Tại sao smartphone Xiaomi cấu hình cao mà vẫn rẻ
Xiaomi đang làm nên tên tuổi trên thị trường bằng những sản phẩm giống iPhone nhưng giá chưa đến một phần ba.
Điều này có vẻ phi lý, nhưng sự thật là hãng đã tiêu thụ được hàng nghìn smartphone và vẫn đang liên tục mở rộng ra toàn cầu. Xiaomi từng thừa nhận giá bán smartphone của hãng chỉ nhỉnh hơn một chút so với chi phí sản xuất. Không những vậy, họ còn hoạt động với một mô hình kinh doanh khác thường, không tốn chi phí cho việc phân phối và marketing theo kiểu truyền thống, mà thay vào đó, bán sản phẩm trên mạng. Điều này giúp hãng tuy khác biệt nhưng vẫn đủ thành công để trở thành một trong những tập đoàn công nghệ được yêu thích nhất Trung Quốc.
Điện thoại Xiaomi thường có giá thấp hơn so với đối thủ.
Giá rẻ làm náo động thị trường
Khi Xiaomi công bố Mi 1, smartphone cao cấp đầu tiên của hãng vào tháng 8/2011, mọi sự chú ý đổ dồn vào giá sản phẩm. Mi 1 có giá 1.999 nhân dân tệ (khoảng 372 USD). Đây là món hời vô lớn khi so sánh Mi 1 với những chiếc điện thoại tối tân khác lúc bấy giờ, như iPhone 4, có mức giá khởi điểm 4.900 nhân dân tệ (khoảng 700 USD).
Ngoài Mi 1, Xiaomi còn sản xuất thêm dòng Redmi ở phân khúc thấp hơn với giá rẻ hơn, 699 nhân dân tệ (khoảng 100 USD) khi ra mắt. Theo Canalys, dòng điện thoại này bán rất chạy, giúp Xiaomi trở thành hãng điện thoại di động lớn thứ ba Trung Quốc trong quý I năm nay.
Mi 3, flagship ra mắt 2014 của Xiaomi, sở hữu vi xử lý lõi tứ nVIDIA 1,8 GHz, màn hình 5 inch độ phân giải Full HD (1.920 x 1.080 pixel), camera sau 13 megapixel. Tất cả được lắp ráp trong tổng thể vỏ kim loại, trong khi giá 1.999 nhân dân tệ (372 USD)
Theo các nhà phân tích, dù Xiaomi bán điện thoại giá thấp, hãng vẫn có lời. Theo hãng nghiên cứu thị trường Fomalhaut Techno Solutions, đối với trường hợp của Mi 3, chi phí sản xuất là 157 USD. Với mỗi chiếc Mi 3, hãng này có thể thu về lợi nhuận khoảng 100 USD. Với các sản phẩm dòng Redmi, công ty nghiên cứu thị trường Fomalhaut ước tính chi phí sản xuất 86 USD, trong khi giá bán ngoài thị trường là 113 USD.
Cắt giảm chi phí
Khác với đối thủ, Xiaomi không đầu tư vào quảng cáo truyền thống. Hãng không có mạng lưới cửa hàng phân phối, đồng nghĩa với việc không thuê nhân viên bán hàng và không cần phải duy trì cửa hàng cũng như nhân viên. Thay vào đó, hãng bán điện thoại trực tiếp cho người dùng qua thương mại điện tử.
Xiaomi vận hành cửa hàng trực tuyến của riêng mình và cũng bán trên Tmall.com, một trong những trang bán lẻ trực tuyến lớn nhất Trung Quốc. Các trang web này không chỉ cung cấp thiết bị di động, mà còn cả phụ kiện như tai nghe, áo phông và thậm chí cả linh vật của hãng – chú lính thỏ.
Để quảng bá sản phẩm, hãng đã dựa vào mạng xã hội, báo chí và chính khách hàng, được gọi là “Mi fans”. Kết quả của việc quảng cáo này có thể không bằng Samsung hay Apple, nhưng giúp Xiaomi “đánh mạnh” vào khách hàng trẻ tuổi quen với Internet và mua sắm trực tuyến.
Video đang HOT
Hạn chế về số lượng bán ra
Liệu bạn có tận tay chạm đến điện thoại Xiaomi hay không lại là một vấn đề. Khi Mi 3 lần đầu tiên bán ra vào tháng 10/2014, 100.000 chiếc đầu tiên đã bán sạch trong chưa đầy hai phút. 7 ngày sau công ty mới cung cấp thêm 100.000 chiếc nữa, rồi lại bán hết ngay tức khắc.
Chỉ bán một số lượng điện thoại nhất định mỗi tuần là chiến lược kinh doanh chính của Xiaomi, nhằm giảm chi phí. Khi quản lý một lượng hàng bán ra ít, hãng sẽ ít gặp rủi ro. Việc này giúp Xiaomi tăng cường sản xuất khi chi phí linh kiện giảm theo thời gian.
Nhưng có thể thấy một hạn chế là khách hàng phải chờ đợi và doanh số không cao.
Kinh phí khoảng 3 triệu quay đầu, có nên mua Realme C3?
Tham gia thị trường không lâu, nhưng Realme đã khẳng định khả năng làm smartphone cấu hình cao, giá rẻ của mình không thua kém gì những người đồng hương như Xiaomi hay Honor.
Chiếc Realme C3 vừa ra mắt sẽ nhắm đến phân khúc bình dân dưới 3 triệu, tiếp tục kế thừa truyền thống trên.
Cùng mình tìm hiểu xem smartphone này có những ưu nhược điểm nào so với các đối thủ khác trong bài viết này nhé!
Nâng cấp phần cứng rất nhiều so với người tiền nhiệm theo đúng truyền thống "mảnh mai"
Realme C3 được trang bị chip Helio G70 - là phiên bản hạ xung của Helio G90. MediaTek gần đây đã có màn thể hiện rất ấn tượng khi hiệu năng của dòng Helio giờ đây đã có thể sánh ngang được với dòng Snapdragon 7xx.
Điểm hiệu năng (Antutu Benchmark v7) của Realme C3 đạt khoảng 150.000 điểm. Thế nên tác vụ cơ bản thường ngày và các tựa game nhẹ nhàng không làm khó được chiếc smartphone này.
Realme C3 vẫn bật được thiết lập đồ họa cao trên PUBG Mobile
Thiết lập đồ họa cao trong game Asphalt 9
Khi chơi các tựa game nặng như PUBG Mobile, Call of Duty và Asphalt 9 Legends thì Realme C3 chỉ chơi được ở mức đồ họa trung bình nhưng bù lại rất ổn định, máy không nóng đến mức khó chịu.
Màn hình to, viên pin 5.000 mAh rất phù hợp cho nhu cầu giải trí chơi game
Màn hình trên Realme C3 có kích thước lên đến 6.5 inch, tấm nền LCD nhưng độ phân giải chỉ dừng ở mức HD , nên sẽ hơi rổ một chút. Bù lại chất lượng hiển thị khá tốt, độ sáng cao.
Viên pin của Realme C3 đã nâng cấp lên 5.000 mAh từ 4.000 mAh của Realme C2. Với nhu cầu hỗn hợp thì pin có thể trụ được 1.5 ngày.
Hộp phụ kiện của Realme C3
Hơi buồn là Realme vẫn không trang bị sạc nhanh và cổng USB-Type C cho C3, nhìn qua các đối thủ trong cùng phân khúc như Vsmart Joy 3 hay Redmi 8A đều đã có những tính năng này.
Thiết kế vẫn rất đẹp, hiện đại, phù hợp với xu hướng
Thiết kế Realme C3 được thừa hưởng rất nhiều từ các đàn anh với kiểu mặt lưng màu biến sắc Gradient, ngoài ra còn được làm vân nhám như trên Realme 5i, nên cho trải nghiệm cầm nắm chắc chắn hơn.
2 phiên bản màu sắc của Realme C3
Về mặt trước, vẫn sẽ là màn hình giọt nước với các viền cạnh bên đã Realme tối ưu cho mỏng hơn, mặc dù phần cằm dưới vẫn còn hơi dày.
Dưới 3 triệu mà Realme C3 đã có đến 3 camera sau, bao gồm cả ống kính macro
Phiên bản Realme C3 phân phối tại thị trường Việt Nam sẽ có thêm 1 camera và cảm biến vân tay ở mặt lưng
Khá bất ngờ là ngoài trang bị camera chính 12 MP, cảm biến chiều sâu 2 MP, Realme còn trang bị thêm một ống kính hỗ trợ chụp ảnh macro cho C3, trong khi các hãng khác thường sẽ ưu tiên chọn camera góc rộng hơn.
Vì thế bạn nên cân nhắc xem nhu cầu của mình cần camera macro hay góc rộng để có quyết định chọn mua cho phù hợp nhé!
Chung quy lại thì Realme C3 có đáng mua không?
Đáng mua! Nhưng phải suy xét là mua cho ai. Mình đánh giá Realme C3 sẽ phù hợp với những người có nhu cầu giải trí, chơi game bởi vì có hiệu năng tốt, màn hình lớn, loa to.
Ngoài ra, Realme C3 sẽ là smartphone đầu tiên chạy giao diện Realme UI 1.0 trên nền Android 10 khi bán ra, nên những fan của Realme cũng có thể mua để trải nghiệm trước.
Theo Thế Giới Di Động
Cách tắt quảng cáo trong các ứng dụng trên điện thoại Xiaomi Xiaomi là một trong những hãng điện thoại được ưa chuộng nhất tại Việt Nam hiện nay do có cấu hình ổn và giá thành rẻ. Tuy nhiên, nhược điểm của những chiếc smartphone Xiaomi đó là có quá nhiều quảng cáo trong các ứng dụng trên máy. May thay, vẫn có cách khá dễ dàng để bạn tắt chúng đi. Những thiết...