Tại sao nói “có” lại là cách dạy con ngoan và nghe lời hơn nhiều so với ngăn chặn hay từ chối
Trẻ con luôn có những hành động tự phát và gây khó khăn cho các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, thay vì cấm đoán, cha mẹ có thể sử dụng những phương pháp này để dạy con ngoan và đưa trẻ vào nề nếp.
Ở mỗi giai đoạn khác nhau, trẻ con lại có những thay đổi khác nhau về hành động. Hai tuổi, là một trong những giai đoạn phát triển đặc biệt, đánh dấu sự thay đổi trong hành vi của trẻ. Ở tuổi này, trẻ có thể có nhiều hành động bốc đồng, thiếu kiểm soát và gây khó khăn cho các bậc cha mẹ. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cách để khiến cho trẻ bình tĩnh, và giữ cho trẻ an toàn khỏi những nguy hiểm. Cha mẹ cần phải đồng cảm với tâm trạng của trẻ, chỉ ra những ranh giới rõ ràng, hành vi phù hợp và can thiệp theo cách thức đẩy sự phát triển độc lập hơn là ngăn chặn mọi hành vi của trẻ.
Dưới đây là một vài gợi ý về cách xử lý mà cha mẹ nên sử dụng để tăng cường kỷ luật cho trẻ, giúp bạn dạy con ngoan ngoãn, vâng lời.
1. Nói “Có”
Thay vì ngăn chặn trẻ làm một điều gì đó, bạn có thể khuyến khích trẻ tự làm và quan sát hành vi của trẻ (Ảnh minh họa)
Thông thường, bạn có thường xuyên ngăn chặn những hoạt động của con mình khi nghĩ đấy là những hành động không hợp lý, gây khó chịu hoặc mang lại rắc rối hay không? Nếu bạn không chắc chắn, hãy lấy một mẩu giấy và đánh dấu kiểm tra mỗi khi câu trả lời của bạn là “không”. Nếu như dấu kiểm tra quá nhiều vào cuối ngày, bạn hãy suy nghĩ đến việc nói “có” để thay thế và cảm nhận kết quả khác biệt.
Bạn hãy cố gắng tạo cho trẻ những lựa chọn khác tích cực hơn. Ví dụ, nếu như con đang có ý định lấy một vật gì đó và đập xuống sàn, thay vì nói “không được” bạn hãy nói với trẻ rằng “ Con có thể đập một cách vui vẻ thoải mái, nhưng thay vào đó con hãy dùng thứ gì đó không dễ vỡ như cái gối này nhé!“. Bằng việc nói “có” thường xuyên, sau những khó chịu ban đầu, trẻ sẽ dần học được rằng những gì bạn làm là mang lại lợi ích cho trẻ.
2. Cung cấp cho trẻ những sự lựa chọn có giới hạn
Để cho con lựa chọn giữa việc hành động đúng đắn và hình phạt cho hành động sai trái là một trong những phương pháp hiệu quả. Khi bạn trao cho trẻ những quyền lựa chọn đơn giản như sẽ mặc áo màu gì, chơi như thế nào, trẻ sẽ cảm thấy được tôn trọng. Tuy nhiên, nếu như trẻ có lựa chọn không phù hợp, hãy nhẹ nhàng từ chối và hướng con đến một sự lựa chọn khác tốt hơn. Nhưng việc để trẻ có quá nhiều sự tự do trong việc quyết định có thể dẫn đến những tình huống không an toàn, vì vậy bạn vẫn nên kiểm soát những quyết định được phép lựa chọn để bảo vệ trẻ khi quyết định giải quyết vấn đề.
Video đang HOT
Việc cho trẻ tự lựa chọn một trò chơi trong giới hạn sự cho phép của bạn cũng là một phương pháp giúp đưa trẻ vào khuôn khổ (Ảnh minh họa).
3. Hãy kiên định và dõi theo trẻ
Ở lứa tuổi này, trẻ đang rất thích thú khám phá mọi thứ xung quanh, do đó con bạn sẽ tìm mọi cách để làm quen với mọi điều. Việc của bạn là giúp cho trẻ hình thành những thói quen tốt, phù hợp với con sau này. Nếu như trẻ đòi hỏi một điều gì đó và bạn thấy không phù hợp, hãy nói “không” một cách bình tĩnh và nhất quán.
Trước tiên, bạn cần phải thiết lập ra những giới hạn và quyết định sẽ thực hiện nó như thế nào. Ví dụ, trong giờ ăn, quy tắc bạn đặt ra là phải ngồi ngay ngắn và ăn tại bàn, bạn sẽ cần phải quan sát trẻ trong thời điểm này. Nếu như trẻ cố gắng rời bàn và tập trung vào những thứ khác, bạn hãy can thiệp một cách bình tĩnh. Bạn có thể hỏi trẻ rằng “ Con có muốn ăn thêm nữa không? Con đứng dậy có nghĩa là con đã ăn xong và sẵn sàng đi rửa tay. Mẹ sẽ giúp con“. Sau khi cho trẻ lựa chọn, hãy chắc chắn rằng bạn sẽ thực hiện đúng với lời nói của mình.
4. Vui vẻ và thoải mái
Hãy chắc chắn rằng, bạn nghiêm túc khi đặt ra những giới hạn cho hành động của trẻ. Tuy nhiên, việc nuôi dạy con cái luôn là một việc rất thú vị, vì vậy những phương pháp nuôi dạy vui vẻ, phù hợp của bạn có thể sẽ giúp cho trẻ có nhiều hành vi tích cực hơn. Trẻ cần cảm nhận được tình yêu và sự quan tâm thông qua biểu hiện và hành động của bạn.
Có rất nhiều cách mà bạn có thể sử dụng để tạo sự gần gũi và thoải mái cho cả bạn và trẻ. Ví dụ như, khi cho trẻ ăn rau, bạn có thể hát và diễn tả cho trẻ một bài hát về rau củ. Những trận chiến vào ban đêm khi đánh răng để xua đuổi “răng cá sấu” hay một cuộc rượt đuổi quanh nhà cũng là những gì con bạn cần cho mối quan hệ của bạn…
Bằng một vài bài hát hoặc câu chuyện cười đơn giản, bạn có thể khiến cho việc trẻ đánh răng đơn giản và nề nếp hơn rất nhiều (Ảnh minh họa).
5. Đưa trẻ ra khỏi những tình huống không phù hợp
Trẻ con có thể thực hiện những hành vi không phù hợp do không xác định được tính chất của vấn đề. Những hành vi không phù hợp của trẻ cần được ngăn chặn để không xảy ra lần nữa. Nếu như sự việc quá nghiêm trọng, bạn có thể đưa trẻ ra khỏi tình huống đó mà không cần tốn thời gian cho việc thương lượng.
Trẻ còn quá nhỏ để có thể tự mình xác định các tình huống nguy hiểm và tự thoát ra, do đó cần phải có sự can thiệp của cha mẹ. Điều này thật sự hữu ích để giải quyết các vấn đề với con của bạn ở nơi công cộng. Ví dụ như, khi bạn đi siêu thị, trẻ giận giữ và la hét để được mua món đồ mình thích, thay vì mắng trẻ trước mặt nhiều người, bạn có thể dắt trẻ đến một vị trí khác yên tĩnh hơn để giải thích và nói chuyện với trẻ một cách thích hợp.
Theo Helino
Sai lầm nhiều phụ huynh mắc phải khi dạy con: Những "bức tường" cao lên cùng sự sợ hãi
"Cứ không hiểu, không biết, không kiểm soát được là cấm cái đã rồi tính sau. Là nhốt con trong bức tường mình đã xây lên chứ không còn là bảo vệ con nữa, càng yêu con bao nhiêu càng xây bức tường dày bấy nhiêu".
Làm cha mẹ chưa bao giờ là việc dễ dàng. Còn bé thì lo sức khỏe, thể trạng, cân nặng. Lớn lên, đi học thì lại lo việc học hành, lo chơi với bạn bè thế nào, lo suy nghĩ, cách ứng xử của con. Thậm chí con 18, 20 tuổi vẫn lo chuyện tốt nghiệp đi làm ở đâu, thế nào. Rồi lo chuyện con yêu đương, kết hôn ra sao? Sinh ra một đứa con là tự khoác vào mình vô vàn lo lắng. Mà càng lo thì càng sợ, càng sợ thì càng xây lên những bức tường hòng bảo vệ con...
Những bức tường cao lên cùng sự sợ hãi
Có 1 câu rất hay " Sinh con ra chính là dứt trái tim mình ra khỏi lồng ngực". Chúng là trái tim của chúng ta đang lang thang ngoài kia. Cuộc sống càng hiện đại, mối lo của cha mẹ càng nhiều. Trước chỉ lo chúng nó đá bóng bị gãy chân, đi bơi bị đuối nước, bị bạn bè xấu lôi kéo này nọ. Giờ thì thêm vạn nỗi lo nữa từ mạng mẽo, từ những thứ mà chính cha mẹ cũng chưa được chuẩn bị tâm lý, kỹ năng để chia sẻ - đối thoại cùng con. Đó cũng là lý do khiến nhiều vị phụ huynh trở nên co cụm, sợ hãi chọn cách xây những bức tường bảo vệ con em họ trước những điều xấu xí ngoài kia.
Phải! Là những bức tường mang tên "Cấm đoán". Cứ không hiểu, không biết, không kiểm soát được là cấm cái đã rồi tính sau. Là nhốt con trong bức tường mình đã xây lên chứ không còn là bảo vệ con nữa, càng yêu con bao nhiêu càng xây bức tường dày bấy nhiêu. Thậm chí còn nhiều bức tường có cả dây thép gai bằng những hình phạt, những lô cốt chỉ có lỗ nhỏ từ cha mẹ để con hít khí trời. Mà cũng phải là khí trời do cha mẹ kiểm duyệt, đưa vào chứ không phải khí trời tự nhiên.
Một kiểu xây tường nữa, đó là xây tường bằng kinh nghiệm của cha mẹ. Ngày xưa cha mẹ cũng thế này nên ngày nay con cái cũng phải thế này. Không được sai, thậm chí không được đúng nếu như cái đúng đó không giống cái đúng của cha mẹ. Kinh nghiệm của người làm cha mẹ năm 1980 không thể áp dụng cho người làm cha mẹ năm 2018 được. Cơ mà họ vẫn áp dụng: " Ngày xưa ông nội dạy bố, bà ngoại dạy mẹ thế này nên con cũng phải theo".
Và một kiểu xây tường mà nhiều cha mẹ giờ vẫn hay áp dụng đó là "nghe người ta nói". Đây cũng là một dạng xây tường cho cả hai phe: Cha mẹ và con cái. Cứ thấy trên mạng rộ lên cái gì là về xây tường bảo bọc con cái ngay. Đi một bước cũng đụng tường. Con cái phải đi theo sơ đồ chỉ dẫn của cha mẹ.
Tôi gọi việc này là SỐNG THAY CON.
Việc xây những bức tường bảo vệ con sẽ khiến con trở thành người thế nào?
Thực ra, xây tường cũng là bởi yêu con, lo lắng cho con. Trong mắt bố mẹ, con cái lúc nào cũng bé "xíu xìu xiu" mà. Nhưng việc xây quá nhiều những bức tường đầu tiên đó là chúng ta sẽ khiến con thụ động, mất kỹ năng ứng phó với cuộc sống mai này. Chúng ta bảo vệ con hay bảo bọc con? Chúng ta muốn giữ lũ trẻ tránh xa những thứ xấu xí hay chúng ta đang nhốt lũ trẻ vào một cái lồng kính vô trùng? Vẫn biết rằng ngoài kia nhiều thứ không tốt, nguy hiểm nhưng cái cách chúng ta tìm đường đi vòng qua nó hoặc không dám đi qua nó sẽ khiến những đứa trẻ nhiều tuổi mà vẫn chỉ là những đứa trẻ.
Vậy làm sao để vẫn bảo vệ con mà không xây tường bịt kín lối con?
Nuôi dạy con là cả một nghệ thuật đối với những người làm cha làm mẹ.
Hãy xây những cây cầu
Hãy xây những cây cầu. Tôi nghĩ thế! Cuộc sống này phát triển là nhờ xây những cây cầu chứ không phải là xây những bức tường. Chính cha mẹ hãy trở thành những cây cầu của các con. Hãy cùng con kết nối với thế giới bên ngoài bằng việc đồng hành cùng đám trẻ. Hãy cho con được quyền sai để tìm ra đáp án đúng.
Tôi vẫn hay nói về việc vấp ngã và đứng dậy. Đừng "đánh chừa" đất để khiến trẻ học cách đổ lỗi. Nhưng cũng đừng bỏ mặc trẻ vấp ngã để trẻ tự đứng dậy. Nhiều cha mẹ hay chọn cách để trẻ tự đứng dậy và học từ thất bại nhưng như thế cũng chưa đúng. Việc trẻ bị bỏ mặc cũng sẽ khiến trẻ bị tổn thương, cảm giác bỏ rơi. Việc muốn trẻ thất bại để trưởng thành cũng vậy, sẽ khiến trẻ nhìn cuộc đời tiêu cực. Tôi nghĩ cha mẹ hãy trở thành những cây cầu có tay vịn cho trẻ. Tức là trẻ vấp ngã, đừng đánh chừa đất, đừng bỏ mặc. Hãy cổ động trẻ đứng dậy, cùng trẻ bàn luận về việc đứng dậy thế nào, tại sao chúng ta ngã, chúng ta có thể thay đổi điều gì ở chúng ta để sau này không ngã lặp lại không? Tôi nghĩ trẻ luôn cần những tham vấn từ cha mẹ. Nghĩ trẻ còn bé là sai mà nghĩ trẻ cần tự lập để trưởng thành cũng là sai. Phải là trưởng thành cùng trẻ.
Phải! Là cùng con trưởng thành. Cùng con sai để tìm đáp án đúng. Cùng con xây dựng thế giới này theo cách mà con muốn và bố mẹ an tâm. Tôi vẫn cho rằng chúng ta - những người làm cha làm mẹ cũng cần phải học mỗi ngày. Kiến thức sẽ giúp chúng ta thoát khỏi sợ hãi. Kiến thức sẽ giúp chúng ta giải quyết được những nỗi sợ hãi. Mà phải học cùng con những kiến thức đó. Xây thêm nhiều cây cầu chính ý nghĩa là vậy. Đập bỏ bức tường sợ hãi đi, cùng con bước ra thế giới ngoài kia. Đừng sống thay con - hãy sống cùng con là vậy!
Những đứa trẻ trưởng thành
Những đứa trẻ được cha mẹ xây cho những cây cầu thì sẽ đi xa hơn, tiếp cận và trải nghiệm với thế giới bao la ngoài kia nhiều hơn. Có trưởng thành nào mà không phải vượt qua đôi ba lần đau đớn? Nhưng đau đớn đó, vấp ngã đó một khi có cha mẹ ở bên, ngã cùng hoặc chia sẻ cùng thì hẳn là trưởng thành đó sẽ bớt đi nhiều phần đau đớn.
Những ngày tôi giữ chuyên mục Chánh Văn trên báo Hoa Học Trò, thứ mà tôi luôn tâm niệm đó là trưởng thành cùng độc giả của tôi. Không phải qua từng câu trả lời suốt 12 năm đằng đẵng đó mà là sự lắng nghe trong suốt 12 năm đó. Bởi đôi khi, trưởng thành cùng con chỉ đơn giản là dành cho con mình một đôi tai mở: từ cha mẹ! Là tin vào con mình và cho chúng thấy chúng luôn có 1 người tin tưởng chúng. Là xây thêm nữa nhiều cây cầu giúp con vượt qua những khó khăn của năm tháng dậy thì. Tôi nghĩ, đó mới chính là những gì tốt đẹp nhất mà chúng ta có thể dành tặng con mình!
(*Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả)
Theo Helino
Trước 7 tuổi, bố mẹ chỉ cần giúp trẻ phát huy 4 thói quen này thì đảm bảo con lớn lên không những thành người mà còn thành danh Các chuyên gia tâm lý cho rằng, bố mẹ không cần quá căng thẳng trong việc dạy dỗ con cái. Chỉ cần nắm vững những quy tắc cơ bản thì con bạn sẽ phát triển toàn diện mà bản thân bố mẹ cũng nhẹ lòng khi mình đã làm tròn trách nhiệm. Trong xã hội hiện đại ngày nay, có rất nhiều bố...