Tại sao không tịch thu tài sản của Dương Chí Dũng?
Ngoài mức án tử hình đối với Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc, Tòa án nhân dân TP Hà Nội còn tuyên buộc hai bị cáo này phải bồi thường dân sự, mỗi bị cáo là 110 tỉ đồng. Tuy nhiên, về việc tịch thu tài sản của hai bị cáo này lại không đề cập tới.
Theo án sơ thẩm, Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc đều phạm cả hai tội tham ô tài sản và cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 278 và Điều 165 Bộ luật Hình sự). 8 bị cáo còn lại đều bị xử tù về tội cố ý làm trái theo Điều 278.
Khoản 4 Điều 165 quy định: “Người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm”.
Khoản 5 Điều 278 quy định: “Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 1 năm đến 5 năm, có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 50 triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.
Điều kỳ lạ là cho đến nay chưa có vụ án tham nhũng nào mà tòa án áp dụng điều luật “tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản” của người phạm tội cả.
Luật pháp còn quá nhân nhượng với tội phạm tham nhũng nên chưa gây ra sự khiếp sợ đối với những quan chức có ý định “nhúng chàm”. Nếu xử lý mạnh tay, các tòa hoàn toàn có quyền tuyên tịch thu toàn bộ tài sản (dù đó là tài sản hợp pháp) của kẻ phạm tội để răn đe.
Lý giải về sự kỳ lạ này, một luật sư cho biết về nguyên tắc, các tài sản bất hợp pháp đều phải tịch thu sung công quỹ. Trong trường hợp này rất khó chứng minh tài sản của bị cáo có nguồn gốc hợp pháp hay không hợp pháp. Ví dụ anh ta mua một căn nhà 10 tỉ nhưng lại nói là của ông bà cho thì khó xác minh lời của anh ta nói đúng hay không. Do đó việc tuyên tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản của Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc cần phải cân nhắc.
Thật ra ngay trong Khoản 4 Điều 165 và Khoản 5 Điều 278 đã chứa đựng sự bất hợp lý của quy phạm pháp luật về hình phạt. Bởi vì nó dùng từ “có thể”, nghĩa là tòa án áp dụng hình phạt bổ sung tịch thu tài sản cũng được mà không áp dụng thì cũng không… sai!
Tại sao khi đã đặt ra là một hình phạt bổ sung mà luật lại không quy định hẳn sự bắt buộc thay vì cho các tòa có quyền “thích thì áp dụng, không thích thì thôi” như vậy?
Trong nội dung hai khoản trên cũng tạo ra nhiều cách hiểu. Ví dụ “người phạm tội còn có thể bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm” dẫn đến cách hiểu là có thể bị tịch thu tài sản, nhưng cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc trong một thời hạn nhất định và điều cấm này là bắt buộc. Hay trong Khoản 5 Điều 278, ta có thể hiểu là bị cáo bắt buộc bị cấm đảm nhiệm chức vụ trong một thời hạn, có thể bị phạt tiền và có thể bị tịch thu tài sản. Tuy nhiên, nếu cắt câu chữ ra, ta cũng có thể hiểu rằng việc tịch thu tài sản là bắt buộc.
Video đang HOT
Trong các vụ án về mua bán trái phép chất ma túy, các tòa án thường xử phạt hình phạt chính và luôn kèm theo hình phạt tiền 5 triệu, 10 triệu, 20 triệu đồng là hình phạt bổ sung đối với mỗi bị cáo. Thế nhưng trong vụ án Vinalines, Dương Chí Dũng và Mai Văn Phúc ngoài hình phạt chính lại không bị tòa áp dụng hình phạt bổ sung về phạt tiền, tịch thu tài sản.
Điều này cho thấy luật pháp còn quá nhân nhượng với tội phạm tham nhũng nên chưa gây ra sự khiếp sợ đối với những quan chức có ý định “nhúng chàm”. Nếu xử lý mạnh tay, các tòa hoàn toàn có quyền tuyên tịch thu toàn bộ tài sản (dù đó là tài sản hợp pháp) của kẻ phạm tội để răn đe.
Việc tịch thu toàn bộ tài sản của kẻ phạm tội, nhất là tội phạm tham nhũng – những kẻ “sâu mọt” gây hại cho đất nước, sẽ là đòn giáng nặng nề vào tâm lý “hy sinh đời bố, củng cố đời con” lâu nay vẫn râm ran trong dư luận khi nói về các quan chức tham nhũng.
Thiết nghĩ để đẩy mạnh hơn nữa công tác chống tham nhũng, các bộ ngành liên quan cần ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn cụ thể những trường hợp nào của án tham nhũng bắt buộc tòa án phải tuyên tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản của quan chức phạm tội.
Hình phạt tịch thu tài sản là một trong các loại hình phạt bổ sung (cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc quyền hạn hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân, tịch thu tài sản, phạt tiền khi không là hình phạt chính, trục xuất khi không là hình phạt chính), ngoài các hình phạt chính (cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, trục xuất, tù có thời hạn, tù chung thân, tử hình). Đối với mỗi tội, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính và có thể bị áp dụng một số hình phạt bổ sung. Điều 40 Bộ luật Hình sự quy định tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án sung quỹ nhà nước. Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng trong trường hợp do Bộ luật Hình sự quy định. Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.
Theo Tiểu Ngọc
Một thế giới
Tường trình ghê rợn màn ra tay đánh đập nữ sinh
Nhóm nữ sinh đánh bạn đến ngất xỉu và hoảng loạn sau khi đi viện đã tường trình những gì?
Khu vực quán tạp hóa trước cổng trường THPT Nguyễn Đình Liễn, nơi nữ sinh L. bị đánh đập dã man, bất tỉnh.
Đánh đập ghê rợn
Tiếp tục tìm hiểu sâu xung quanh sự việc một nữ sinh Đặng Thị L. (SN 1997, trú thôn 5 xã Cẩm Phúc, là học sinh lớp 10A, Trường THPT Nguyễn Đình Liễn, Hà Tĩnh) bị nhóm nữ sinh khác đánh đập dã man dẫn đến hoảng loạn, hôn mê, nhóm PV đã tiếp xúc được với bản tường trình của hai nhân vật chính.
Nhóm nữ sinh đã khai nhận, hồn nhiên kể lại chi tiết những đòn ra tay tàn ác với nữ sinh L. như thế nào.
Theo bản tường trình của em Phan Thị Dung lớp 12C trường THPT Nguyễn Đình Liễn (một trong số các học sinh tham gia đánh), khoảng 12h - 12h30 ngày 21/12, Phan Thị Hiền (cùng lớp) và Dung khi gặp L. ở quán tạp hóa trước cổng trường, 2 người đã hỏi L. nợ bao nhiêu tiền của bạn Phan Hà, L. trả lời không nợ thì liền bị Hiền đánh, tát liên tục vào mặt.
Chưa hiểu chuyện gì xảy ra, L. tiếp tục bị Dung tát. Rồi 4 học sinh ở trường THPT Cẩm Xuyên cùng nhảy vào đánh L.
Khi chị chủ quán can ngăn, mọi người đi ra ngoài đường thì Dung tiếp tục đạp vào bụng L. khiến nữ sinh này bị ngã vào tường.
Chưa hả giận, Dung tiếp tục cầm đầu tóc L. gí vào tường khiến em này bất tỉnh.
"... Em hét lên bảo L. dậy. Không thấy L. có động tĩnh gì nên em quay lại lấy chai nước coca hất vào mặt cho L. tỉnh nhưng chỉ thấy L. nằm chớp mắt nên có bạn lấy thau nước lạnh hất lên đầu cho L. tỉnh mà vẫn thấy L. nằm"- trích tường trình của Dung.
Còn nữ sinh Phan Thị Hiền thì viết: "...Dung đẩy L. vào tường rồi đập đầu L. vào tường. Sau đó L. bị ngất và ngã xuống. Khi đó các bạn trường Cẩm Xuyên có đạp thêm vào người L. Đến khi thầy, cô trong trường ra thì mọi người bỏ chạy. Một lúc em và Dung bị thầy Quyết bắt vào trường...".
Phó Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Đình Liễn, thầy Nguyễn Đắc Hoan cho biết, đầu giờ chiều ngày 21/12, khi ông đến cổng trường thì thấy có một học sinh nữ bị ngất ở khu vực trước quán tạp hóa. Thầy Hoan liền gọi một học sinh nữa rồi đưa L. đến Bệnh viện Cẩm Xuyên cấp cứu bằng xe máy.
Cùng lúc đó, có một số thầy cô đã nhanh chân chạy ra tìm hiểu sự việc và yêu cầu 2 em Dung và Hiền (học sinh lớp 12C) đánh bạn vào văn phòng BGH để làm rõ sự việc.
Phía công an huyện cũng đã về trường, làm việc với 2 học sinh này ngay trong buổi chiều khi sự việc xảy ra.
Kỉ luật, buộc thôi học
Làm việc với Hiệu trưởng trường THPT Nguyễn Đình Liễn, thầy Nguyễn Nam Thắng xác nhận, sự việc xảy ra ở khu vực trước cổng trường.
Em Đặng Thị L. lớp 10A bị 2 em lớp 12C là Phan Thị Dung và Phan Thị Hiền cùng với một nhóm học sinh trường THPT Cẩm Xuyên đánh bất tỉnh phải nhập viện cấp cứu.
Về phía nhà trường, sau khi đấu tranh, 2 học sinh Hiền và Dung đã tường trình, khai nhận toàn bộ sự việc tham gia đánh L.
Dựa vào tường trình, căn cứ quy chế, nhà trường đã tổ chức buổi làm việc với phụ huynh, họp hội đồng kỉ luật và ngày 21/1 vừa rồi đã thực hiện đuổi học 1 năm đối với 2 em đó.
Tường trình của hai nữ sinh Dung và Hiền
Được biết, tại quán tạp hóa, khu vực trước cổng trường THPT Nguyễn Đình Liễn, trước khi xảy ra sự việc nhóm nữ sinh đánh bất tỉnh em Đặng Thị L., cũng vừa xảy ra một vụ ẩu đả của học sinh.
Chính điều này cũng đã có trong nội dung tường trình của em Dung.
Cũng liên quan đến vụ việc em L. bị đánh, Phó Hiệu trưởng trường THPT Cẩm Xuyên Đặng Hữu Cát cho biết, hôm xảy ra sự việc, học sinh của trường có 4 em gồm Trần Thị Hà, Phạm Thị Thơm, Trịnh Thị Uyên cùng lớp 10B4 và Lê Thị Hóa lớp 10B6.
Nhưng theo tường trình, chỉ có Hà và Thơm đánh L..
Ngay sau đó, nhà trường đã họp hội đồng kỉ luật, ngày 14/1 vừa qua đã thực hiện kỉ luật đuổi học 1 năm đối với em Hà, đuổi học 1 tuần đối với Thơm và Uyên, cảnh cáo trước toàn trường em Hóa.
Cũng theo thầy Cát, 3 học sinh Hà, Thơm, Uyên trước đây cũng đã từng gây gổ, đánh nhau với học sinh cùng trường.
Theo xahoi
Chích thuốc lá đang cháy vào tay trẻ Không chỉ bắt các cháu nhỏ đi bán hoa dạo hàng đêm, vợ chồng Hồ Đình Châu còn chích điếu thuốc lá đang cháy vào đầu ngón tay hay dùng chày đánh vào vùng thái dương các cháu nếu tỏ ra lơ là "làm việc". Nắng cũng như mưa, bất kể ngày thường hay lễ tết, những đôi bàn chân nhỏ xíu phải...