Tại sao nước trong hồ không thấm hết xuống đất?
Đất có khả năng thấm hút nước rất tốt, vậy tại sao nước trong những hồ lớn lại không bị rút hết xuống lòng đất?
Hồ nước từ lâu đã trở thành một phần quan trọng của hệ sinh thái tự nhiên, không chỉ cung cấp nước mà còn duy trì sự sống cho nhiều loài sinh vật. Tuy nhiên, bạn đã bao giờ thắc mắc tại sao nước trong các hồ lớn không bị ngấm hết xuống đất, đặc biệt khi đáy hồ tiếp xúc trực tiếp với lòng đất?
Một điều chắc chắn là các hồ nước luôn có một phần nước thấm xuống lòng đất. Tuy nhiên, hiện tượng này thường không được chú ý vì lượng nước bị mất sẽ nhanh chóng được bù đắp nhờ những cơn mưa. Hơn nữa, tốc độ thấm nước thường khá chậm, dường như có một lớp “lá chắn” tự nhiên ngăn nước bị hút hết, giúp các hồ tồn tại hàng trăm năm mà không bị rút cạn.
Điều này không hề khó lý giải như nhiều người nghĩ. Hãy thử tưởng tượng bạn đặt một phiến đá lên mặt đất và tưới nước lên đó. Nước sẽ không thấm qua phiến đá mà chỉ tràn ra xung quanh. Điều tương tự cũng xảy ra đối với các hồ nước: đáy hồ thường có lớp tích tụ các tảng đá và khoáng chất, tạo thành một hàng rào tự nhiên ngăn nước thấm xuống.
Cụ thể hơn, đáy của nhiều hồ chứa lớp đá tích tụ dày đặc, khiến nước khó lọt qua vì giữa các tảng đá có rất ít khoảng trống. Lớp đáy này hoạt động như một lớp ngăn cách tự nhiên giữa nước và đất, hạn chế quá trình thẩm thấu. Đây chính là lý do các hồ lớn có thể duy trì lượng nước ổn định qua hàng thế kỷ.
Ngay cả khi tồn tại một số khoảng trống nhỏ trong lớp đáy, các hồ vẫn có cơ chế tự bít kín qua thời gian. Nhiều hồ tích tụ trầm tích như cát, phù sa và đất sét – những vật liệu này dần lấp đầy các lỗ trống. Theo thời gian, đáy hồ tự “tiến hóa” để trở thành một lớp chắn nước hiệu quả hơn.
Video đang HOT
Tuy nhiên, nước trong hồ không chỉ thoát qua đáy mà còn bốc hơi lên không trung, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Trên thực tế, sự thất thoát nước qua quá trình bay hơi thường lớn hơn nhiều so với qua lòng đất. Quá trình này xảy ra khi ánh nắng mặt trời làm nóng bề mặt hồ, khiến nước chuyển từ thể lỏng sang thể khí và bốc lên.
Mặc dù vậy, trong tự nhiên, nước bốc hơi không hẳn là mất đi. Chu trình tuần hoàn nước – một hiện tượng hóa sinh học – giúp lượng nước bốc hơi được bù lại thông qua lượng mưa. Chu trình này diễn ra liên tục: nước bốc hơi tạo thành mây, sau đó mây ngưng tụ thành mưa và quay trở lại mặt đất. Đây chính là cách các hồ nước tự cân bằng và duy trì lượng nước ổn định.
Tuy nhiên, một khảo sát được công bố vào tháng 5 năm 2023 lại đưa ra những cảnh báo đáng lo ngại. Theo khảo sát này, hơn một nửa số hồ lớn trên thế giới, bao gồm cả hồ tự nhiên và nhân tạo, đang cạn kiệt. Nguyên nhân chính được xác định là hoạt động tiêu thụ nước quá mức của con người, như việc khai thác nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt, cùng với sự nóng lên toàn cầu. Biến đổi khí hậu làm tăng nhiệt độ trung bình của Trái Đất, dẫn đến lượng nước bốc hơi từ các hồ cũng tăng theo.
Vì vậy, dù các hồ nước để lâu không dễ dàng bị ngấm hết xuống lòng đất, nguy cơ thất thoát nước do bay hơi ngày càng trở nên nghiêm trọng. Đây là vấn đề không chỉ ảnh hưởng đến hệ sinh thái mà còn tác động đến nguồn nước ngọt – tài nguyên thiết yếu cho con người.
Nghi ngờ gò đất lớn có kho báu, chuyên gia cho nổ mìn, khai quật suốt nhiều ngày đêm: Hơn 100 báu vật 1.700 năm tuổ.i được tìm thấy
Trong quá trình xây dựng đường sắt, đội công nhân Trung Quốc vô tình phát hiện kho báu cổ xưa nằm trong lòng đất.
Với chiều dài lịch sử hơn 5.000 năm, Trung Quốc đã khiến cả thế giới phải trầm trồ với nền văn hóa phong phú, đậm đà bản sắc, tạo ra vô số bảo vật quý giá. Tuy nhiên theo dòng chảy của thời đại, nhiều di vật, di tích văn hóa quý giá này đã bị chôn vùi dưới lòng đất gây tiếc nuối.
Ngày nay, với sự phát triển không ngừng của ngành khảo cổ học, những kho báu này cũng dần lộ diện. Khi được "tái sinh" một lần nữa, những di vật này cùng câu chuyện về nguồn gốc của chúng đã trở thành chứng nhân góp phần giúp hậu thế phác họa lại bức tranh lịch sử tưởng chừng như đã bị lãng quên trong quá khứ. Câu chuyện dưới đây là một ví dụ.
Đầu những năm 1990, Trung Quốc triển khai xây dựng hệ thống đường sắt tốc độ cao cho quốc gia mình. Khi dự án này được triển khai ở địa phận tỉnh Giang Tây, một sự việc bất ngờ đã xảy ra.
Ảnh: Sohu
Theo Sohu, trong quá trình xây dựng đường sắt, máy xúc đột nhiên bất động trước một gò đất lớn. Dù nhiều máy móc được huy động đến để đào bới vẫn không thể di dời được khối đất cứng này. Qua tìm hiểu, đội thi công biết được khu vực gần đó từng xuất hiện những di vật văn hóa. Do đó, họ lập tức nghi ngờ phía dưới gồ đất này cũng có thể là một ngôi mộ cổ chứa nhiều món đồ có giá trị.
Để kiểm chứng, đội thi công đã nhanh chóng dùng mìn để cho nổ tung gồ đất trên. Ngay sau đó, cảnh tượng trước mắt khiến những người có mặt tại hiện trường đều bàng hoàng.
Ảnh: Sohu
Hóa ra, gò đất này cứng và bền đến vậy là vì bên trong nó là một công trình cổ được xây dựng bằng gạch. Cho rằng đây có thể là một di tích văn hóa quan trọng, đội xây dựng đã lập tức thông báo cho các chuyên gia khảo cổ học đến để nghiên cứu. Hiện trường lập tức được phong tỏa. Một loạt thiết bị công nghệ cao đã được các chuyên gia sử dụng để kiểm tra toàn diện công trình vừa được tìm thấy.
Sau nhiều ngày đêm nghiên cứu, kết quả kiểm tra địa chất cho thấy gồ đất bên trên ngôi mộ này đã tồn tại hàng nghìn năm và nằm trong lòng nó là một ngôi mộ cổ có hình dạng kim tự tháp. Đó là lý do mà phần mái của nó nhô lên cao, tạo thành một gồ đất lớn. Trong khi đó, phần dưới của ngôi mộ này trải rộng dưới lòng đất, có diện tích hơn 900m2.
Các chuyên gia khảo cổ học cho biết toàn bộ ngôi mộ này được làm bằng gạch xanh, có một bức tường cứng bên ngoài cao hơn 10m. Khi quyết định vào sâu bên trong để nghiên cứu, họ còn phát hiện ra rằng ngôi mộ này đã bị "đán.h thức" từ trước đó. Những kẻ trộm mộ tinh ranh đã ghé thăm nơi này và cuỗm đi phần lớn những món đồ quý giá ở bên trong.
Ảnh: Sohu
Sau khi tiến hành thu thập số báu vật còn lại, các chuyên gia cho biết trong ngôi mộ vẫn còn hơn 100 báu vật cổ xưa. Trong số đó có những chiếc đèn cổ có khắc các hình vẽ độc đáo và bộ ấm trà bằng men ngọc được chế tác rất tinh xảo, có giá trị nghiên cứu rất cao.
Dựa theo những manh mối thu được, các chuyên gia dự đoán chủ nhân của ngôi mộ này là một nhân vật tầm cỡ trong quá khứ. Sau đó, khi nghiên cứu các di vật tìm thấy và cấu trúc của ngôi mộ, họ xác định rằng nó đã hơn 1.700 năm tuổ.i và có nguồn gốc từ cuối thời Đông Ngô - một trong 3 quốc gia thời Tam Quốc (220-280) trong lịch sử Trung Quốc. Còn chủ nhân của ngôi mộ là em vợ của vua Tôn Quyền nước Ngô, tên là Đàm Thiệu. Dù có địa vị cao trong triều đình nhưng vì không muốn vướng vào những cuộc tranh chấp quyền lực nên ông đã trở về quê hương, sống cuộc sống bình yên cho đến khi qua đời và được chôn cất tại đây.
Các chuyên gia cũng cho rằng việc phát hiện ra số kho báu này được xem là dấu mốc quan trọng và có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cộng đồng khảo cổ Trung Quốc. Đồng thời, góp phần vào công cuộc lưu giữ và bảo tồn những giá trị văn hóa cổ xưa của một quốc gia với chiều dài hàng nghìn năm lịch sử.
Cả công trường dừng thi công khẩn cấp vì công nhân đào trúng 'vật cứng kỳ lạ': Hiện trường lập tức bị phong tỏa, kho báu vô giá nghìn năm tuổ.i dần dần hé lộ Dù đã xảy ra từ năm 1970 nhưng mỗi khi nhắc lại, sự việc "phát hiện kho báu khổng lồ" này vẫn khiến nhiều người trầm trồ. Vào một ngày đầu tháng 10 năm 1970, các công nhân đang thi công trên công trường xây dựng tại thôn Hà Gia, Thiểm Tây, Trung Quốc đã gặp một chuyện bất ngờ. Được biết, khi...