Tại sao phải lập kế hoạch mang thai khi bị tiểu đường?
Việc này sẽ giúp cả mẹ và bé luôn khỏe mạnh trong suốt thời gian mang thai và sau khi sinh.
Lên kế hoạch mang thai khi bị tiểu đường có nghĩa là chị em cần cải thiện sức khỏe của mình, kiểm soát lượng đường trong máu (đường huyết) trước khi có thai. Việc này sẽ giúp cả mẹ và bé luôn khỏe mạnh trong suốt thời gian mang thai và sau khi sinh. Điều quan trọng nhất ở đây là giữ cho lượng đường huyết của bạn luôn ở mức cho phép.
Trong vài tuần đầu của thời gian thai kỳ, các cơ quan của bé đã được hình thành. Trong thời gian này, lượng đường trong máu nếu quá cao có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của các cơ quan của bé và có thể gây dị tật bẩm sinh. Nhưng nếu có thể kiểm soát được được mức độ đường này khi mang thai, nguy cơ ảnh hưởng tới thai nhi sẽ giảm đi rất nhiều.
Hầu hết chị em không biết mình đã mang thai trong những tuần đầu tiên. Và với chị em có lượng đường trong máu khó kiêm soát thì có nhiều nguy cơ bị sảy thai hơn những chị em khác. Do vậy, chị em cần lên kế hoạch để chắc chắn không bị rơi vào tình trạng đường trong máu quá cao, khi đó, khả năng an toàn cho thai nhi sẽ tăng lên rất nhiều, chị em cũng yên tâm hơn trong thời gian thai nghén này.
Đường huyết cao trong kỳ thai nghén cũng có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng khác như:
- Em bé lớn hơn bình thường khi sinh. Khi người mẹ có đường huyết cao, lượng đường thừa ra sẽ hấp thụ vào em bé, khiến em bé to hơn. Em bé quá to có thể sẽ khiến cả mẹ và con gặp các trục trặc khi sinh nở.
- Sau khi sinh, lượng đường huyết của bé sẽ bị thấp đi. Dẫn đến tình trạng là bởi cơ thể của bé phải giải phóng nhiều insulin hơn để đối phó với lượng đường thừa đã hấp thụ từ mẹ trong suốt thời gian trong bụng mẹ.
Đôi khi cơ thể của bé tiếp tục giải phóng thêm insulin sau sinh. Điều này có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp đáng kể, mà nếu không điều chỉnh kịp thời có thể khiến bé phải được cấp cứu.
Video đang HOT
- Vàng da. Đây là bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh nhưng thường sẽ tự hết ngay sau đó vài hôm. Nhưng với những em bé có dấu hiệu liên quan đến tiểu đường thì phức tạp hơn.
Dấu hiệu của bệnh này là da và lòng trắng mắt của bé có màu vàng vì một sự tích tụ của bilirubin trong máu. Bilirubin là một chất màu vàng-nâu tạo ra bởi sự phân hủy của các tế bào hồng cầu trong cơ thể. Những phụ nữ có bệnh tiểu đường có nhiều khả năng sinh con bị vàng da hơn những chị em khác.
Để bảo vệ bản thân và đứa con trong bụng, chị em cần cân nhắc các biện pháp giúp ổn định lượng đường huyết, tránh các rủi ro không muốn xảy ra.
- Chế độ ăn uống cân bằng: Và nếu bạn đang thừa cân, cố gắng cắt giảm lượng calo trong chế độ ăn uống để có thể giảm cân trước khi có thai.
- Tập thể dục thường xuyên. Mỗi ngày bạn nên tập ít nhất 30 phút và tập các ngày trong tuần. Tập thể dục giúp kiểm soát lượng đường huyết của bạn bằng cách tiêu hao lượng đường trong cơ thể trong và sau khi tập. Đồng thời đây cũng là cách giúp bạn có một cơ thể khỏe mạnh, giảm cholesterol và giảm huyết áp cao. Đi bộ, chạy, đạp xe và bơi lội là những hoạt động rất tốt cho người bị tiểu đường.
- Dùng thuốc hoặc insulin theo quy định. Hãy nói với bác sĩ về kế hoạch mang thai của bạn để bác sĩ kê cho bạn các loại thuốc khác nếu cần và để xem bạn có cần thay đổi gì trước khi có thai hay không.
- Kiểm tra lượng đường trong máu của bạn thường xuyên, theo đúng khuyến cáo của bác sĩ. Điều này sẽ giúp bạn dùng đúng thuốc, tập thể dục đúng cách, và thực phẩm phù hợp tốt cho sức khỏe của bạn. Điều này rất quan trọng vì nó giúp bạn bổ sung acid folic tốt trước và trong khi mang thai, ngăn ngừa các khuyết tật ống thần kinh ở thai nhi.
- Nếu bạn hút thuốc, hãy bỏ ngay vì thuốc lá có thể gây hại cho bé của bạn và làm tăng nguy cơ từ bệnh tiểu đường.
Trước khi bạn bắt đầu cố gắng để có thai, hãy đến khám bác sĩ cả về các bệnh từ bệnh tiểu đường, như mắt hoặc bệnh thận vì những bệnh này có thể sẽ có ảnh hưởng xấu trong thai kỳ.
Theo PLXH
Bắp cải - Loại rau nhiều dinh dưỡng nhất mùa đông
Bạn hãy cải thiện sức khỏe cho bản thân và gia đình bằng việc chăm chỉ ăn bắp cải ít nhất mỗi lần/ tuần trong mùa đông này để nhận được nhiều dinh dưỡng quý giá nhé!
Thành phần dinh dưỡng có trong 100g bắp cải
- Calo: 25
- Chất béo: 0 g
- Cholesterol: 0 mg
- Natri: 18 mg
- Tinh bột: 5 g
- Chất xơ: 2 g
- Protein: 1 g
- Vitamin A: 133 IU
- Vitamin C: 32 mg
- Can xi: 47 mg
- Sắt: 1 mg
Những lợi ích sức khỏe của bắp cải
1. Bắp cải có chứa nhiều chất sắt vì thế nó rất hữu ích trong điều trị thiếu máu cho những người đang thiếu máu do thiếu sắt.
2. Cải bắp cũng là loại rau giàu vitamin và dưỡng chất nên khá hiệu quả trong điều kiện bệnh viêm khớp, suy nhược thần kinh, sư chay mủ, khó tiêu, tầm nhìn có vấn đề và bệnh béo phì.
3. Loại rau thường được trồng ở các mảnh vườn nhỏ của mỗi gia đình này rất giàu dinh dưỡng và chất xơ. Bên cạnh đó nó còn là một nguồn vitamin C hoàn toàn tự nhiên.
Đặc biệt, bắp cải nổi tiếng với chất đạm tự nhiên được gọi là indoles. Hiện nay nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng chất indoles có trong bắp cải có thể giảm nguy cơ phát triển của nhiều bệnh ung thư.
4. Ngay từ thời Hy Lạp và La Mã cổ đại, tro của bắp cải đã được pha trộn với mỡ lợn để tạo thành một loại thuốc mỡ giúp khử trùng vết thương.
Và trong chế độ ăn uống của người châu Á, các nghiên cứu dịch tễ học ở những nam giới sống tại Trung Quốc và Nhật Bản cũng cho thấy: nếu ăn nhiều bắp cải trong chế độ ăn hàng ngày sẽ khiến tỉ lệ bệnh ung thư tuyến tiền liệt thấp hơn rất nhiều so với các nam giới ở Mỹ. Kết quả này cũng tương tự được tìm thấy với tỷ lệ ung thư vú ở các phụ nữ.
5. Bắp cải được đánh giá là loại rau của thế giới dinh dưỡng vì nó tương đối rẻ so với những loại rau khác nhưng nó lại có nhiều sinh tố bảo vệ sức khỏe con người. Nó cũng là thực phẩm hữu hiệu giúp bạn trọng lượng vì một bát cải bắp chỉ chứa khoảng 15 calo.
6. Ngoài ra, bắp cải rất giàu các vitamin có lợi cho sức khỏe dưới đây:
- Vitamin A: chịu trách nhiệm trong việc bảo vệ làn da và đôi mắt của bạn.
- Vitamin C: một chất chống oxy hóa quan trọng và giúp cơ thể đốt cháy chất béo.
- Vitamin E: một chất béo hòa tan chống oxy hóa đóng vai trò làm đẹp và chống viêm nhiễm cho làn da.
- Vitamin B: giúp tạo hưng phấn cho toàn bộ hệ thần kinh và tăng cường trao đổi chất trong cơ thể.
7. Khoa học hiện đại cũng chứng minh rằng những lợi ích sức khỏe và giá trị chữa bệnh của bắp cải không chỉ dừng lại tại đó ngược lại bó còn đóng một vai trò rất quan trọng trong sự ức chế các bệnh nhiễm trùng và loét.
Nguyên nhân là do những chất chiết xuất từ bắp cải được chứng minh giúp tiêu diệt một số virus và vi khuẩn, từ đó giúp tăng khả năng miễn dịch và sức đề kháng cho cơ thể nhiều hơn nữa. Bắp cải cũng chứa nhiều sắt, lưu huỳnh, khoáng sản giúp làm sạch hệ thống tiêu hóa.
Lưu ý khi chế biến bắp cải
Trong khi bạn nấu ăn, bạn cần cố gắng thực hiện thời gian nấu ở mức tối thiểu. Bởi vì nếu để nhiệt độ quá cao sẽ phá hủy các vitamin B, vitamin C, canxi, sắt, phốt pho và magiê có trong bắp cải.
Bạn nên ăn bắp cải ít nhất một tuần một lần để nhận được nguồn dinh dưỡng tự nhiên có trong nó. Bạn có thể chế biến bắp cải thành nhiều món hấp dẫn khác nhau như: làm dưa bắp cải, bắp cải xào, luộc, salad hoặc nước bắp cải nhé!
Các lá xanh bên ngoài của bắp cải là nguồn vitamin A tuyệt vời. Các lá trắng bên trong cũng chứa tỷ lệ sắt cao. Do đó bạn nên kết hợp ăn cả các lá bên ngoài và bên trong mà không nên bỏ các lá bên ngoài đi nhé!
Hoàng Việt (Theo vitaminsdiary)
6 loại thảo dược cực tốt cho sức khỏe Để tăng thêm năng lượng, tạo cơ hội cải thiện sức khỏe và cân bằng cơ thể, bạn hãy sử dụng những loại thảo mộc dưới đây mà không cần phải sử dụng các chất kích thích. Vì sao bạn nên dùng thảo dược để tăng năng lượng? Thông thường, bạn sẽ sử dụng các chất kích thích mỗi khi cảm thấy bị...