Tại sao Nigeria lại ‘nước đôi’ với chế độ Gaddafi?
Dù Nigeria công nhận Chính phủ lâm thời của phe nổi dậy Libya nhưng sức ảnh hưởng của ông Gaddafi vẫn còn rất lớn nên chính quyền Nigeria cảm thấy rất khó xử.
Một vài trang báo gần đây đưa tin về những “cung bậc tình cảm” rất khác nhau của Nigeria về sự hiện diện của những người trung thành với nhà lãnh đạo Gaddafi tại đất nước Tây Phi này. Từ tâm lý của người dân cho đến các chính sách của chính quyền Nigeria đối với đất nước Libya thời hậu Gaddafi đều thể hiện sự không nhất quán.
BBC đưa tin về quan điểm của người dân Thủ đô Niamey trước sự “thâm nhập” của lực lượng trung thành với ông Gaddafi vào Nigeria như sau: “Một người bán nước trên phố cho rằng, Nigeria không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc chứa chấp họ bởi họ là những người Hồi giáo. Mà theo đạo Hồi, một người Hồi giáo không thể đẩy người anh em của mình vào vòng vây của kẻ thù. Tuy nhiên, chúng tôi rất lo sợ một ngày không xa, hàng trăm thứ vũ khí sẽ đổ vào quốc gia này cùng với các phiến quân”.
Trong khi đó, kênh truyền hình Al Jazeera lại phát sóng một đoạn tin từ thành phố Agadez, phía Bắc Nigeria cho thấy, người dân hết lòng ủng hộ những người Tuaregs đi theo ông Gaddafi.
Video đang HOT
Nigeria tiến thoái lưỡng nan trong cách hành xử với Gaddafi.
Người Tuareg từng tổ chức các cuộc đấu tranh đòi quyền tự trị tại khu vực phía Bắc Nigeria và nhận được sự ủng hộ lớn từ ông Gaddafi. Khi làn sóng nổi dậy lan rộng ở Libya, mấy trăm phiến quân Tuareg sang chiến đấu ủng hộ nhà lãnh đạo Gaddafi. Nhiều nguồn tin cho rằng, các phiến quân có vũ trang này đi theo những người trung thành với ông Gaddafi vào các khu vực trung tâm của Nigeria hồi tuần trước.
Những thái độ không đồng nhất này của dân chúng Nigeria cộng thêm sức ép mà cuộc nội chiến Libya đặt ra với Chính phủ Nigeria khiến giới chức nước này phải rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan, vừa ủng hộ chế độ Gaddafi vừa công nhận chính quyền mới tại quốc gia Bắc Phi này.
Theo các nhà phân tích, việc thừa nhận tính hợp pháp của Hội đồng chuyển tiếp quốc gia Libya trong khi vẫn chứa chấp lực lượng trung thành với ông Gaddafi cho thấy, Nigeria tin rằng, sức ảnh hưởng của nhà lãnh đạo quốc gia Bắc Phi vẫn còn rất lớn.
“Giới lãnh đạo Nigeria hình như chưa cập nhật được tình hình địa chính trị ở thời đại mới, thời đại mà bức tường Berlin đã bị hủy, chiến tranh lạnh đã kết thúc…Bởi thế họ phân tích các mối quan hệ quốc tế hiện tại bằng những tiêu chuẩn lỗi thời. Họ muốn trung thành với một thế giới đã đi vào dĩ vãng”, Benjamin Stora, chuyên gia về tình hình Bắc Phi nhận định về tư tưởng coi trọng sức ảnh hưởng của ông Gaddafi của chính quyền Nigeria.
Tuy nhiên, nhận thức rõ mối nguy từ việc cho phép những người ủng hộ ông Gaddafi du nhập vào đất nước mình, chính quyền Nigeria cũng cố gắng thiết lập một vòng vây an ninh tại biên giới, đồng thời giam lỏng con trai Saadi của ông Gaddafi ở Niamey.
Như vậy, quả thực vấn đề không đơn giản đối với chính quyền Nigeria, khi vừa phải gây dựng mối quan hệ tốt với chính quyền mới của nước láng giềng Libya trong khi vẫn phải làm hài lòng những phe cánh ủng hộ ông Gaddafi ở trong nước; đồng thời cũng phải thể hiện quan điểm trước cộng đồng quốc tế.
Theo Báo Đất Việt
LHQ sẽ gửi lực lượng gìn giữ hòa bình tới Libya
Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc hôm 17/9 đã nhất trí thông qua một nghị quyết mới về Libya.
AFP dẫn nội dung nghị quyết mới cho biết, LHQ sẽ nới lỏng các biện pháp trừng phạt quân sự và kinh tế đối Libya, cũng như hình thành sứ mệnh gìn giữ hòa bình để giúp chính phủ lâm thời Libya khôi phục lại đất nước sau nội chiến.
Cảnh các tay súng NTC tiến tới thành phố Bani Walid trong cuộc tấn công nhằm vào 3 thành trì cuối cùng của Đại tá Gaddafi ngày 16/9.
Đặc biệt, Hội đồng Bảo an đã quyết định giải toả tài sản của Tổng công ty dầu quốc gia Libya và Công ty dầu khí Zueitina, nới lỏng hình phạt đối với một số ngân hàng và các tổ chức tài chính khác.Theo AFP, nghị quyết mới trên của LHQ sẽ cho phép Hội đồng chuyển tiếp quốc gia (NTC) có thể trang bị vũ khí và thiết bị khác để duy trì an ninh, bao gồm cả việc gìn giữ hòa bình, bảo vệ các nhà báo và nhân viên cứu trợ.
Lệnh trừng phạt của LHQ đối với Đại tá Muammar Gaddafi, các thành viên trong gia đình ông và những người ủng hộ ông vẫn còn hiệu lực, lệnh cấm các chuyến bay trên lãnh thổ Libya cũng sẽ vẫn được tiếp tục duy trì.
Trước đó, ngày 16/9, Đại hội đồng LHQ đã ra quyết định cũng đã công nhận rằng các thành viên của NTC là đại diện chính thức của Libya tại các tổ chức quốc tế, thay thế các đại diện của Đại tá Gaddafi.
Theo Giáo Dục VN
NTC kêu gọi trợ giúp về vũ khí Người đứng đầu NTC Abdul Jalil đã lên tiếng kêu gọi trợ giúp về vũ khí hạng nặng để đánh bại những thành lũy cuối cùng của ông Gaddafi. Dù đang nắm quyền kiểm soát phần lớn lãnh thổ Libya nhưng việc khuất phục những căn cứ cuối cùng của ông Gaddafi vẫn là nhiệm vụ bất khả thi đối với NTC. Những...