Tại sao trước khi tiêm, các y tá luôn phải làm điều này? Vì nếu không thì hậu quả thảm khốc sẽ xảy ra đấy
Đó là hành động “búng” vào kim tiêm. Nhưng tại sao họ phải làm như vậy?
Khác biệt với phần lớn các chuyên ngành khác, sinh viên y khoa đều có thời gian học tối thiểu là 6 năm. Điều này không có gì là lạ, bởi khi làm việc trên cơ thể con người thì mọi thứ đều phải được thực hiện thật chính xác – ngay cả từ những điều nhỏ nhất.
Hành động búng nhẹ vào bơm kim tiêm là một ví dụ.
Ảnh minh họa
Thao tác này hẳn phải có một ý nghĩa nào đó nên tất cả mọi chuyên viên ngành y – từ y tá đến bác sĩ, ai ai cũng phải tuân theo. Nhưng đó là gì cơ chứ? Có phải họ làm thế để… làm màu không?
Ồ không! Trong y học, những việc làm rất nhỏ cũng có thể tạo ra ảnh hưởng lớn. Ở đây, họ làm như vậy cốt là để đẩy hết toàn bộ không khí ra khỏi bơm kim tiêm.
Thường thì các y tá sẽ hướng đầu kim lên trên, búng nhẹ vào thân ống giúp cho các bong bóng khí nhỏ tập trung lên phần đầu của bơm tiêm. Sau đó họ sẽ ấn vào cần đẩy để đưa hết chỗ bọt khí này ra ngoài.
Video đang HOT
Một chiếc kim tiêm chỉ sẵn sàng làm nhiệm vụ khi không còn một chút khí nào bên trong – đó là luật lệ bất di bất dịch mà ai làm nghề y cũng phải nhớ.
Quy tắc được đúc rút từ những bi kịch
Hành động chúng ta tưởng là đơn giản này hóa ra lại là kinh nghiệm được rút ra từ nhiều ca mà bệnh nhân đã “sống dở chết dở”: từ khó thở, tụt huyết áp, đau ngực, đau cơ, đau khớp,… cho đến suy tim, suy hô hấp, mất ý thức, đột quỵ… Những triệu chứng đáng sợ này đều là hậu quả của việc để khí lọt vào cơ thể, gây ra hiện tượng nghẽn mạch.
Các bong bóng tưởng như rất vô hại, khi lọt vào mạch máu lại có thể làm cho hệ tuần hoàn phải khốn đốn. Chúng sẽ cứ lì ra đó và cản trở sự lưu thông của máu, kéo theo các hiểm họa khôn lường.
Bong bóng khí trong mạch máu
Khi phát hiện nghẽn mạch dựa trên các triệu trứng hoặc bằng các phương pháp như dùng sóng siêu âm, chụp cắt lớp CT, các bác sĩ sẽ lựa chọn hướng khắc phục sự cố cho từng trường hợp.
Các bác sĩ có thể chỉ cần hướng dẫn bệnh nhân ngồi ở tư thế, sao cho bóng khí không đi vào những nơi quan trọng như tim, phổi, não. Có thể kích cho tim đập nhanh, cho thở oxy để bù lại sự trì trệ của hệ tuần hoàn khi đó.
Hai cách làm này giúp trì hoãn các hậu quả xấu, chờ cho đến khi thành mạch hấp thụ hết bóng khí là người bệnh sẽ an toàn. Một vài trường hợp khẩn cấp sẽ phải dùng tới can thiệp bằng phẫu thuật.
Nghẽn mạch với người trưởng thành khỏe mạnh thì chưa chắc đã nguy hiểm. Nhưng nếu là một người bệnh vốn đã suy tim, việc để bóng khí lọt vào mạch máu gần như chắc chắn là một bản án tử.
Phá vỡ một nguyên tắc rất nhỏ – và bạn có thể kết liễu một mạng người. Điều này không chỉ người làm nghề y cần ghi nhớ mà ngay cả chúng ta cũng phải khắc cốt ghi tâm. Bởi hiện tượng nguy hiểm này còn có thể xảy ra trong khi truyền dịch.
Nguồn: Health Line
Theo Tri thức trẻ
Bị nhồi máu cơ tim cấp vì cố chơi hết kỳ du lịch
Đang trong kỳ nghỉ dưỡng cùng gia đình, bệnh nhân bị đau tức ngực nhưng chủ quan, vẫn tiếp tục chuyến đi. Trên đường về, những cơn đau dồn dập buộc người bệnh phải vào viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch vì nhồi máu cơ tim bán cấp.
Đó là trường hợp nam bệnh nhân T.S. (45 tuổi, ngụ tại huyện Hóc Môn, TPHCM). Được biết, trước khi nhập viện cấp cứu, anh S. cùng gia đình tổ chức chuyến đi du lịch nghỉ dưỡng tại Đà Lạt.
Hình ảnh chụp mạch vành cho thấy, bệnh nhân bị tắc hoàn toàn động mạch liên thất trước
Đang vui cùng gia đình, anh bất ngờ gặp phải những cơn đau tức ngực. Tuy nhiên, bệnh nhân chủ quan nên bỏ qua các biểu hiện trên và tiếp tục cuộc vui. Khi những cơn đau xuất hiện ngày càng nhiều, kèm theo khó thở, tức ngực anh đến phòng khám tại Đà Lạt kiểm tra. Sau chẩn đoán thiếu máu cơ tim cấp, các bác sĩ đề nghị anh nhập viện theo dõi điều trị nhưng anh S. chỉ xin toa thuốc về uống, cầm cự cho hết kỳ nghỉ.
Sau 2 ngày chịu đựng những cơn đau, gia đình kết thúc kỳ nghỉ trở về Sài Gòn. Trên đường đi, anh lên cơn đau dữ dội vùng ngực trái, khó thở phải nhập Bệnh viện Xuyên Á cấp cứu. Qua thăm khám lâm sàng, bác sĩ ghi nhận bệnh nhân tụt huyết áp, nhịp tim không đều. Sau các kết quả kiểm tra chuyên sâu bác sĩ chẩn đoán, bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim bán cấp, nguy kịch tính mạng nên lập tức chỉ định can thiệp động mạch vành cấp cứu.
Trong quá trình can thiệp, ê kíp ghi nhận bệnh nhân bị tắc hoàn toàn động mạch liên thất trước, hẹp kéo dài lan tỏa nhánh LAD từ sau nhánh vách. Bệnh nhân được đặt stent đoạn gần động mạch liên thất trước tái thông vị trí bị tắc.
Sau can thiệp, ngày 10/8 bệnh nhân đã hết đau ngực, huyết động ổn định, sức khỏe dần bình phục. Các thông số xét nghiệm theo dõi cho thấy, tình trạng bệnh đang phục tốt, men tim giảm dần.
Qua trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo: Khi cơ thể có những dấu hiệu cảnh báo như đau tức ngực, khó thở, người bệnh tuyệt đối không nên chủ quan. Đặc biệt khi các triệu chứng trên tái diễn hoặc nặng hơn chứng tỏ cơ thể đang đối mặt với bệnh lý nguy hiểm cần phải sớm đến bệnh viện thăm khám, điều trị. Những trường hợp bị các bệnh lý mạch máu thường diễn tiến nặng và xấu đi rất nhanh, cộng đồng không nên chủ quan để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Đua nhau lột da mặt như da rắn, chị em cẩn thận chuốc lại những hậu quả khôn lường sau đây Trước trào lưu chị em lột da mặt bong tróc như da rắn, chuyên gia cảnh báo tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm cho da và cho sức khỏe. Thời gian gần đây, trên mạng xã hội chị em đang ưa chuộng trào lưu lột da mặt bong tróc như da rắn. Loại mặt nạ này không chỉ giúp lột da mặt mà...