Tại sao Ornn lại là một lựa chọn tốt ở đường giữa?
Từ khi muà 10 ra mắt cho đến nay, nhiều chiến thuật mới đã được cộng đồng game thủ phát hiện. Soraka, Sona nổi lên như là những lựa chọn hàng đầu ở đường trên, Rumble ở vị trí hỗ trợ và mới đây nhất là Ornn thống trị đường giữa.
Thoạt nhìn, có vẻ như Ornn không phải là một vị tướng phù hợp cho vị trí này. Hắn là một tanker điển hình với bộ kỹ năng đặc trưng của các “con trâu” đường trên. Ornn cũng không có khả năng đi gank quá mạnh để có thể kết liễu mạng của kẻ địch, tạo lợi thế cho các đường khác. Vậy tại sao hắn lại là một lựa chọn tốt ở đường giữa?
Người chơi đường giữa thường có xu hướng lựa chọn các vị tướng có khả năng tạo lợi thế trước đối phương ngay từ đầu trận. Tuy vậy, nhờ khả năng phòng thủ tốt của mình, Ornn hoàn toàn có thể chống lại các đợt tấn công của đối phương hay đào thoát khỏi các pha gank của rừng địch tương đối dễ dàng.
Thực tế, khi đội hình của bạn muốn tập trung các nguồn lực vào đường trên, Ornn là cái tên sáng giá để thay thế ở vị trí mid lane. Đây là một vị tướng hoàn toàn có thể “ AFK farm” – chỉ farm an toàn suốt cả giai đoạn đầu của trận đấu mà đối phương khó có thể counter lại được.
Vì lý do này, các tình huống quyết định đến cục diện trận đấu sẽ nhiều khả năng diễn ra ở hai đường cánh, đặc biệt là đường trên. Đây sẽ là tâm điểm chú ý của cả trận đấu, và team có Ornn phải đảm bảo rằng họ không để thua ở đây.
Đến giai đoạn giữa và cuối trận, nếu kế hoạch diễn ra suôn sẻ, người chơi đường trên sẽ đạt được đến ngưỡng sức mạnh của mình. Lúc này Ornn sẽ trở lại với vai trò truyền thống đỡ đòn cho đội hình, và với lượng tiền kiếm được nhờ đi đường giữa nhiều khả năng sẽ cao hơn so với đường trên, lượng trang bị của Ornn cũng sẽ lớn hơn và hắn gần như bất tử trong combat.
Trong trận đấu mới đây trước Golden Guardians tại LCS mùa Xuân 2020, ngôi sao Bjergsen của TSM đã sử dụng con bài này để đối đầu với Zoe của đối phương, và mặc dù phải nhận tới 22,4k sát thương trong cả trận đấu, anh không phải nằm xuống bất cứ một lần nào và chỉ farm thua đối phương vỏn vẹn 26 đơn vị lính, trong khi đạt chỉ số KDA ấn tượng 0/0/11.
Mặc dù “trào lưu” Ornn đường giữa có thể không phổ biến bằng Soraka, Sona đường trên hay Rumble hỗ trợ, đây cũng là một sự sáng tạo thú vị của các tuyển thủ, khiến cho Đấu Trường Công Lý ngày càng trở nên đa dạng và hấp dẫn hơn.
Theo Game4V
Rumble có phải là một lựa chọn tốt cho vai trò Hỗ Trợ?
Hiện tại, những lựa chọn kỳ lạ ở Đấu Trường Công Lý không chỉ bao gồm Soraka và Sona đường trên mà còn cả Rumble ở vị trí Hỗ Trợ.
Đội tuyển chuyên nghiệp đầu tiên sử dụng con bài này là Afreeca Freecs trong trận đối đầu với Griffin. Người chơi Hỗ Trợ của họ, Son "Jelly" Ho-gyeong đã có màn thể hiện xuất sắc và đạt KDA chung cuộc 4/3/12, giúp đội nhà giành chiến thắng 2-0 trước đối thủ nặng ký này.
Vậy đâu là nguyên nhân khiến vị tướng này phù hợp với vị trí Hỗ Trợ? Nguyên nhân đầu tiên nằm ở sự linh động trong khâu cấm chọn. Như trong trận đấu với Griffin, Afreeca Freecs dành ba lượt pick đầu tiên để lựa chọn Rumble, Jarvan và Kennen, khiến cho đối phương tưởng rằng Rumble sẽ đi đường giữa.
Thứ hai, trong khi các vị tướng có khả năng khống chế mạnh mẽ như Leona, Thresh hay Nautilus đang "làm mưa làm gió" ở vị trí Hỗ Trợ, Rumble có thể dễ dàng chống lại họ - tấm khiên có được từ kỹ năng W giúp hắn tránh bị "bốc hơi" tại chỗ, và một khi đã không bị tiêu diệt, lượng sát thương mà hắn đáp trả, đặc biệt là từ Súng Phun Lửa (Q) sẽ khiến bất cứ kẻ địch nào cũng phải dè chừng.
Thứ ba, lựa chọn Rumble ở đường dưới giúp đội nhà có khả năng chơi theo phong các hai pháp sư. Nếu bổ sung một vị tướng có khả năng khống chế mạnh, đội hình này sẽ có khả năng làm bay hơi bất kỳ vị tướng nào bên phía đối phương di chuyển lỗi.
Vậy đâu là những bí quyết để có thể thành thạo Rumble Hỗ Trợ? Đầu tiên, hãy nhớ rằng một trong những điểm mạnh của Rumble là lượng sát thương đầu trận rất lớn. Vì vậy, hãy tìm cách tối đa hóa lợi thế này - ví dụ như lên thẳng Giày Pháp Sư đầu tiên. Những thay đổi tiền mùa giải giúp các Hỗ Trợ không phải giành tiền để nâng cấp đồ đã giúp hắn có thể hoàn thành món trang bị này sớm hơn. Một trang bị trấn phải khác của các vị tướng gây sát thương theo thời gia như Rumble là Mặt Nạ Đọa Đày Liandry cũng nên được hoàn thành sớm.
Chơi Rumble ở vị trí Hỗ Trợ có một điểm khác so với Rumble đường trên hay đường giữa: bạn cần khởi đầu với kỹ năng E để có thể cấu máu đối phương từ sớm, qua đó kích hoạt Thiên Thạch Bí Ẩn. Đến cấp độ 3, gần như chắc chắn bạn sẽ trao đổi chiêu thức có lợi khi tích đủ ba kỹ năng. Tiếp tục gây áp lực lên đối phương để giành lợi thế.
Về giữa và cuối trận, bạn có thể lên đồ cho Rumble như khi đi solo lane. Về cơ bản phong cách chơi của bạn vẫn tương tự, chỉ khác là bạn cần để mắt nhiều hơn đến xạ thủ của mình. Tốt hơn hết, chỉ nên pick Rumble khi trong team bạn có một vị tướng nhiều khống chế, vì Rumble thực sự không phải là một tướng có khả năng bảo kê tốt cho lắm.
Theo Game4V
Nối bước Soraka, Sona trở thành 'hot pick' ở vị trí đường trên Nếu Soraka đường trên đã trở thành một lựa chọn khá phổ biến trong những ngày gần đây, thì một vị tướng hỗ trợ khác là Sona cũng có những con số thống kê rất ấn tượng ở vị trí này. Trong danh sách những tuyển thủ chuyên nghiệp hàng đầu đã thử sức với lựa chọn này có một số cái tên...