Tại sao Mesh Wi-Fi trở thành trào lưu kết nối mới
Một hệ thống Mesh Wi-Fi bao gồm nhiều “trạm”, giúp hạn chế “điểm mù” và duy trì kết nối liên tục khi người dùng di chuyển.
Trong mạng Mesh (trên), các node dành nhiều băng thông để giao tiếp với nhau, tốc độ truyền tải giữa chúng đến các thiết bị luôn được duy trì ở mức tối đa.
Bộ phát tín hiệu không dây Mesh là công nghệ “mới nổi” gần đây được nhiều người dùng tìm kiếm, sử dụng cho các mạng Wi-Fi trong gia đình. Những hệ thống như vậy từng được sử dụng trong các mạng yêu cầu độ bảo mật, ổn định cao như quân đội, văn phòng công ty hoặc kho hàng lớn và thường không được kết nối với Internet. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều nhà sản xuất nổi tiếng đã ra mắt các bộ định tuyến dùng công nghệ Mesh cho dân dụng như Netgear Orbi, Linksys Velop, Samsung Connect Home Pro, Google Wifi, Ubiquiti Amplifi hay Eero Mesh Router.
Hệ thống Whole Home WiFi hay còn gọi là Mesh Wi-Fi được phát triển do yêu cầu ngày càng cao của người dùng về mở rộng độ phủ sóng cũng như tính ổn định của kết nối. Các bộ phát (router) truyền thống có phạm vi phát sóng giới hạn và tín hiệu bị suy giảm đáng kể khi phải xuyên qua 2 đến 3 lớp tường trở lên. Trong khi đó, các bộ mở rộng tín hiệu (repeater) thông thường không có độ ổn định cao, đặc biệt là về tốc độ kết nối.
Một bộ sản phẩm Mesh Wi-Fi tiêu chuẩn từ Google có 3 node.
Một bộ Mesh Wi-Fi bao hồm hai hoặc nhiều module đơn lẻ hay còn gọi là các trạm hoặc nút (node), có kiểu dáng giống hệt nhau. Trong đó, chỉ có một bộ định tuyến chính cần kết nối với đường mạng Internet. Điểm đặc biệt là chúng có thể giao tiếp liên tục với nhau. Thông thường, mỗi node sẽ dành một nửa tổng băng thông hỗ trợ để “liên hệ” với các node còn lại giúp mở rộng vùng phát sóng và đảm bảo tốc độ truyền ổn định. Đây là ưu điểm so với cách mở rộng phát sóng cũ bởi repeater chỉ có thể đảm bảo chất lượng “tạm ổn” khi được kết nối với router chính.
Các node trong một bộ sản phẩm Mesh đều đảm nhận nhiệm vụ tương tự khi đều có thể kết nối với thiết bị cuối của người dùng như máy tính, điện thoại, đồ thông minh… Khi người dùng di chuyển, các bộ phát sẽ tính toán và “phân lượt” để thiết bị kết nối vào node gần nhất nhằm tối ưu chất lượng tín hiệu. Quá trình chuyển đổi kết nối của thiết bị cuối với các node là rất nhanh, độ trễ thấp hơn nhiều so với sử dụng repeater truyền thống.
Khi người dùng cần mở rộng vùng phát sóng, chỉ cần mua thêm node cùng loại, nhà sản xuất và đặt ở các vị trí cần thiết. Trên lý thuyết, một hệ thống Mesh có thể cho phạm vi hoạt động tới hàng km vuông. Tất cả chúng chỉ tạo ra một tên mạng Wi-Fi duy nhất và người dùng không cần quan tâm tới việc chuyển đổi sang mạng Wi-Fi nào “khỏe” nhất để sử dụng. Một số thử nghiệm thực tế của các trang công nghệ lớn cho thấy độ trễ khi chuyển đổi kết nối của điện thoại với các node của Ubiquiti Amplifi hay Google Wi-Fi là rất thấp và khó cảm nhận được, kể cả với người dùng đang chơi game hay xem video độ nét cao.
Các bộ sản phẩm Mesh Wi-Fi đều có ứng dụng quản lý thiết bị kết nối và hướng dẫn cài đặt cho người dùng phổ thông.
Sở hữu nhiều công nghệ mới nhất nhưng các bộ Mesh Wi-Fi đều có cách kết nối dễ hơn rất nhiều so với bộ phát router truyền thống. Chỉ cần cài phần mềm hỗ trợ, người dùng sẽ được hướng dẫn cụ thể cách đặt từng node sao cho phù hợp cũng như đặt tên và mật khẩu mà không cần đến nhân viên hỗ trợ. Ngoài ra, hầu hết các phần mềm từ Google, Ubiqiti, Samsung hay Linksys đều có thể quản lý từng thiết bị đang kết nối rất tiện dụng như hạn chế web, thời gian và tốc độ truy cập…
Nhược điểm lớn nhất của một hệ thống Mesh Wi-Fi hiện nay là giá thành còn khá cao. Một bộ tiêu chuẩn khoảng 3 node từ nhà sản xuất danh tiếng trong khoảng trên dưới 10 triệu đồng trong khi các model đến từ nhà sản xuất Trung Quốc cũng có giá thấp nhất khoảng từ 3 đến 4 triệu đồng.
Theo vnexpress
Cách gỡ số điện thoại khỏi tài khoản Instagram
Instagram là công cụ tuyệt vời để bạn kết nối và chia sẻ với những người mình quen biết và ngược lại.
Tuy nhiên, nếu bạn chỉ muốn sử dụng nó cho riêng mình, không muốn chia sẻ với người khác, cách tốt nhất là xóa số điện thoại khỏi tài khoản. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện.
Video đang HOT
Tại sao nên xóa số điện thoại khỏi tài khoản Instagram?
Điều này là bởi vì những người đã lưu số điện thoại của bạn vào thiết bị có thể dễ dàng tìm thấy bạn trên Instagram, ngay cả khi họ không biết tên tên khoản (username hay ID) hoặc bất kỳ thông tin nào khác liên quan đến tài khoản của bạn.
Trong điều khoản sử dụng, Instagram nêu rất rõ hãng có thể sử dụng tất cả các thông tin cá nhân do bạn cung cấp, bao gồm cả số điện thoại, để hỗ trợ người dùng khác tìm bạn trên nền tảng này. Không chỉ vậy, đôi khi mạng xã hội chia sẻ hình ảnh của Facebook còn gửi cho bạn các thông báo cập nhật qua SMS, rất phiền phức.
Để ngăn chặn tất cả những vấn đề trên, tốt hơn hết bạn nên gỡ hoàn toàn số điện thoại khỏi tài khoản Instagram.
Sau đây là hướng dẫn chi tiết các bước gỡ số điện thoại khỏi tài khoản Instagram trên máy tính và thiết bị di động Android/iOS.
Trên ứng dụng di động Android/iOS
Bước 1: Từ trang cá nhân (profile page) của tài khoản Instagram, bạn bấm nút Edit Profile.
Bước 2: Bên dưới phần Profile information, bạn chọn Phone number.
Bước 3: Xóa số điện thoại trong phần Enter your phone number.
Bước 4: Bấm nút Next để quay về trang Edit Profile.
Bước 5: Bấm nút hình dấu kiểm ở phía trên góc phải của trang để lưu lại thay đổi.
Đợi trong giây lát cho ứng dụng cập nhật thông tin. Khi hoàn tất, bạn sẽ không còn thấy số điện thoại trong phần Phone number nữa. Song song đó, Instagram sẽ gửi một email xác nhận đến địa chỉ email bạn đã liên kết với tài khoản. Trong email là ngày giờ chính xác bạn đã gỡ số điện thoại, kèm theo đó là liên kết để bảo vệ tài khoản trong trường hợp bạn không phải là người thực hiện việc này.
Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu các bước gỡ bỏ số điện thoại khỏi tài khoản Instagram từ trình duyệt web trên máy tính.
Từ trình duyệt web trên máy tính
Nếu bạn truy cập Instagram từ máy tính, hãy làm theo các bước dưới đây để xóa hoàn toàn số điện thoại khỏi tài khoản Instagram.
Bước 1: Từ trang chủ của Instagram, bạn bấm nút Profile hình đầu người ở phía trên góc phải của màn hình PC.
Bước 2: Bấm nút Edit Profile.
Bước 3: Xóa số điện thoại trong phần Phone number.
Bước 4: Bấm nút Submit.
Bạn sẽ thấy thông báo lưu thông tin cá nhân thành công ở dưới cùng của màn hình, đồng thời bạn cũng sẽ nhận được email xác nhận từ Instagram.
Chặn tin nhắn SMS từ Instagram
Thỉnh thoảng, Instagram sẽ gửi cho bạn một vài thông báo cập nhật qua tin nhắn SMS. Nếu chúng làm bạn thấy khó chịu, bạn có thể chặn chúng bằng cách xóa số điện thoại khỏi tài khoản như hướng dẫn ở trên. Trường hợp bạn không muốn xóa số điện thoại nhưng cũng không muốn nhận thông báo qua SMS, hãy làm theo các bước hướng dẫn sau đây.
Trên smartphone Android/iOS
Bước 1: Trên trang cá nhân, bạn bấm nút hình ba thanh ngang.
Bước 2: Chọn Settings.
Bước 3: Chọn Notifications.
Bước 4: Chọn tùy chọn Email and SMS notifications.
Bước 5: Bấm nút Text (SMS) Message để bỏ chọn tùy chọn này và vô hiệu hóa thông báo SMS.
Từ trình duyệt web trên máy tính
Bước 1: Trên trang cá nhân, bạn bấm nút Settings hình bánh răng.
Bước 2: Chọn Notifications.
Bước 3: Bỏ chọn tùy chọn Text (SMS) Messages để vô hiệu hóa nó.
Theo viet nam net
Kết nối thế giới dễ dàng với gói cước di dộng quốc tế giá rẻ cùng MobiFone Nhà mạng MobiFone triển khai gói cước Global Saving VoIP 1313, cho phép các thuê bao MobiFone gọi đi quốc tế đến nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ với chi phí rẻ đến không tưởng. Khách hàng loay hoay với những dịch vụ kết nối quốc tế không ổn định Chị Hằng (Đống Đa, Hà Nội) có con gái du học bên...