Tại sao thế giới nên tiếp tục sử dụng vaccine Sinopharm?
Vaccine ngừa Covid-19 của Sinopharm vẫn được WHO khuyến cáo sử dụng trong bối cảnh nguồn cung vaccine toàn cầu khan hiếm.
Vaccine ngừa Covid-19 do hãng dược Sinopharm của Trung Quốc phát triển đã được cấp phép sử dụng ở hơn 50 quốc gia. Chính phủ các nước cũng đã triển khai tiêm hàng chục triệu liều chế phẩm này.
Bên ngoài Trung Quốc, hơn 100 triệu liều vaccine của Sinopharm đã được đặt hàng. Điều này khiến chế phẩm của Sinopharm trở thành một phần quan trọng trong chương trình tiêm chủng ở nhiều quốc gia.
Một số quốc gia đã báo cáo về các trường hợp đã tiêm vaccine Sinopharm nhưng vẫn nhiễm virus corona. Tuy nhiên, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) vẫn khuyến khích sử dụng vaccine Covid-19 Sinopharm, nêu rõ rằng sản phẩm này đủ an toàn và hiệu quả.
Trong bài viết trên The Conversation , nhà nghiên cứu về y tế công cộng ở Đại học Southampton, ông Michael Head nói rằng việc các nước đã tiêm chủng vẫn chứng kiến ca nhiễm gia tăng là việc dự liệu được, nhưng vaccine Sinopharm sẽ giúp chúng ta tránh được những đợt bùng phát thảm họa như ở Ấn Độ. Chính vì vậy, thế giới nên tiếp tục sử dụng Sinopharm, nó vẫn hiệu quả và đáng tin cậy, dù có thể hiệu quả của nó không bằng một số vaccine khác.
Vaccine ngừa Covid-19 của Sinopharm được WHO phê duyệt sử dụng vào ngày 7/5. Ảnh: Reuters.
Cơ chế bất hoạt của vaccine Sinopharm
Vaccine Covid-19 của Sinopharm chứa phiên bản bất hoạt của SARS-CoV-2. Đây là dạng vaccine khác với các sản phẩm được sản xuất theo công nghệ mRNA được Pfizer hay Moderna sử dụng.
Kỹ thuật bất hoạt virus đã được nghiên cứu, thử nghiệm và sử dụng trong lịch sử chế tạo vaccine. Công nghệ này được áp dụng để phát triển các loại vaccine ngừa bệnh dại và bệnh bại liệt.
Vaccine bất hoạt dễ sản xuất và nổi tiếng về độ an toàn song thường có khả năng kích hoạt phản ứng miễn dịch kém hơn một số loại vaccine khác.
Theo báo cáo lâm sàng của WHO, các thử nghiệm cho thấy phác đồ hai liều của vaccine Sinopharm phát huy tác dụng đến 79%. Trên thực tế, con số này thậm chí có thể ở ngưỡng 90%, theo tạp chí The Conversation .
Đồ họa: Quốc Tuệ, Hà My .
Video đang HOT
Khác với các loại vaccine do Pfizer, Moderna hay AstraZeneca phát triển, dữ liệu về hiệu suất của vaccine Sinopharm không nhiều.
Do đó, dù những con số về mức độ hiệu quả của chế phẩm này có vẻ tích cực, các chuyên gia y tế vẫn chưa thể xem xét liệu vaccine Sinopharm có thực sự phát huy tác dụng hay không.
Gao Fu, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc, cũng từng công khai nhận xét rằng vaccine Covid-19 của Sinopharm cần được cải thiện.
Bên cạnh đó, hiện chưa có nhiều thông tin về khả năng kích hoạt miễn dịch của vaccine Sinopharm đối với các loại biến chủng SARS-CoV-2 mới, đặc biệt là biến thể Delta đang lây lan ở nhiều quốc gia.
Có vaccine vẫn bùng dịch là chuyện thường
Kể từ tháng 4, tình trạng bùng phát các ổ dịch Covid-19 mới được ghi nhận ở một số quốc gia có chương trình tiêm chủng tương đối mạnh, bao gồm cả những nước sử dụng vaccine Sinopharm lẫn các quốc gia không triển khai loại vaccine này, đơn cử như Vương quốc Anh.
Cộng hòa Seychelles, nơi 60% dân số đã tiêm đủ hai liều vaccine ngừa Covid-19, đã ghi nhận đợt bùng dịch mới từ giữa tháng 4.
57% trong số những người đã tiêm chủng đầy đủ ở Seychelles sử dụng vaccine Sinopharm, trong khi 43% còn lại được tiêm vaccine của AstraZeneca, theo New York Times .
Cũng theo nguồn tin trên, khoảng một phần ba số ca mắc Covid-19 mới ở Seychelles là những người đã tiêm đủ hai mũi vaccine. Kịch bản tương tự cũng lặp lại ở một số quốc gia khác như Chile, Bahrain và Uruguay.
Cộng hòa Seychelles là một trong những nước đi đầu về tiêm chủng song vẫn chứng kiến số ca mắc Covid-19 tăng mạnh. Ảnh: AP.
Trên thực tế, các đợt bùng dịch ở những quốc gia có chương trình tiêm chủng tốt vốn dĩ đã được dự liệu trước. Bởi lẽ, hiện chưa có loại vaccine nào đảm bảo hiệu quả 100%.
Bên cạnh đó, vaccine cần một vài tuần để kích hoạt đầy đủ phản ứng miễn dịch trong cơ thể người tiêm. Những người dù đã tiêm chủng đầy đủ song vẫn mắc Covid-19 nhiều khả năng nhiễm virus corona ngay sau khi nhận được mũi tiêm thứ hai – thời điểm vaccine chưa hoàn toàn phát huy tác dụng.
Ngoài ra, sự lưu hành rộng rãi của nhiều biến chủng mới cũng được cho là nguyên nhân khiến một số người mắc Covid-19 dù đã tiêm đủ hai mũi vaccine.
Tính đến ngày 20/6, toàn thế giới ghi nhận 178 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có khoảng 3,85 triệu trường hợp tử vong, theo Worldometers.
Giải pháp mới
Để đối phó với các làn sóng bùng dịch mới, nhiều quốc gia đã mở rộng quy mô và tăng cường các đợt triển khai tiêm chủng hiện có.
Một số nước chọn giải pháp tiêm vaccine bổ sung. Đơn cử, Bahrain và Các Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) khuyến nghị người dân tiêm thêm một liều vaccine Pfizer hoặc một liều vaccine Sinopharm bổ sung vào 6 tháng sau khi hoàn thành phác đồ tiêm hai mũi.
Cách tiếp cận trên có thể thúc đẩy khả năng miễn dịch song vẫn phụ thuộc vào nguồn lực vaccine của từng quốc gia.
Trong lúc nhu cầu vượt xa nguồn cung và nhiều nước thu nhập cao giữ phần lớn sản phẩm, phần còn lại của thế giới sẽ không được bảo vệ và trở nên dễ bị tổn thương trước Covid-19. Chúng ta đã nhìn thấy những đợt bùng phát không thể kiểm soát nổi ở Nepal, Ấn Độ, những đợt bùng phát làm sụp đổ cả hệ thống y tế mong manh ở các nước này, và giúp hình thành những biến chủng mới.
Với suy nghĩ đó, chúng ta nên nhớ rằng Sinopharm là một sản phẩm có ích. Một số vaccine khác có thể có hiệu quả cao hơn – chúng ta sẽ biết chừng nào có đủ data về Sinopharm, nhưng trong bối cảnh khan hiếm vaccine hiện tại, nguồn cung từ Trung Quốc, cụ thể là Sinopharm được dự đoán sẽ trở thành công cụ nền tảng cho công cuộc đẩy lùi đại dịch trong 12-24 tháng tới, Michael Head kết luận trong bài viết trên The Conversation .
Hơn 50 quốc gia trên thế giới sử dụng vaccine COVID-19 của Trung Quốc
Trung Quốc là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới sản xuất thành công vaccine ngừa virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Tới nay, vaccine do Trung Quốc sản xuất đã được hơn 50 quốc gia sử dụng để ứng phó với đại dịch.
Vaccine ngừa COVID-19 do công ty Sinovac của Trung Quốc phát triển được giới thiệu tại một cuộc họp báo ở Bắc Kinh ngày 24/9/2020. Ảnh: AFP/TTXVN
Trung Quốc là một trong số ít các nước đã nghiên cứu thành công, đưa vào thử nghiệm và tiến hành tiêm chủng vaccine COVID-19 sớm nhất. Đến nay, nước này đã phê duyệt 7 loại vaccine COVID-19, sản xuất và tiêm chủng trong nước cũng như viện trợ, xuất khẩu cho các quốc gia khác.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng đã phê chuẩn 2 loại vaccine của Trung Quốc là Sinopharm và Sinovac để sử dụng khẩn cấp trên phạm vi toàn cầu.
Trong một tuyên bố ngày 1/6, WHO thông báo: "WHO đã phê chuẩn vaccine CoronaVac của hãng dược Sinovac sử dụng khẩn cấp, qua đó đưa ra đảm bảo cho các quốc gia, các nhà tài trợ, các cơ quan thu mua và các cộng đồng rằng vaccine này đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn, hiệu quả".
Ủy ban độc lập của WHO khuyến cáo sử dụng vaccine Sinovac cho người từ 18 tuổi trở lên, hai liều các nhau 2-4 tuần. Không có giới hạn độ tuổi cao hơn vì các dữ liệu cho thấy vaccine này có hiệu quả bảo vệ ở người cao tuổi.
Nhân viên kiểm tra các mẫu vaccine phòng COVID-19 của Sinovac tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 14/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Trước đó, vào ngày 7/5, WHO cũng đã cấp phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Trung Quốc Sinopharm để tiêm trường hợp khẩn cấp. Cục Quản lý Dược Trung Quốc công bố hiệu quả bảo vệ của vaccine Sinopharm đạt 79.34%; tỷ lệ sinh ra kháng thể trung hòa là 99,52%, một tỷ lệ rất cao.
Theo hãng tin Reuters, "danh sách sử dụng khẩn cấp" của WHO là xác nhận của tổ chức trực thuộc LHQ này về tính an toàn và hiệu quả của một loại dược phẩm. Với vaccine phòng COVID-19, điều này có nghĩa vaccine đó sẽ chính thức được đưa vào chương trình phân phối vaccine toàn cầu COVAX, do WHO điều hành để cung cấp vaccine cho các nước đang phát triển.
Tính đến ngày 7/6 vừa qua, Trung Quốc đã xuất khẩu và viện trợ 350 triệu liều vaccine cho các nước. Trong đó, xuất khẩu vaccine đến hơn 50 quốc gia; hoàn thành viện trợ cho 66 quốc gia và 1 tổ chức quốc tế; cam kết cung cấp cho COVAX lô hàng đầu tiên 10 triệu liệu vaccine do Trung Quốc sản xuất.
Ngày 8/6, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cho biết nước này đã cung cấp cho khu vực Đông Nam Á 100 triệu liều vaccine COVID-19 và cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ để Đông Nam Á phòng chống dịch bệnh.
Mẫu vaccine phòng COVID-19 của Sinovac được giới thiệu tại Bắc Kinh, Trung Quốc, ngày 16/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Theo trang thống kê bridgebeijing.com, đến nay, các vaccine Trung Quốc chủ yếu được chuyển cho các nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, sau đó là Mỹ La-tinh, châu Âu và châu Phi. Vaccine của Sinopharm đã được Chính phủ Trung Quốc sử dụng viện trợ cho Brunei, Lào, Campuchia, Myanmar, Pakistan... và bán cho Pakistan, Mông Cổ, các nước Trung và Đông Âu.
Trong khi đó, vaccine Sinovac đã được bán cho hơn 30 quốc gia, trong đó có các nước Đông Nam Á nhưu Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Singapore, Philippines và Campuchia. Indonesia là nước nhập khẩu số lượng lớn vaccine của Trung Quốc. Ngày 25/5, Indonesia đã tiếp nhận thêm 8 triệu liều vaccine COVID-19 của hãng Sinovac.
Ngày 3/6, vaccine Sinopharm đã được Bộ Y tế Việt Nam phê duyệt sử dụng khẩn cấp, trở thành vaccine thứ 3 được Việt Nam phê duyệt sau AstraZeneca và Sputnik V. Theo trang web của Bộ Y tế, dự kiến ngày 20/6, Việt Nam sẽ tiếp nhận 500 nghìn liều vaccine do Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa tài trợ.
Vaccine ngừa COVID-19 Sinopharm của Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN
Ở trong nước, Chính phủ Trung Quốc thời gian qua đã đẩy nhanh chương trình tiêm vaccine trên phạm vi toàn quốc. Trung Quốc thực hiện chiến dịch tổng lực "tiêm cho tất cả những ai có thể tiêm" khắp đất nước, từ thành phố lớn tới làng mạc nhỏ. Chiến lược này được coi là nguyên nhân khiến dịch bệnh thuyên giảm một cách rõ rệt ở nước này.
Theo kênh CNN, tính tới ngày 16/6 vừa qua, Trung Quốc đã tiêm hơn 945 triệu liều vaccine COVID-19, gấp ba lần số liều được tiêm ở Mỹ và chiếm gần 40% trong tổng số 2,5 tỷ liều trên toàn cầu.
Con số trên càng ấn tượng hơn khi Trung Quốc bắt đầu chương trình tiêm chủng muộn và chậm chạp. Ngày 27/3, Trung Quốc mới tiêm được 1 triệu liều đầu tiên sau khi khởi động tiêm chủng sau Mỹ hai tuần.
Tuy nhiên, tốc độ tiêm chủng đã tăng mạnh trong tháng 5 khi Trung Quốc tiêm được trên 500 triệu liều trong tháng này. Chỉ tính riêng ngày 15/6, Trung Quốc tiêm được trên 20 triệu liều. Với tốc độ như vậy, Trung Quốc sẽ vượt mốc 1 tỷ liều vào cuối tuần này.
Mỹ thách thức ngoại giao vaccine của Trung Quốc Trung Quốc chiếm lợi thế lớn trong giai đoạn đầu của cuộc đua vaccine, khi Mỹ chìm trong dịch bệnh, nhưng chính quyền Biden nay đang đuổi sát. Cạnh tranh Mỹ - Trung đang tăng nhiệt với trận tuyến mới: Ngoại giao vaccine Covid-19. Đây là lĩnh vực mà Bắc Kinh có thời điểm đã bỏ rất xa Washington trên đường đua. Từ...