Tại sao rết, một trong “ngũ độc” của Trung Quốc, không giết nổi gà trống?
Nọc độc của rết chứa chất độc thần kinh, chất độc tán huyết, chất độc đông máu.
1. Độc tính đáng sợ của rết – “ Ngũ độc” trong tự nhiên
Rết là một trong “ngũ độc” trong văn hóa truyền thống Trung Quốc. Độc tính của rết chứa nhiều loại hoạt chất sinh học như enzyme, peptide, protein…
Trong số đó, nó có chứa chất độc thần kinh, chất độc tán huyết, chất độc đông máu và các thành phần khác. Những chất độc này có độc tính cao đối với cả con người và động vật.
“Ngũ độc” trong văn hóa dân gian Trung Quốc. Ảnh: Sohu
“Ngũ độc” trong văn hóa truyền thống Trung Quốc bao gồm 5 loại động vật: Rắn, bò cạp, rết, cóc và tắc kè.
2. Sức đề kháng vượt trội của gà trống
Nhìn bề ngoài, con gà trống tưởng chừng như yếu ớt lại có sức đề kháng đáng kinh ngạc. Gà trống chứa một lượng lớn globulin miễn dịch (hay huyết thanh miễn dịch) có thể chống lại độc tố của rết.
Video đang HOT
Chưa kể, hệ thống thần kinh của gà trống tương đối đơn giản và chất độc thần kinh của rết có tác dụng hạn chế đối với nó. Vì vậy, chất độc của rết không gây tử vong cho gà trống.
Ngoài ra, gà trống còn sở hữu các đặc điểm sau:
Ưu điểm về ngoại hình: Không chỉ có bộ lông dày dặn, cặp chân có lớp sừng dày bao bọc, gà trống còn có thân hình cao lớn. Điều đó rất khó cho con rết có thể tiếp cận vùng đầu của gà rồi dùng miệng cắn, tiết nọc độc.
Ưu điểm về mặt sinh lý: Hệ thống tuần hoàn của gà trống tương đối đơn giản, chất độc của rết sau khi xâm nhập vào cơ thể gà trống khó có thể nhanh chóng lan rộng khắp cơ thể. Hơn nữa, tim gà trống có khả năng bơm máu mạnh và có thể nhanh chóng thải độc tố ra khỏi cơ thể.
Ưu điểm về di truyền: Trong quá trình tiến hóa, gà trống có thể đã phát triển khả năng kháng hoàn toàn độc tố của rết. Các nghiên cứu đã phát hiện ra rằng một số giống gà trống có gen chống lại độc tố của rết, khiến chúng có khả năng chống lại ngộ độc rết.
Chiến lược sinh tồn: Gà trống có nhiều chiến lược sinh tồn trong cuộc sống như trốn tránh thiên địch, tìm nơi trú ẩn… Những chiến lược này cho phép gà trống giảm nguy cơ bị cắn khi đối mặt với rết.
3. Cuộc chiến giữa rết và gà trống
Trong tự nhiên, những trận chiến giữa rết và gà trống không phải là hiếm. Trên thực tế, việc rết đầu độc gà trống không phải là không thể nhưng khả năng xảy ra là thấp. Tuy nhiên, rết thường chọn côn trùng nhỏ hơn khi đi săn.
Đối mặt với một con gà trống mạnh mẽ, con rết có thể chọn cách né tránh thay vì chủ động tấn công.
Bởi nếu liều lĩnh tấn công gà trống, rết sẽ bị con gà nuốt chửng nhanh gọn. Vì nọc độc của rết có trong cơ thể nó nên việc bị gà nuốt gọn cả người không giúp nó phát tán nọc độc.
Là một trong “Ngũ độc”, rết có chất độc cực mạnh nhưng rất khó phát huy chất độc khi đối mặt với gà trống. Điều này không phải vì rết không đủ khỏe mà là do trong quá trình tiến hóa, gà trống đã dần có được khả năng chống lại độc tố của rết. Điều này một lần nữa chứng minh rằng cạnh tranh sinh học trong tự nhiên đòi hỏi phải tiến hóa liên tục để tồn tại.
Cuộc chiến của 2 thành viên trong "Ngũ độc": Rết cắn chết rắn khổng lồ
Có thể nói, cách dùng độc và kháng độc giữa các loại vật trong tự nhiên giống như một cuộc chiến tranh phức tạp.
Cả con mồi lẫn kẻ đi săn đều phải cải tiến vũ khí chất độc hoặc khả năng kháng độc của mình liên tục. Điển hình là giữa rết và rắn.
Trong tự nhiên, để sinh tồn thì rất nhiều loài động vật đã tự phát triển khả năng tự vệ bằng nọc độc. Chúng biến cơ thể thành một túi đựng các loại chất kịch độc để tấn công kẻ thù lẫn kẻ săn mồi.
Không phải ngẫu nhiên mà vào tháng 5 âm lịch hàng năm, thời điểm cuối Xuân đầu Hạ, người dân đã tạo ra một tập tục truyền thống rất đặc biệt, đó là xua đuổi "ngũ độc". "Ngũ độc" là chỉ 5 loài động vật mà theo cảm nhận của người xưa là có mang độc tính cực mạnh, bao gồm: Rắn, rết, bò cạp, cóc, và thằn lằn. Nhưng thằn lằn không hề độc nên cũng có ý kiến cho rằng nên thay thằn lằn bằng nhện.
Theo Hoàng lịch (hay còn gọi là Âm lịch), tháng 5 cũng chính là lúc giao thời giữa mùa Xuân và mùa Hạ, cỏ mọc xanh tốt, côn trùng kêu râm ran, ruồi bay thành từng bầy. Lúc này thời tiết dần nóng lên, lại gặp mùa mưa phùn có độ ẩm cao, bệnh tật do chướng khí cũng tăng mạnh, ôn dịch bắt đầu hoành hành.
Còn rắn, rết, cóc, những loài động vật và côn trùng có độc vốn sinh trưởng trong môi trường ẩm thấp, nên vào thời gian này cũng bắt đầu sinh trưởng mạnh. Kiểu thời tiết như vậy rất dễ khiến con người thấy khó chịu, cũng tạo điều kiện sinh sản cho những loài côn trùng gây bệnh.
Có thể nói cách dùng độc và kháng độc giữa các loại vật trong tự nhiên giống như một cuộc chiến tranh phức tạp. Cả con mồi lẫn kẻ đi săn đều phải cải tiến vũ khí chất độc hoặc khả năng kháng độc của mình liên tục. Điển hình là giữa rết và rắn.
Một đoạn clip ngắn được quay tại Quảng Châu, Trung Quốc, đã cho người xem mãn nhãn trước cuộc chiến cực kỳ gay cấn giữa một bên là rết đầu đỏ và bên còn lại là rắn to gấp hàng chục lần con rết.
Xem đoạn clip, có thể thấy con rết có thể hình khiêm tốn hơn hẳn so với đối thủ của nó. Trong khi con rắn cố tìm cách giết chết đối thủ thì con rết với thân mình đen dài 20 cm, đầu đỏ, râu đỏ đang xoay xở để lật con rắn ngửa ra.
Đến 30 giây cuối cùng của clip, con vật chân đốt dường như đã chiếm lấy phần thắng, nhưng vẫn chưa chịu nới lỏng vòng siết.
Bất chấp những nỗ lực của con rắn, có vẻ như nọc độc của rết đã khiến nó dần kiệt sức và đành phải chấp nhận cái kết bi thương.
Theo các nhà khoa học, nọc độc của rết có thể hạ gục được đối thủ lớn hơn nó gấp 15 lần nhờ cơ chế khiến nạn nhân bị co giật. Thứ chất độc đó được biết đến với cái tên "Ssm Spooky Toxin", có thể tàn phá hệ thống tim mạch, hệ hô hấp và thần kinh của nạn nhân.
Khi bị đe dọa, rết sử dụng nhiều chiến lược khác nhau để tự vệ. Những con rết nhiệt đới to lớn không ngần ngại tấn công và có thể gây đau đớn. Rết đá sử dụng chân sau dài của chúng để ném chất dính vào kẻ thù.
Con rết sống trong đất thường không tự vệ. Thay vào đó, chúng cuộn mình lại giống như quả bóng để tự bảo vệ mình. Rết nhà thì chọn cách chạy thật nhanh khi bị tấn công.
ADVERTISEMENT
4 bí ẩn thú vị nhất thế giới cuối cùng đã được giải đáp! Bất chấp nhiều thế kỷ nghiên cứu, vũ trụ và hành tinh của chúng ta vẫn còn là điều bí ẩn. Chúng ta thu thập dữ kiện, hình thành giả thuyết và tiến hành thí nghiệm, nhưng một số hiện tượng vẫn khiến chúng ta bối rối. Thác máu ở Nam Cực: "Thác máu" bí ẩn trên sông băng Taylor Đây là kỳ...