Tại sao lại cần duy trì kì thi THPT quốc gia?
“Nhìn lại kì thi THPT quốc gia năm 2018 với những điều được và mất, chúng ta khó có thể khẳng định đây là một kì thi thành công. Tuy nhiên xét trên bình diện chung, kết quả của kì thi vẫn là một thông số cần và quan trọng để đánh giá chất lượng giáo dục. Điều quan trọng bây giờ là cần phải siết chặt hơn nữa những tiêu chuẩn đầu ra…”
Việc xét tốt nghiệp kết hợp 50% điểm số trong học bạ cũng tạo ra những kẽ hở khiến cho một số địa phương có tình trạng nâng điểm khống cho học sinh.
Nhìn nhận về công tác tổ chức và chất lượng của kì thi THPT quốc gia năm 2018, thầy Vũ Khắc Ngọc – một giáo viên có nhiều năm kinh nghiệm trong nghiên cứu về kỳ thi tuyển sinh Đại học – Cao đẳng ở Hà Nội cho rằng: “Kì thi THPT quốc gia năm nay có các sai phạm xảy ra ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình nghiêm trọng cả về số lượng và mức độ trong bài thi được sửa điểm. Do vậy, sẽ không thuyết phục nếu chúng ta dùng từ “thành công” với kì thi này.
Tuy nhiên, chúng ta cũng cần nhìn nhận trên bình diện lớn hơn, với gần 1 triệu thí sinh tham gia kì thi thì sai phạm kể trên là không đáng kể và kết quả của kì thi THPT quốc gia vẫn là một thông số quan trọng và đáng tin cậy để các trường Đại học lấy làm cơ sở xét tuyển đầu vào.”
Xét về quy trình tổ chức, rõ ràng khi đã xảy ra sai phạm ai cũng thấy rằng vẫn tồn đọng những lỗ hổng, kẽ hở trong kì thi. Song nhìn chung quy trình thi từ khâu ra đề, bảo quản đề, coi thi và chấm thi đều rất chặt chẽ, có thể nói là còn có phần chặt chẽ hơn kì thi “3 chung” trước đây.
Chúng ta nên nhìn nhận những lỗ hổng sai phạm này đều xuất phát từ yếu tố con người, những yếu tố mà chúng ta chưa lường trước được và cũng không nên vì thế mà phủ nhận đi những tiến bộ trong kì thi THPT quốc gia.
Cần giữ ổn định kì thi THPT quốc gia
Trên cơ sở đưa ra những nhận định của kì thi THPT quốc gia năm 2018, thầy Vũ Khắc Ngọc cũng bày tỏ ý kiến về việc cần và nên duy trì một kì thi quốc gia chung trên cả nước với ba lí do:
Thứ nhất, việc đào tạo một học sinh cũng giống như một quá trình sản xuất, trong đó bắt buộc phải có khâu kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm. Kì thi THPT quốc gia chính là khâu kiểm tra cuối cùng của một công dân để đánh giá mức độ “đạt chuẩn” trước khi bước vào xã hội, nó chính là đầu ra của giáo dục. Nếu chúng ta bỏ qua khâu này hoặc làm một cách hời hợt thì chắc chắn chất lượng nền giáo dục đất nước sẽ đi xuống rất nhiều.
Đặc biệt là trong thực tiễn giáo dục Việt Nam hiện nay, chúng ta rất cần một kì thi như kì thi THPT quốc gia đó là một kì thi chung toàn quốc, chung đề, chung đợt, chung kết quả. Kết quả của kì thi không chỉ là căn cứ quan trọng tạo nguồn tuyển cho các trường Đại học, Cao đẳng mà còn là dịp để toàn xã hội có thể nhìn nhận lại chất lượng đào tạo, học tập của học sinh trên nhiều khía cạnh khác nhau.
Rõ ràng nếu không có một kì thi chung với kết quả được công khai, minh bạch như kì thi THPT quốc gia, chúng ta sẽ không thể nào phát hiện được những sai phạm ở Hà Giang, Sơn La, Hòa Bình. Chỉ khi kỳ thi được tổ chức thống nhất, với cùng đề thi chúng ta mới có cơ hội để so sánh, phân tích chất lượng và kết quả giáo dục của địa phương này với địa phương khác từ đó dễ dàng đưa ra các đánh giá, khuyến nghị để điều chỉnh chính sách cũng như phát hiện ra các bất thường, tiêu cực.
Thứ hai, ở nước ta hiện nay khâu đánh giá quá trình học tập của học sinh thông qua các bài kiểm tra 15 phút, 1 tiết, kiểm tra cuối kì vẫn chưa đạt được độ tin cậy cao, nhất là nếu như bây giờ chúng ta lại gán cho những điểm số ấy những quyền lợi.
Đặt trường hợp bỏ kì thi THPT quốc gia, để cho các trường Đại học và Cao đẳng xét tuyển bằng học bạ thì chắc chắn kết quả ghi trên học bạ sẽ kém trung thực, thậm chí nếu chúng ta chỉ sử dụng kết quả học bạ để xét tốt nghiệp THPT cũng đã xảy ra tình trạng nâng điểm, sửa điểm và lúc đó vấn đề sai phạm sẽ còn xảy ra nghiêm trọng hơn nhiều, mức độ kiểm soát vấn đề sẽ càng khó khăn hơn.
Thứ 3, đặt trong bối cảnh cả nước có hơn 200 trường Đại học và Cao đẳng, nhưng đa số các trường đều chưa đủ điều kiện để có thể tự tin trong tự chủ tuyển sinh, tự tổ chức thi. Đơn cử như Đại học Quốc gia sau rất nhiều năm nỗ lực, xây dựng một kì thi đánh giá năng lực cũng chỉ tổ chức và duy trì được trong 2 năm, sau đó cũng phải dừng lại.
Video đang HOT
Hơn nữa, chúng ta đang trong quá trình đổi mới Giáo dục Đại học để các trường Đại học, Cao đẳng tự chủ trong nhiều khía cạnh không chỉ là về tuyển sinh mà còn các hoạt động đào tạo, nghiên cứu khoa học và rất nhiều yêu cầu khác cần ưu tiên hơn. Do vậy, trong thời điểm hiện tại một kì thi quốc gia độc lập với các trường đại học vẫn là điều hết sức cần thiết.
Thầy Vũ Khắc Ngọc
Thắt chặt đầu ra, nâng chất lượng xét tốt nghiệp
Từ thực tiễn kết quả của kì thi THPT quốc gia năm 2018 và để chuẩn bị cho kì thi THPT quốc gia năm 2019, thầy Vũ Khắc Ngọc đưa ra ý kiến cần phải siết chặt hơn nữa những tiêu chuẩn đầu ra của kì thi hay nói cách khác là cần phải nâng ngưỡng chuẩn đầu ra cho học sinh. Thực tế, trong bài thi trắc nghiệm hiện nay, tỉ lệ xác suất khoanh bừa được đáp án đúng của học sinh là 2.5 điểm tuy nhiên điểm liệt là 1 điểm, rõ ràng chúng ta đang buông lỏng để học sinh dễ dàng vượt qua ngưỡng điểm liệt đó.
Bên cạnh đó, việc xét tốt nghiệp kết hợp 50% điểm số trong học bạ cũng tạo ra những kẽ hở khiến cho một số địa phương có tình trạng nâng điểm khống cho học sinh. Nên chăng, vào thời điểm hiện tại khi mà chất lượng kiểm định giáo dục ở các địa phương còn chưa thực sự tốt chúng ta có thể bỏ đi yếu tố học bạ khi xét tuyển tốt nghiệp.
Duy trì một kì thi chung trên toàn quốc trong năm 2019 và nhiều năm sau nữa là hoàn toàn phù hợp với bối cảnh và thực tế của nền giáo dục Việt Nam. Những sai phạm trong kì thi THPT quốc gia năm 2018 là bài học để chúng ta rút ra kinh nghiệm, hoàn thiện hơn nữa về mặt quy trình, tổ chức cho chặt hơn. Đó là tiền đề để có được một kì thi quốc gia công khai, minh bạch, đáng tin cậy và nhận được sự đồng thuận của dư luận xã hội.
Nhật Hồng (ghi)
Theo Dân trí
Đề xuất phương án thi THPT quốc gia
"Làm thế nào tổ chức một kỳ thi nghiêm túc và đảm bảo chất lượng? Theo tôi, kỳ thi THPT QG nên được duy trì với hai vòng độc lập, vòng 1 để xét tốt nghiệp và vòng 2 để xét tuyển vào đại học".
Tranh cãi về kì thi THPT quốc gia
Kỳ thi THPT QG 2018 dù đề thi khó hơn các năm trước rất nhiều thì tỷ lệ tốt nghiệp vẫn như mọi năm, chỉ có vài phần trăm học sinh dự thi bị trượt tốt nghiệp.
Sở dĩ có tỷ lệ đỗ cao như vậy do cách tính điểm học bạ vào điểm xét tốt nghiệp 2 năm gần đây. Nếu bỏ điểm học bạ đi thì tỷ lệ đỗ tốt nghiệp còn dưới 50%.
Những năm trước, tuy không tính điểm học bạ nhưng tỷ lệ tốt nghiệp cũng gần 100% trên cả nước dù trình độ học sinh khác nhau rất xa giữa các vùng miền là do kỳ thi thiếu nghiêm túc. Tổ chức cả một kỳ thi mang tính quốc gia, tốn kém tiền bạc mà hầu hết biết rằng mình sẽ đỗ. Vì thế, có nhiều ý kiến cho rằng nên bỏ kỳ thi này.
Một số khác giữ quan điểm ngược lại, phải thi thì học sinh mới học, không thi sẽ không biết dạy thế nào và không giữ được chất lượng.
Ông Đào Tuấn Đạt, Giảng viên ĐH Bách Khoa Hà Nội, Trưởng Ban điều hành Trường THPT Anhxtanh, Hà Nội.
Thực tế nhiều năm nay, chúng ta vẫn tổ chức thi nhưng chất lượng không được nâng lên. Chỉ cần một đề thi rất dễ, tức là ở mức cơ bản hoặc thấp hơn thì tỷ lệ đỗ cũng sẽ dưới 50%.
Chúng ta đều biết, đích đến của việc học không phải để thi. Nếu cứ phải giơ cái roi thi cử để doạ cho học sinh học thì giáo dục hiển nhiên đã là một thất bại và không còn ý nghĩa. Chỉ khi việc học đòi hỏi nội tâm, mới trả việc học về ý nghĩa tự nhiên vốn có của nó. Nhưng để có được điều này, tôi nghĩ sẽ cả một con đường dài ở phía trước.
Chỉ xét học bạ: Sẽ có "bơm thổi" điểm
Tôi đặt tình huống bỏ thi và xét theo học bạ, điều gì sẽ xảy ra? Trước hết, những giáo viên tâm huyết, có trình độ sẽ cảm thấy tuyệt vời: Họ có nhiều thời gian cho những điều mà mình tâm đắc và những nội dung có ích thực sự. Chỉ họ mới biết giảng dạy nội dung nào và bằng phương pháp nào là phù hợp nhất với học sinh của họ, chứ không buộc phải ép mình và học sinh vào việc chỉ lo giải các bài toán chỉ dùng cho thi cử một cách vô nghĩa.
Một số giáo viên thiếu trách nhiệm và yếu về chuyên môn sẽ tự buông bài giảng, việc lên lớp chỉ là cho có. Thực tế này diễn ra phổ biến mà bất cứ học sinh nào cũng có thể kể lại. Những học sinh yếu kém, thậm chí trung bình sẽ khó "chống đỡ" được với điểm số và một cuộc chạy đua về điểm sẽ diễn ra. Điểm ở trong tay thầy cô, bài kiểm tra cũng ở trong tay thầy cô.
Chúng ta hẳn còn nhớ câu chuyện "cô giáo im lặng" suốt mấy tháng trời trong thành phố Hồ Chí Minh, mãi tới khi học sinh lên tiếng mới lộ ra. Tình trạng thiếu dân chủ trong trường học ở mức độ khác nhau nhưng ở đâu cũng có.
Cứ dính tới việc xét học bạ, tôi lo lắng sẽ có chuyện "bơm thổi" điểm và sẽ có "chạy" điểm. Điểm học bạ chỉ là điểm "ảo". Như vậy, con nhà nghèo sẽ lấy gì để "chạy suốt ba năm"? Cơ hội và công bằng giáo dục sẽ được kiểm soát như thế nào?
Bỏ một kỳ thi tốn kém và không đáng tin cậy thì nên bỏ. Nhưng bỏ nó, hệ luỵ bỏ dạy, chạy điểm, làm học bạ đẹp còn nguy khốn hơn. Thi là việc bình thường và là một khâu trong quá trình giáo dục. Chẳng qua chúng ta đặt nó sai vị trí và dùng nó để đánh giá như thành quả của toàn bộ quá trình giáo dục nên kỳ thi mới trở nên méo mó, thậm chí "bê bối" như những việc tiêu cực vừa xảy ra ở Hà Giang, Sơn la, Hoà Bình...
Giải pháp đúng đắn nhất lúc này là làm thế nào tổ chức một kỳ thi nghiêm túc và đảm bảo chất lượng. Kỳ thi THPT QG nên được duy trì với hai vòng độc lập, vòng 1 để xét tốt nghiệp và vòng 2 để xét tuyển vào đại học.
Giải pháp đúng đắn là làm thế nào tổ chức một kỳ thi nghiêm túc và đảm bảo chất lượng (Ảnh: Mỹ Hà).
Gợi ý phương án thi THPT quốc gia
Ưu điểm:
Kỳ thi vẫn diễn ra trong 3 ngày. Học sinh không có nhu cầu vào đại học chỉ phải thi trong 1 ngày.
Đề thi tách riêng phần cơ bản để xét tốt nghiệp và phần nâng cao để xét tuyển đại học. Khi đó dễ dàng cho việc ôn tập của học sinh và việc ra đề thi phân hóa.
Kết hợp được cả thi trắc nghiệm và thi tự luận nên đảm bảo được tính chuyên môn.
Phân định rõ ràng trách nhiệm của địa phương và các đại học.
Các đại học không phải lo ra đề riêng, tránh được trăm hoa đua nở, gây nạn dạy thêm học thêm như thời kỳ 3 chung.
Tổ chức:
Kỳ thi sẽ diễn ra trong 3 ngày. Ngày thứ nhất, thi cơ bản để xét tốt nghiệp, ngày thứ 2 và thứ 3 thi chuyên sâu để xét tuyển vào đại học.
Học sinh chia làm hai nhóm:
Nhóm 1: chỉ có nhu cầu xét tốt nghiệp thi ở địa phương. Nhóm này chỉ thi ngày thứ nhất.
Nhóm 2: vừa xét tốt nghiệp, vừa xét tuyển vào đại học thi ở các trường đại học.
Học sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào trường nào thì tập trung thi ở trường đó. Như thế học sinh tự khắc không cho nhìn nhau. Trượt nguyện vọng 1 được xét không giới hạn các nguyện vọng khác.
Đào Tuấn Đạt
Giảng viên ĐH Bách Khoa Hà Nội, Trưởng Ban điều hành Trường THPT Anhxtanh
Theo Dân trí
Thí sinh cần tỉnh táo lựa chọn phương thức xét tuyển và nguyện vọng cho mình Đến thời điểm hiện tại, hầu hết các trường ĐH-CĐ trong cả nước đã công bố chính thức các phương án tuyển sinh. Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia và kết quả học bạ THPT là hai phương án được các trường sử dụng trong mùa tuyển sinh 2018. Vậy hai phương án tuyển sinh này có điểm...