuốc này làm thay đổi nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh não vốn đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất mồ hôi quá mức.
Một vài loại chất rất phổ biến gây đổ mồ hôi quá mức mà ít ai để ý, đó là chất nicotine có trong các loại thuốc lá và caffeine có nhiều trong trà, cà phê, trong nhiều loại nước uống có gaz khác. Đôi khi chỉ cần giảm một chút những sản phẩm có chứa caffeine thì sự tiết mồ hôi cũng cải thiện rõ rệt.
Video đang HOT
Nếu bạn tin rằng dược phẩm làm cho bạn đổ mồ hôi quá mức thì nên nói ngay với bác sĩ để giảm liều thuốc đang dùng hoặc đổi sang thuốc khác. Bạn cũng cần xét nghiệm để loại trừ những bệnh lý có thể gây đổ mồ hôi quá mức, chẳng hạn như bệnh cường giáp.
Theo DS Nguyễn Bá Huy Cường (Người lao động)
Nguy cơ mắc bệnh vì đổ mồ hôi đêm
Có những lúc cơ thể chúng ta không hoạt động mà vẫn đổ mồ hôi, đặc biệt là vào ban đêm, điều này cũng là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm.
Là một phản ứng tự nhiên của cơ thể chống lại việc gia tăng nhiệt độ trong người, vì đổ mồ hôi sẽ lấy đi một phần nhiệt lượng của cơ thể làm cho thân nhiệt và da chúng ta trở nên mát hơn. Tuy nhiên, có những lúc cơ thể chúng ta không hoạt động mà vẫn đổ mồ hôi, đặc biệt là vào ban đêm, điều này cũng là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm.
Ung thư
Theo các bác sĩ chuyên khoa về ung thư thì chứng đổ mồ hôi về đêm là một triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư, thông thường là u lympho. Nếu bạn thấy mồ hôi ra quá nhiều vào ban đêm và kèm theo một số dấu hiệu như giảm cân đột ngột và sốt thì nên nhanh chóng đi kiểm tra sức khỏe.
Chứng đổ mồ hôi về đêm là một triệu chứng ban đầu của bệnh ung thư
Bệnh truyền nhiễm
Một căn bệnh truyền nhiễm khá nguy hiểm đó là bệnh lao. Những bệnh nhân này thường ra nhiều mồ hôi vào ban đêm hơn người bình thường. Ngoài ra, đổ mồ hôi đêm cũng là dấu hiệu của một số căn bệnh nguy hiểm như: viêm nội tâm mạc (viêm van tim), viêm tủy xương và có thể là triệu chứng của căn bệnh thế kỷ HIV (AIDS).
Tiền mãn kinh
Độ tuổi tiền mãn kinh của phụ nữ có thể bắt đầu độ tuổi ngoại tứ tuần. Vào thời điểm này do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể và thi thoảng hay đổ mồ hôi vào ban đêm (hay xảy ra vào khoảng thời gian ở giữa chu kỳ kinh nguyệt trước đó), khiến cho bệnh nhân càng cảm thấy lo âu, mất ngủ, gây stress và nhiều vùng da mẩn đỏ. Điều này không đáng lo sợ, tốt nhất bạn nên cung cấp cho cơ thể đủ lượng nước đã mất do tiết mồ hôi và dùng khăn khô, mềm lau sạch mồ hôi để tránh cho da không bị nhiễm khuẩn.
Hạ đường huyết
Nhiều người được hỗ trợ bởi insulin và thuốc trị đái tháo đường có thể thấy cảm giác bất an xảy ra vào ban đêm kèm theo đổ mồ hôi nhiều. Ngoài ra, tuyến mồ hôi phụ thuộc vào hệ thần kinh trung ương, vì vậy khi lượng đường trong máu thấp cũng ảnh hưởng đến hoạt động của các dây thần kinh dẫn đến việc đổ mồ hôi. Người bệnh còn một số biểu hiện khác như: loạn nhịp tim, run tay và chân, chóng mặt, mất ý thức, thậm chí có thể hôn mê.
Chứng đổ mồ hôi ban đêm, người bệnh còn bị loạn nhịp tim, run tay và chân, chóng mặt, mất ý thức, thậm chí có thể hôn mê.
Bệnh béo phì
Những người béo phì thường có thân nhiệt cao hơn người có cân nặng bình thường, bởi vì lượng mỡ dưới da của họ quá dày. Điều này có nghĩa là so với những người có trọng lượng trung bình thì người béo phì có xu hướng đổ mồ hôi nhiều hơn không chỉ khi họ hoạt động thể chất mà kể cả khi nghỉ ngơi. Vì vậy, những người béo phì nên chọn một chế độ ăn kiêng giảm cân để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.
Stress và căng thẳng mãn tính
Căng thẳng trong công việc và cuộc sống hàng ngày theo bạn cả vào trong giấc ngủ sẽ không tốt cho hệ thần kinh và sức khỏe. Điều đó có thể gây ức chế hoạt động các dây thần kinh, thậm chí có người còn gặp "ác mộng" khiến cho tuyến mồ hôi hoạt động mạnh hơn về đêm kể cả khi bạn đang ngủ. Ngoài ra, những cảm xúc hồi hộp, lo lắng và những tình huống căng thẳng sẽ phóng thích adrenaline vào hệ tuần hoàn, khiến bạn tiết mồ hôi nhiều hơn.
Theo Trần Biên (An ninh thủ đô)
Xử lý mùi hôi cơ thể Ai cũng muốn cơ thể mình thơm tho, nhưng khi trời nóng bức hay khi vận động nhiều, mồ hôi có thể tiết ra, gây mùi khó chịu. Việc cải thiện và tẩy mùi cơ thể ở một số vùng nhạy cảm đòi hỏi nhiều thời gian và sự kiên nhẫn. BS Lê Ngọc Diệp (Trưởng Phòng khám Da liễu cơ sở II...