Tại sao người béo phì dễ mắc ung thư?
Cơ thể người béo phì có nhiều chất béo có thể dẫn đến rối loạn, nguồn gốc gây ung thư, nhất là ung thư đại tràng, thận, vú, tử cung…
Ảnh minh họa
Bác sĩ Trần Thu Hạnh, Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết người béo phì có nguy cơ mắc các bệnh lý về tim mạch, tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, một số loại ung thư như ung thư vú, cổ tử cung, đại trực tràng, thực quản, tuyến tiền liệt…
Theo thống kê của Hiệp hội Ung thư Mỹ năm 2017, béo phì là nguyên nhân thứ hai gây ung thư sau hút thuốc lá và được dự đoán sẽ trở thành nguyên nhân hàng đầu trong thập kỷ tới.
Hàng năm có khoảng 1,7 triệu người Mỹ được chẩn đoán ung thư, trong số đó 40% thừa cân, béo phì. Tại Anh, cứ 20 người được chẩn đoán ung thư thì có một người bị béo phì. Theo thống kê của Tổ chức nghiên cứu ung thư Anh (Cancer Research UK), béo phì là nguyên nhân gây ra 18.100 ca ung thư mỗi năm và dự báo tăng lên 670.000 ca trong 20 năm tới.
Trong một kết quả khảo sát khác, 40% ung thư cổ tử cung liên quan đến béo phì. Tỷ lệ tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư tử cung ở người béo phì là 4-7 lần so với người bình thường; ung thư thực quản từ hai đến 4 lần; ung thư dạ dày, gan, thận tăng cấp đôi. Ngoài ra, ung thư vú trước mãn kinh tăng 15%, sau mãn kinh tăng 20-40%; ung thư buồng trứng tăng 10%; ung thư tuyến giáp chỉ tăng nhẹ 10%.
Tại Việt Nam mỗi năm ghi nhận khoảng 165.000 ca ung thư mới, 115.000 ca tử vong, chủ yếu là ung thư phổi, gan và dạ dày. Chưa có ghi nhận nào về bệnh nhân ung thư liên quan đến thừa cân, béo phì.
Lý giải cơ chế gây ung thư ở những người béo phì, bác sĩ cho biết, chất béo trong cơ thể có hai chức năng chính bao gồm dự trữ năng lượng và liên tục lan truyền thông tin, chỉ dẫn đến phần còn lại của cơ thể. Khi có quá nhiều chất béo trong cơ thể, những tín hiệu được truyền đi xung quanh cơ thể có thể gây ra các rối loạn, là nguồn gốc chính gây ung thư.
Cụ thể, khi có nhiều tế bào mỡ trong cơ thể, các tế bào miễn dịch chuyên biệt tăng tiết cytokine, từ đó thúc đẩy quá trình viêm mạn tính, làm cho các tế bào phân chia nhanh hơn. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra tổn thương DNA dẫn đến ung thư. Ngoài ra, quá nhiều chất béo trong cơ thể có thể làm tăng lượng insulin và các yếu tố tăng trưởng khác giống như insulin-1 làm cho các tế bào phân chia thường xuyên hơn. Điều này có thể thúc đẩy sự phát triển của ung thư đại tràng, thận, tuyến tiền liệt và nội mạc tử cung.
Đặc biệt, sau thời kỳ mãn kinh, mô mỡ trong cơ thể tạo ra lượng estrogen dư thừa, làm cho tế bào phân chia nhanh hơn ở vú và nội mạc tử cung, gây bệnh.
Bác sĩ khuyến cáo phòng chống béo phì cũng chính là phòng chống ung thư. Quan trọng nhất là duy trì trọng lượng cơ thể hợp lý, kiểm soát cân nặng, lối sống lành mạnh, tăng cường vận động và chế độ ăn cân bằng.
Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt nạc và ngũ cốc nguyên hạt. Hạn chế ăn nhiều thức ăn có nguồn gốc từ động vật, đồ ăn nhiều năng lượng như thức ăn nhanh, đồ ăn và đồ uống nhiều đường, đồ rán xào.
Hạn chế uống rượu bia, hút thuốc lá thuốc lào. Tăng cường vận động: đi bộ, chơi thể thao, lao động chân tay… Tập thể dục ít nhất ít nhất 30 phút mỗi ngày.
Thường xuyên tầm soát, sàng lọc phát hiện sớm ung thư để kịp thời điều trị, khả năng chữa khỏi cao hơn.
Tại sao có những gia đình, cả nhà bị ung thư?
Đôi khi, hầu hết mọi người trong cùng một gia đình đều mắc cùng một loại ung thư. Như gia đình bà Anne Nola, sống ở Dublin, Blackpool (Anh), có 5 chị em gái, nhưng có đến 3 người bị ung thư, theo Daily Mail.
Các bệnh ung thư trong cùng một gia đình có liên quan chặt chẽ đến một đột biến gien di truyền là một phần của hội chứng ung thư gia đình - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Trong đó, 1 người bị ung thư vú đã qua đời cách đây 7 năm và 2 người đang hóa trị.
Video đang HOT
Em gái út của bà Anne Nola, Bernie, qua đời cách đây 7 năm, ở tuổi 52, sau khi mắc ung thư vú di căn.
Em kế bà, Linda, 61 tuổi, mắc ung thư vú vào năm 2007, đã chữa khỏi, nhưng di căn đến xương chậu vào năm 2017, hiện đang bị ung thư gan và đang hóa trị.
Và bà, hiện đã 69 tuổi, cũng đang hóa trị do ung thư vú giai đoạn 3 và ung thư gan, theo Daily Mail.
Tại sao cả nhà lại bị ung thư như vậy?
Tại sao các đột biến gien lại lan truyền trong một số gia đình mà không phải những người khác?
Trong một số trường hợp, bệnh ung thư là do một gien bất thường được di truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Có khoảng 5 - 10% trường hợp ung thư là do đột biến gien di truyền từ cha hoặc mẹ, theo Cancer.org.
Các bệnh ung thư trong cùng một gia đình có liên quan chặt chẽ đến một đột biến gien di truyền là một phần của hội chứng ung thư gia đình.
Nhiều hội chứng ung thư gia đình là do đột biến di truyền trong gien ức chế khối u. Đây là những gien thường giữ cho các tế bào trong tầm kiểm soát bằng cách làm chậm tần suất phân chia, sửa chữa những sai lầm của ADN hoặc thúc đẩy sự chết tế bào theo chu kỳ.
Phụ nữ nên thường xuyên kiểm tra để sớm phát hiện ung thư vú - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Làm sao để nhận ra hội chứng ung thư gia đình?
Nhiều trường hợp ung thư xảy ra trong một gia đình là do mắc phải hội chứng ung thư gia đình, khi:
Nhiều trường hợp mắc cùng một loại ung thư
Ung thư xảy ra ở lứa tuổi trẻ hơn so với bình thường
Một người bị mắc nhiều loại ung thư
Ung thư xảy ra ở cả hai bên như cả hai mắt, cả hai thận hoặc cả hai vú
Nhiều anh chị em ruột bị ung thư khi còn nhỏ, như ung thư xương
Ung thư xảy ra ở giới tính khác thường, như ung thư vú ở nam giới
Ung thư xảy ra ở nhiều thế hệ như bà, mẹ và con gái
Để xác định xem có mắc hội chứng ung thư di truyền trong gia đình hay không, trước tiên hãy thu thập một số thông tin. Đối với từng trường hợp ung thư, hãy xem:
Ai bị ung thư? Quan hệ thế nào với bạn? Là nam hay nữ?
Đó là loại ung thư nào? Có hiếm không?
Họ phát bệnh lúc bao nhiêu tuổi?
Người này có bị nhiều loại ung thư không?
Họ có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào không, ví dụ như hút thuốc lá gây ung thư phổi?
Cần chú ý những điểm sau, theo Cancer.org.
Cha mẹ, anh chị em ruột
Cha mẹ, anh chị em ruột mắc ung thư thì đáng lo ngại hơn họ hàng xa.
Mắc cùng một loại ung thư
Nếu nhiều người thân mắc cùng một loại ung thư thì đáng lo ngại hơn là nếu họ mắc nhiều loại ung thư khác nhau. Tuy nhiên, trong một số hội chứng ung thư gia đình, một số loại ung thư thường đi cùng nhau, ví dụ ung thư vú và ung thư buồng trứng, ung thư đại tràng và ung thư tử cung.
Ung thư hiếm gặp
Nhiều người trong gia đình mắc cùng một loại ung thư hiếm gặp thì đáng lo ngại hơn các loại ung thư phổ biến.
Tuổi phát ung thư
Tuổi khi phát ung thư cũng rất quan trọng. Ví dụ, ung thư đại tràng ít xảy ra ở người dưới 30, nên có người thân dưới 30 tuổi bị ung thư đại tràng có thể là dấu hiệu của hội chứng ung thư di truyền. Hay ung thư tuyến tiền liệt thường chỉ xảy ra ở nam giới cao tuổi, vì vậy, nếu gia đình có người mắc ung thư này ở tuổi trẻ thì cần quan tâm.
Khối u lành tính
Một số loại khối u lành tính đôi khi cũng là một phần của hội chứng ung thư gia đình. Ví dụ, những người có khối u lành tính ở tuyến cận giáp hay tuyến thượng thận vẫn có thể mắc ung thư tuyến giáp di truyền.
Tiếp xúc nguy cơ gây ung thư
Khi nhiều người thân mắc cùng một loại ung thư, ví dụ như ung thư phổi, nhưng họ nghiện thuốc lá nặng thì nhiều khả năng là do hút thuốc hơn là do di truyền.
Một số hội chứng ung thư gia đình, gồm:
1. Hội chứng ung thư vú và ung thư buồng trứng di truyền
Nhà có nhiều người bị ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng.
Thường phát bệnh ở tuổi trẻ hơn bình thường.
Mắc nhiều loại ung thư cùng lúc như ung thư vú ở cả hai bên, hoặc vừa ung thư vú và buồng trứng.
Hội chứng này cũng có thể dẫn đến ung thư ống dẫn trứng, ung thư vú ở nam giới, ung thư tuyến tụy và ung thư tuyến tiền liệt.
Tùy theo loại đột biến gien mà nguy cơ ung thư có thể từ 37% đến 90%, theo Daily Mail.
2. Hội chứng Lynch ung thư đại trực tràng di truyền
Nội soi phát hiện sớm ung thư đại trực tràng - ẢNH: NAM SƠN
Những người mắc hội chứng này có nguy cơ cao ung thư đại trực tràng.
Phát bệnh trước tuổi 50.
Hội chứng này cũng dẫn đến nguy cơ cao bị ung thư tử cung, ung thư buồng trứng, dạ dày, ruột non, tuyến tụy, thận, não, niệu quản và ống mật.
Người mắc hội chứng này thì người thân sẽ có 50% nguy cơ.
Vì vậy, người mắc hội chứng này cần tầm soát ung thư đại trực tràng và các loại ung thư khác từ khi còn trẻ - ở tuổi 20, phụ nữ cần tầm soát ung thư tử cung.
3. Hội chứng Li-Fraumeni
Hội chứng Li-Fraumeni gây ung thư xương, bệnh bạch cầu, ung thư não, ung thư vỏ thượng thận và ung thư vú. Những bệnh ung thư này thường phát triển khi còn trẻ.
Nếu nghi ngờ mắc các hội chứng kể trên, cần thảo luận với bác sĩ để có kế hoạch tầm soát sớm ngay từ tuổi trẻ, để có biện pháp ngăn ngừa ung thư, theo Daily Mail.
Dấu hiệu ung thư ở nam giới cần đến bác sĩ ngay Nam giới thường chủ quan với những dấu hiệu cảnh báo ung thư. Nếu có những dấu hiệu dưới đây, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra. Mệt mỏi kéo dài Nhiều bệnh ung thư khiến bạn cảm thấy mệt mỏi rã rời và không thể cảm thấy khá mệt dù cố gắng nghỉ ngơi như thế nào. Cảm giác này khác...