Tại sao, ở mỗi tỉnh thành giáo viên lại được hưởng phần trăm dạy thêm khác nhau?
Giáo viên ở Hà Nội được hưởng 70% trong khi tại Bình Phước giáo viên lại hưởng 80% nhưng ở Hòa Bình giáo viên được hưởng 75% tiền dạy thêm, học thêm.
Tiền dạy thêm trong nhà trường là vấn đề mà nhiều giáo viên quan tâm bởi đây được xem là nguồn thu nhập tăng thêm của các thầy cô trong bối cảnh lương giáo dục thấp.
Trong đó, việc quy định trích phần trăm tiền dạy thêm, học thêm trong nhà trường là vấn đề được chú ý nhiều.
Có một thực tế, mỗi địa phương lại có cách quy định khác nhau về số tiền giáo viên được lĩnh khi dạy thêm.
Có địa phương giáo viên được hưởng 80% tiền thu dạy thêm nhưng có địa phương lại chỉ được 70%.
Tiền dạy thêm, học thêm chia cho thầy cô mỗi nơi một khác (ảnh minh họa – nguồn internet).
Điển hình như tại tỉnh Bình Phước thì Ủy ban nhân dân tỉnh quy định tại văn bản số 14/2019/QĐ-UBND cho thấy giáo viên trên địa bàn được hưởng tối thiểu là 80% trên tổng số tiền thu học thêm trong năm học.
Cụ thể, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước quy định: “Đối với dạy thêm, học thêm trong nhà trường:
Thu tiền học thêm để chi trả thù lao cho giáo viên trực tiếp dạy thêm, công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường; chi tiền điện, nước; bổ sung, sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm.
Mức thu tiền học thêm do thỏa thuận giữa cha mẹ học sinh với nhà trường bằng văn bản. Tuy nhiên, mức thu phải đảm bảo theo nguyên tắc thu vừa đủ chi (số tiền tồn quỹ không quá 1% trên tổng số thu/năm học).
Nội dung và mức chi: Chi cho giáo viên trực tiếp dạy thêm tối thiểu 80% trên tổng số tiền thu học thêm trong năm học.
Video đang HOT
Tối đa 15% chi cho công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường (bao gồm công tác chủ nhiệm, quản lý, phục vụ, bảo vệ, trông xe và các nhiệm vụ liên quan);Trong khi đó, tại tỉnh Vĩnh Phúc, trong van bản số: 29/2019/QĐ-UBND Ủy ban nhân dân tỉnh này lại quy định, mức chi tối thiểu 70% chi cho giáo viên trực tiếp giảng dạy;
Chi tiền điện, nước văn phòng phẩm, vệ sinh, sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm, nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước khác (nếu có) theo quy định. Phần chênh lệch còn lại (nếu có) thực hiện trích nguồn cải cách tiền lương, bổ sung các loại quỹ theo quy định của pháp luật.
Tại tỉnh Nam Định, tại văn bản số: 22/2018/QĐ-UBND, Ủy ban nhân dân tỉnh này quy định, Chi thù lao cho giáo viên dạy trực tiếp là 70%; Chi công tác quản lý dạy thêm, học thêm của nhà trường (bao gồm công tác chủ nhiệm, quản lý nền nếp, kỷ cương, phục vụ, bảo vệ, coi xe và các nhiệm vụ có liên quan) là 15%;
Chi tiền điện, nước và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm là 15%.
Tại tỉnh Hòa Bình, trong văn bản số: 18/2013/QĐ-UBND, Ủy ban nhân dân tỉnh này quy định, chi 75% cho thù lao giáo viên trực tiếp giảng dạy và công tác quản lý nhà trường (trong đó công tác quản lý nhà trường là 5%).
Chi 15% cho mua sắm, sửa chữa cơ sở vật chất nhà trường. Chi 2% cho đơn vị cấp phép, quản lý và kiểm tra. Chi 8% theo quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường.
Tại Hà Nội, trong văn bản Số: 22/2013/QĐ-UBND, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội lại quy định tỷ lệ chi: 70% chi thù lao giáo viên trực tiếp giảng dạy;
15% chi công tác quản lý dạy thêm học thêm của nhà trường;
15% hỗ trợ chi tiền điện, nước, vệ sinh và sửa chữa cơ sở vật chất phục vụ dạy thêm, học thêm.
Trinh Phúc
Theo giaoduc.net
Thu nhập giáo viên dạy thêm: Có người 9 con số
Thu nhập của giáo viên thường được chia thành 2 nhóm: nhóm 1 sống bằng lương hệ số, nhóm thứ 2 sống bằng thu nhập dạy thêm. Giáo viên dạy thêm dù ở thành phố hay nông thôn, nếu "đắt sô", thì đều có thu nhập rất ổn.
Học sinh ôn thi ở một trung tâm dạy thêm. Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng
Tất cả những nhân vật được phỏng vấn trong bài viết này đều khẳng định rằng, chưa bàn đến các yếu tố khác, những giáo viên dạy thêm trước tiên phải là những người dạy tốt, được học sinh tín nhiệm.
Tần suất dạy thêm và mức học phí cũng phụ thuộc nhiều vào năng lực của thầy cô. Ngoài ra còn những yếu tố phụ khác như quy mô lớp học, thời gian mỗi buổi học, cấp học...
Chị Hằng - một phụ huynh có con đang học cấp 1 ở Hà Nội, cũng từng cho con "chinh chiến" nhiều lớp học thêm - chia sẻ rằng, học phí mỗi buổi học thêm phụ thuộc rất nhiều yếu tố, nhưng chủ yếu dao động từ 100 nghìn đến 180 nghìn/ buổi. Trừ những thầy cô cực kỳ đặc biệt thì mức giá trên 200 nghìn là hiếm.
"Thông thường nhất là 100-150 nghìn đồng/buổi. Mình cho con học cao nhất là lớp Toán 180 nghìn/ buổi nhưng thầy dạy đến 3 tiếng, chỉ có 20 học sinh/ lớp, trong khi các lớp khác chỉ dạy từ 1,5 đến 2 tiếng".
Chị Hằng cho biết, với mức học phí đó, các thầy cô chị chọn cho con học đều là những người "có thành tích" cả.
Cho con đi học thêm với tư cách phụ huynh nhưng cũng làm trong ngành giáo dục nên chị Hằng khá thân thiết với các thầy cô. Chị tiết lộ, thu nhập các thầy cô đi dạy thêm một vài chục triệu một tháng là bình thường.
"Thu nhập của các thầy cô cũng chia thành nhiều mức độ: thầy cô trường công chỉ dạy thêm ít, thầy cô dạy trung tâm "cày" nhiều, hay thầy cô đứng ra mở trung tâm..."
Ví dụ như các cô dạy ở trường con chị, ngoài giờ lên lớp cũng có dạy thêm nhưng chỉ thu vài trăm nghìn một tháng mỗi học sinh. Cả lớp có hơn 50 học sinh nhưng không phải em nào cũng đi học hết, nhân lên mỗi cô thu được khoảng chục triệu một tháng.
"Các cô dạy lớp 1 thì thu nhập lại cao hơn, vì ngoài luyện cho học sinh của mình còn luyện cho lớp kế tiếp sắp vào lớp 1. Thầy cô dạy thuê cho trung tâm thì được trả vài trăm nghìn/ ca dài 2 tiếng. Nếu cô tự thuê nhà, tự thu chi thì cao nhất là 180 nghìn/ buổi" - chị Hằng chia sẻ.
Tuy nhiên, có những trường hợp cá biệt mà bà mẹ này kể lại: "Mình có biết một phụ huynh ở Thanh Hóa, thứ 7 tuần nào cũng đưa con lên Hà Nội học 2 tiếng môn Toán dạy bằng tiếng Anh để cho đi thi. Học phí cho 2 tiếng là 700 nghìn/ buổi, học 1 thầy 1 trò".
"Còn lại, mức học phí dưới 200 nghìn/ buổi là phổ biến nhất. Thầy cô thu nhập cao vì dạy nhiều. Có những thầy cô uy tín dạy kín lịch. Mình có quen một thầy giáo trẻ dạy kín lịch, thu nhập tính sơ sơ khoảng 40-50 triệu/ tháng, nhưng thực sự vất vả, không có thời gian nghỉ ngơi, giải trí. Cá biệt có những người thu nhập 'khủng' lên tới 9 con số - tức cả trăm triệu đồng/ tháng. Nhưng đó là những thầy cô không dạy trong trường, mà chỉ "cày" ở trung tâm".
Học phí học thêm ở thành phố và nông thôn chênh lệch khá lớn. Ảnh minh họa: Lê Anh Dũng
Trong khi đó, cô Trang - một giáo viên tiếng Anh tiểu học ở trường công Hà Nội chia sẻ, chị và các đồng nghiệp dạy thêm chỉ lấy 60-70 nghìn/ buổi. Lớp học quy mô dưới 12 học sinh, học trong 1 tiếng rưỡi.
"Thường thì mỗi lớp dạy 2 buổi/tuần. Mỗi cô dạy từ 2-3 lớp là đã mệt rồi, vì còn công việc ở trường nữa. Có những cô dạy chính học sinh của mình ở trường, có những cô tập hợp lớp bên ngoài, gần khu nhà mình ở. Cá biệt có cô "cày" 6-8 lớp nhưng với điều kiện là ban ngày ít dạy trên trường".
Cô Trang cho biết, thông thường các cô dạy khoảng 2 lớp - tức 4 buổi/ tuần. Mỗi buổi thu về khoảng 500 nghìn vì có cô còn phải trả tiền thuê địa điểm, mỗi tháng thu nhập khoảng 8 triệu đồng từ dạy thêm, cộng với lương dạy chính ở trường là cũng tạm đủ sống.
"Với môn tiếng Anh thì bây giờ các em ra trung tâm học cũng nhiều. Ra trung tâm còn có giáo viên người nước ngoài, phụ huynh thích hơn" - cô Trang tâm sự.
Đó là thu nhập của những giáo viên ở Hà Nội. Còn ở khu vực nông thôn, mức học phí mỗi buổi học thấp hơn rất nhiều nhưng số lượng học sinh mỗi lớp lại tăng lên.
Ngọc Anh - một học sinh lớp 12 ở một huyện nông thôn của TP. Hải Phòng cho biết, học phí mỗi buổi học thêm của em là 25 nghìn đồng, mỗi lớp trên 40 học sinh. Mỗi môn thường học 2 buổi/ tuần. Mỗi thầy cô dạy khoảng 2-3 lớp. Như vậy, thu nhập của thầy cô dao động từ 16-24 triệu đồng/ tháng chưa trừ chi phí thuê địa điểm.
Chia sẻ về việc dạy thêm của các thầy cô, chị Hằng cho biết: "Dạy thêm không xấu. Phần nhiều là do phụ huynh có nhu cầu. Nhiều lớp học thêm của con mình là thầy ở ngoài trường, không ai ép buộc, mà ngược lại con rất thích. Và cũng phải học thêm con mới có đủ kiến thức để đáp ứng cho các kỳ thi sau này".
Bà mẹ này cũng rất chia sẻ với các thầy cô dạy thêm: "Để kiếm được thu nhập từ dạy thêm, thầy cô cũng rất vất vả. Phụ huynh và học sinh bây giờ rất tinh và có chọn lọc. Không phải thầy cô nào cũng dạy thêm được".
Nguyễn Thảo
Theo vietnamnet
Giáo viên Hà Nội ủng hộ 1 tỷ đồng xây nhà cho đồng nghiệp khó khăn Hai căn nhà trị giá 500 triệu đồng mỗi căn đã được ngành giáo dục Hà Nội bàn giao cho các đồng nghiệp nhằm hỗ trợ phần nào khó khăn khi phải dạy học xa nhà tại địa bàn nghèo của Hà Tĩnh và Quảng Bình. Với mục tiêu hỗ trợ cho đồng nghiệp dạy học trong điều kiện khó khăn tại các...