Tại sao lệnh trừng phạt mới nhất của Mỹ với dầu mỏ Nga lại là một vấn đề lớn?
Từ siết chặt vận chuyển, bảo hiểm đến hạn chế công nghệ, các biện pháp mới của Mỹ nhằm vào Nga được đán.h giá là mạnh nhất từ trước đến nay.
Liệu Nga có chịu áp lực hay thị trường dầu mỏ toàn cầu sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề hơn?
Tàu chở dầu đang ở khu phức hợp trung chuyển Sheskharis tại Novorossiysk, Nga. Ảnh: Sputnik
Theo Bloomberg, Mỹ ngày 10/1 đã công bố gói trừng phạt toàn diện và mạnh mẽ nhất từ trước đến nay nhằm vào hoạt động buôn bán dầu mỏ của Nga. Động thái này được đán.h giá có khả năng gây gián đoạn hoạt động xuất khẩu dầu mỏ của Nga nhiều hơn bất kỳ biện pháp nào mà phương Tây từng áp dụng trước đây.
Như dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, biện pháp trừng phạt mới này có thể làm giảm thặng dư nguồn cung gần 1 triệu thùng mỗi ngày trong năm nay. Phản ứng của thị trường đã thể hiện rõ khi giá dầu Brent tương lai cho năm 2024 đã tăng từ mức dưới 75 USD/thùng lên tới 80,75 USD/thùng vào cuối tuần, theo số liệu từ ICE Futures Europe.
Những điểm chính trong gói trừng phạt mới
Thứ nhất, nhắm vào các công ty vận chuyển lớn: Lần đầu tiên, Mỹ trực tiếp nhắm vào hai công ty vận chuyển dầu mỏ lớn của Nga. Hai công ty này đã vận chuyển khoảng 970.000 thùng dầu mỗi ngày bằng đường biển trong năm 2024, một con số đáng kể hơn cả lượng cung thặng dư toàn cầu dự kiến cho năm 2025. Việc trừng phạt này sẽ tác động đáng kể đến các nhà máy lọc dầu ở Ấn Độ và các công ty Trung Quốc.
Video đang HOT
Thứ hai, mở rộng danh sách tàu chở dầu bị trừng phạt: Mỹ đã công bố trừng phạt 160 tàu chở dầu, tăng gấp đôi tổng số tàu bị Mỹ, Anh và EU nhắm đến từ trước đến nay. Tác động của các biện pháp trừng phạt của Mỹ đã được chứng minh rõ ràng: trong số 39 tàu bị trừng phạt kể từ tháng 10/2023, có tới 33 tàu đã không thể vận chuyển hàng kể từ khi bị đưa vào danh sách đen.
Thứ ba, siết chặt hoạt động bảo hiểm hàng hải: Gói trừng phạt cũng nhắm vào hai nhà cung cấp bảo hiểm bảo vệ và bồi thường tàu chở dầu lớn nhất của Nga là Ingosstrakh và Alfastrakhovanie. Điều này có thể buộc nhiều tàu chở dầu, bao gồm cả đội tàu của Nga, phải rời khỏi thị trường bảo hiểm chính thống, làm tăng thêm các rủi ro về an toàn hàng hải.
Thứ tư, hạn chế dịch vụ dầu khí: Các công ty dịch vụ dầu khí của Mỹ sẽ phải ngừng hoạt động tại Nga trước ngày 27/2 tới. Mặc dù tác động ngắn hạn có thể không đáng kể do Nga đã chuyển sang sử dụng các nhà cung cấp trong nước, nhưng điều này có thể ảnh hưởng đến việc phát triển các dự án mới, đặc biệt là các dự án đòi hỏi công nghệ tiên tiến ở Bắc Cực và ngoài khơi.
Thách thức trong việc thực thi
Tuy nhiên, hiệu quả của gói trừng phạt mới phụ thuộc nhiều vào việc thực thi và giám sát. Theo các chuyên gia, để hiệu quả, chính quyền Mỹ cần sẵn sàng có biện pháp mạnh với cả những đơn vị mua dầu của Nga. Tuy nhiên, việc này không đơn giản khi phần lớn hoạt động buôn bán dầu mỏ của Nga đã chuyển hướng sang các đối tác không thuộc phương Tây.
Đáng chú ý, các nhà máy lọc dầu Ấn Độ và các công ty Trung Quốc đã tỏ ra thận trọng trong việc tiếp nhận hàng hóa từ các tàu bị trừng phạt. Tuy nhiên, trước đây điều này không ảnh hưởng nhiều đến họ do số tàu bị đưa vào danh sách đen chỉ chiếm một phần nhỏ trong đội tàu có sẵn. Vòng trừng phạt mới của Mỹ đã thay đổi căn bản tình hình này khi tác động đến một tỷ lệ lớn hơn nhiều các tàu vận chuyển.
Theo đán.h giá của Rystad Energy A/S, công ty nghiên cứu có trụ sở tại Oslo (Na Uy), chỉ khoảng 15% thị trường khoan dầu của Nga phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài. Con số này cho thấy tác động của các biện pháp trừng phạt có thể sẽ không quá lớn trong ngắn hạn, nhưng sẽ gây khó khăn đáng kể cho các dự án phát triển dài hạn của Nga.
Tính toán chiến lược dầu mới của Saudi Arabia và tác động tiềm tàng với Nga
Trong bối cảnh thị trường dầu mỏ toàn cầu đang có nhiều biến động, Saudi Arabia có thể gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế cho Nga bằng cách tăng cường sản xuất dầu, điều có thể đẩy giá dầu thô toàn cầu xuống mức thấp và gây khó khăn cho Moskva.
Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman (phải) và Tổng thống Nga Vladimir Putin (trái) tại cuộc gặp ở Riyadh, Saudi Arabia, ngày 6/12/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Saudi Arabia, với vai trò lãnh đạo trong Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC), đang tính toán chiến lược để tạo ra sự thay đổi lớn trên thị trường dầu mỏ toàn cầu. Nước này được cho là đang xem xét việc tăng cường sản xuất dầu để giành lại quyền kiểm soát giá cả, điều có thể tạo ra tình hình khó khăn cho Nga, quốc gia vốn phụ thuộc lớn vào doanh thu từ dầu mỏ. Nếu điều này xảy ra, Nga có thể phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng kinh tế tương tự như cuộc chiến giá dầu diễn ra vào năm 2020.
Kế hoạch điều chỉnh sản xuất của Saudi Arabia
Saudi Arabia đã thông báo rằng họ có thể sẽ điều chỉnh sản lượng dầu, có khả năng khiến giá dầu thô toàn cầu giảm mạnh. Nước này ám chỉ rằng nếu các thành viên OPEC không hợp tác để cắt giảm sản lượng, Riyadh sẵn sàng "làm tràn ngập" thị trường với nguồn cung dầu, thậm chí có thể đẩy giá dầu xuống mức 50 USD một thùng. Điều này sẽ là một cú sốc đối với Nga, nơi mà ngân sách quốc gia và các khoản chi tiêu cho quân đội chủ yếu được tài trợ từ doanh thu dầu mỏ.
Luke Cooper, nghiên cứu viên tại Trường Kinh tế London (Anh), nhấn mạnh rằng giá dầu thấp có thể tác động tiêu cực đến khả năng tài chính của Nga trong việc duy trì các hoạt động quân sự ở Ukraine. "Với việc Nga đang bán dầu với giá chiết khấu và chi phí sản xuất cao hơn, tình hình hiện tại có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn thu của Moskva", ông cho biết.
Saudi Arabia đã cố gắng giữ giá dầu ở mức trên 100 USD/thùng bằng cách thúc đẩy các quốc gia thành viên cắt giảm sản lượng. Nhưng với giá dầu thô quốc tế dao động dưới mức 80 USD/thùng, điều này không hiệu quả. Để thay đổi chiến lược, các nguồn tin của tờ Financial Times cho biết Riyadh hiện có kế hoạch "mở vòi" vào tháng 12 năm nay.
Trong khi đó, dữ liệu của S&P Global Ratings đã xếp Nga vào nhóm các nước sản xuất quá mức trong OPEC . Theo dữ liệu mới nhất có sẵn, Nga đã sản xuất vượt hạn ngạch, với sản lượng đạt 9,10 triệu thùng/ngày vào tháng 7/2024, so với hạn ngạch là 8,98 triệu thùng/ngày. Iran và Kazakhstan cũng vi phạm ngưỡng đã thỏa thuận.
Thế tiến thoái lưỡng nan của Nga
Trong trường hợp của Nga, Moskva đang phải đối mặt với áp lực phải tăng nguồn thu càng nhiều càng tốt, vì cuộc chiến ở Ukraine đã làm tăng vọt chi tiêu quốc phòng và an ninh trong 3 năm xung đột. Các lĩnh vực này sẽ chiếm tổng cộng 40% tổng chi tiêu liên bang ở Nga vào năm tới.
Tài chính của Nga đang phụ thuộc rất nhiều vào doanh thu từ dầu mỏ. Bộ Tài chính Nga cho biết, một vài năm trước, sản xuất khí đốt và dầu mỏ chiếm 35%-40% doanh thu ngân sách của quốc gia.
Vì lý do trên mà phương Tây đã tập trung vào việc hạn chế lợi nhuận từ dầu mỏ của Nga. Giá trần 60 USD/thùng được áp dụng cho dầu của Nga đã làm giảm khả năng cạnh tranh của nước này trên thị trường toàn cầu. Mặc dù Moskva có thể sử dụng các tàu chở dầu "bí mật" không đăng ký để lách qua các hạn chế, nhưng giá dầu thấp do Saudi Arabia điều chỉnh có thể khiến tình hình trở nên tồi tệ hơn.
Simon Henderson, Giám đốc Chương trình Bernstein về Chính sách vùng Vịnh và Năng lượng tại Viện Washington, nhận định rằng nếu Saudi Arabia quyết định cắt giảm nguồn cung, một cuộc chiến giá dầu giữa Nga và Saudi Arabia có thể xảy ra. Điều này sẽ nhắc nhớ đến những sự kiện tương tự vào năm 2020, khi cả hai quốc gia đều giải phóng nguồn cung nhằm thử thách xem bên nào có thể tồn tại lâu hơn trong môi trường giá thấp.
Sự cạnh tranh như vậy sẽ đặc biệt khó khăn cho Nga, vì giá dầu của nước này không hề rẻ để khai thác. Khi Saudi Arabia có thể khai thác với chi phí thấp hơn, Nga sẽ rơi vào tình thế khó khăn hơn, đặc biệt là trong bối cảnh nguồn lực tài chính đã bị tổn thương nghiêm trọng do xung đột quân sự và các biện pháp trừng phạt từ phương Tây.
Dầu Nga sang châu Âu thấp kỷ lục, 'túi tiề.n' của Moscow không mỏng đi, vấn đề nằm ở Mỹ? Tháng 12/2022, Liên minh châu Âu (EU) đã cấm nhập khẩu dầu thô của Nga vì chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine. Một năm sau, lệnh trừng phạt này dường như không thực sự phát huy tác dụng. Nga vẫn đạt doanh thu cao từ dầu. (Nguồn: Gazprom) Trường Kinh tế Kyiv (KSE), cơ quan giám sát việc bán dầu của...