Tại sao không hút thuốc lá vẫn mắc ung thư phổi? Hóa ra đó là một dạng ung thư khác
Để đánh bại ung thư, chúng ta cần hiểu mọi con đường mà nó có thể phát triển.
Ung thư phổi thường gắn liền với hình ảnh của những người đàn ông hút thuốc lá. Nhưng có thể bạn chưa biết, những người không hút thuốc trong đó có phụ nữ cũng có thể mắc ung thư phổi.
Nguyên nhân gây ung thư phổi không liên quan đến thuốc lá từng là một bí ẩn. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Cell bắt đầu làm sáng tỏ được uẩn khúc này.
Theo các nhà khoa học, những người không hút thuốc lá có thể mắc một dạng ung thư phổi khác với người hút thuốc, xuất phát từ các đột biến gen khác nhau. Do đó, chiếc lược điều trị cho hai nhóm bệnh nhân này về cơ bản cần phải được tinh chỉnh.
Cùng một phương pháp điều trị nhắm mục tiêu tốt ở bệnh nhân hút thuốc, nhưng có thể sẽ thất bại với bệnh nhân không hút thuốc. Các nhà nghiên cứu cho biết đây là phát hiện tiền đề để phát triển các phương pháp điều trị ung thư chính xác và hiệu quả cho các nhóm bệnh nhân này.
Một nghiên cứu toàn diện nhất về sinh học ung thư phổi trên bệnh nhân không hút thuốc
Các nghiên cứu trước đây cho biết một người không hút thuốc lá có thể mắc ung thư phổi vì phơi nhiễm với radon – một loại khí phóng xạ được tạo ra khi uranium tự nhiên phân giải trong đất. Hoặc họ cũng có thể tiếp xúc với khói thuốc thụ động từ người hút thuốc, hoặc phơi nhiễm amiang- một hợp chất độc thường có trong vật liệu xây dựng.
Ô nhiễm không khí cũng chịu trách nhiệm cho các ca mắc ung thư phổi không bắt nguồn từ thuốc lá. Nhưng gốc rễ vấn đề là các tiếp xúc môi trường sẽ gây ra đột biến khiến ung thư phát triển.
Trong nghiên cứu mới của mình, các nhà khoa học đến từ Viện Nghiên cứu Ung thư London, Đại học Quốc gia và Viện hàn lâm Quốc gia Sinica của Đài Loan đã thu thập và phân tích DNA trong khối u của 103 bệnh nhân địa phương mắc ung thư phổi. Phần lớn trong số họ là những người không hút thuốc lá.
Phân tích cho thấy nhiều người không hút thuốc bị ung thư phổi có dấu hiệu tổn thương DNA từ các chất gây ung thư từ môi trường sống. Một trong số những đột biến gen này có hướng xuất hiện ở phụ nữ trẻ, từng được biết sẽ thúc đẩy ung thư tiến triển mạnh.
Tại Anh có khoảng 10-15% bệnh nhân ung thư phổi xảy ra ở những người chưa bao giờ hút thuốc. Nhưng ở các nước Đông Á, các nhà khoa học cho biết tỷ lệ còn cao hơn nhiều, đặc biệt là trong nhóm những người phụ nữ.
Để tiếp tục làm sáng tỏ bí ẩn ấy, họ đã lấy mẫu và phân tích chi tiết những biến đổi về mặt di truyền trong khối u của 103 bệnh nhân, các tác nhân kích hoạt gen, hoạt động protein và ‘công tắc’ tế bào khiến họ bị mắc ung thư phổi.
Các phân tích này đã cho ra một đánh giá toàn diện nhất về mặt sinh học của những bệnh nhân ung thư phổi trong nhóm không hút thuốc, kể từ trước đến nay.
Video đang HOT
“ Chúng tôi đã thực hiện một nghiên cứu toàn diện nhất từng được tiến hành về sinh học của ung thư phổi, trong quần thể dân số Đông Á với tỷ lệ cao người không hút thuốc, và thấy rằng bệnh của họ rất đa dạng về mặt phân tử và khác biệt với những gì chúng tôi thấy ở những bệnh nhân ung thư phổi có hút thuốc“, tiến sĩ Jyoti Choudhary đến từ Viện nghiên cứu ung thư London nói.
Ung thư phổi ở phụ nữ không hút thuốc có thể khác với nam giới hút thuốc
Kết quả cho thấy khối u ung thư giai đoạn đầu của những người không hút thuốc có phần giống với ung thư phổi giai đoạn muộn hơn trên người hút thuốc lá.
\Các khối u ở phụ nữ thường có một lỗi đột biết đặc biệt ở gen ung thư phổi nổi tiếng có tên là EGFR. Trong khi ở nam giới, lỗi phổ biến nhất lại nằm ở 2 gen là KRAS và APC. Những khác biệt này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị với thuốc nhắm mục tiêu ở cả nam và nữ.
“ Chúng tôi đã tìm thấy các kiểu lỗi di truyền khác nhau ở những bệnh nhân ung thư phổi không hút thuốc và hút thuốc, giữa bệnh nhân là phụ nữ và nam giới. Điều này cho thấy rằng một nữ bệnh nhân chưa bao giờ hút thuốc có thể sẽ không đáp ứng điều trị giống với một nam bệnh nhân hút thuốc“, tiến sĩ Jyoti Choudhary cho biết thêm.
Ngoài ra, nghiên cứu mới cũng tìm thấy một mô hình thay đổi di truyền liên quan đến họ gen APOBEC trong 3/4 khối u của bệnh nhân nữ dưới 60 tuổi và ở tất cả phụ nữ không có lỗi trong gen EGFR.
Các protein APOBEC đóng vai trò quan trọng trong chức năng của hệ thống miễn dịch, nhưng chúng có thể bị tấn công bởi các bệnh ung thư, làm đẩy nhanh quá trình tiến hóa và xuất hiện tình trạng kháng thuốc.
Điều này có nghĩa là những người phụ nữ không hút thuốc mắc ung thư phổi có xu hướng tiến triển bệnh nhanh hơn thể ung thư ở các nhóm còn lại. Họ cần được xét nghiệm APOBEC để tinh chỉnh phác đồ điều trị.
Tin tốt là khi áp dụng liệu pháp miễn dịch cho nhóm nữ bệnh nhân ung thư phổi không mang gen EGFR lỗi, hiệu quả điều trị thường tăng lên. Nghiên cứu trước đây cũng cho thấy những người mắc ung thư phổi không hút thuốc có thời gian sống lâu hơn 56% so với những người hút thuốc. Họ giảm được từ 29-39% tỷ lệ tử vong.
Nhận định về nghiên cứu mới, giáo sư Paul Workman, Giám đốc điều hành của Viện nghiên cứu ung thư London, cho biết nó đã rọi một luồng ánh sáng mới vào căn bệnh ung thư phổi ở những người không hút thuốc. Nghiên cứu này sẽ giúp thúc đẩy lĩnh vực y học chính xác, chẳng hạn như tạo ra các loại thuốc đích tốt hơn dành cho bệnh nhân, đặc biệt là những người mắc ung thư phổi khi không hút thuốc.
Tiến sĩ Emily Armstrong, quản lý thông tin nghiên cứu tại Tổ chức Nghiên cứu Ung thư Vương Quốc Anh, đơn vị tài trợ cho nghiên cứu nói:
“ Để đánh bại ung thư, chúng ta cần hiểu mọi con đường mà nó có thể phát triển. Nghiên cứu này nhấn mạnh khác biệt giữa các thể ung thư khác nhau hình thành từ các lối sống và môi trường khác nhau. Hiểu về sự khác biệt giữa các thể ung thư phổi ở người hút thuốc và người không hút thuốc là điều rất quan trọng. Nó là bước đầu để cung cấp cho bệnh nhân phương pháp điều trị thích hợp nhất với căn bệnh của mình”.
Bạn có nguy cơ mắc loại ung thư nào cao nhất?
Lối sống, môi trường làm việc, bệnh nền, tiền sử bệnh lý trong gia đình là những yếu tố mang tính quyết định đến nguy cơ mắc ung thư của một người.
Ung thư dạ dày
Bước sang độ tuổi 50, chức năng miễn dịch bắt đầu suy giảm nên có nguy cơ mắc ung thư dạ dày cao. Bên cạnh đó, việc bị nhiễm khuẩn Helicobacter pylori (HP) cũng sẽ khiến nguy cơ mắc ung thư dạ dày của bạn cao gấp 3-5 lần so với nhóm còn lại.
Ung thư dạ dày cũng có yếu tố gia đình. Cụ thể, người có tiền sử gia đình mắc ung thư dạ dày sẽ có rủi ro cao gấp 3 lần bình thường. Ngoài ra, duy trì các thói quen xấu như nghiện bia rượu, hút thuốc lá hoặc bị thiếu vitamin A, E, C trong thời gian dài cũng khiến bạn nằm trong nhóm có nguy cơ cao.
Ung thư ruột
Những người nghiện rượu bia, hút thuốc, lối sống thất thường, chế độ ăn kém lành mạnh, thích ăn đồ nóng trên 65 độ C, có thói quen thức khuya sẽ đều thuộc nhóm có nguy cơ ung thư ruột cao hơn người bình thường.
Ung thư phổi
Hiện tại, theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), 3 khu vực có tỷ lệ mắc bệnh ung thư phổi cao nhất thế giới lần lượt là Bắc Mỹ, châu Âu và Đông Á. Việt Nam cũng là nước nằm trong các khu vực này.
Nhiều nghiên cứu cho thấy 80% bệnh ung thư phổi gắn với môi trường, chế độ ăn uống, thói quen hút thuốc lá, điều kiện lao động, nhiễm độc nước, không khí.
Dĩ nhiên những người hút thuốc, cả chủ động lẫn thụ động sẽ thuộc nhóm có nguy cơ ung thư phổi cao nhất. Điều kiện làm việc đặc thù (môi trường nhiều bụi, hơi hóa chất) cũng khiến lá phổi dễ khởi phát ung thư hơn. Bên cạnh đó, những người có tiền sử gia đình mắc ung thư phổi cũng nên đặc biệt quan tâm đến tình trạng phổi của mình khi bước sang tuổi 45.
Ung thư thực quản
Nhóm người có nguy cơ mắc ung thư thực quản cao nhất là từ 45-65 tuổi. Người có chế độ ăn uống không lành mạnh, thích ăn đồ quá nóng, có tiền sử gia đình mắc ung thư thực quản hoặc bị viêm thực quản kéo dài cũng cần cảnh giác với căn bệnh này.
Ung thư gan
Hầu hết những người mắc ung thư gan đều bị bệnh gan mạn tính (tổn thương gan lâu dài gọi là xơ gan), gây sẹo xơ ở gan và làm tăng nguy cơ ung thư gan. Điều kiện gây xơ gan là viêm gan B, viêm gan C, nghiện rượu, nhiễm độc tố aflatoxin do nấm mốc...
Trong thực tế lâm sàng người ta nhận thấy 70-80% ung thư gan phát triển trên xơ gan. Ở Nhật Bản, Việt Nam, một số nước châu Á và châu Phi, 80-90% ung thư gan phát triển từ xơ gan do viêm gan virus B, C mạn tính.
Những người mắc viêm gan B có nguy cơ mắc ung thư gan cao gấp hơn 200 lần so với người không mắc viêm gan B. Có khoảng 15-20% xơ gan do nhiễm virus viêm gan B biến chứng thành ung thư gan.
Những người nghiện rượu có nguy cơ mắc ung thư gan cao gấp 4-5 lần so với những người không nghiện rượu. Những người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư gan cao gấp 2-8 lần những người không hút thuốc.
Ung thư vú
Người có tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư vú; người gặp các vấn đề liên quan đến sinh sản như vô sinh, hiếm muộn, có con đầu lòng khi đã ngoài 35; người thường xuyên phơi nhiễm với các hóa chất độc hại, phóng xạ; người đã từng mắc bệnh u nang, u xơ tuyến vú là những đối tượng được xếp vào nhóm có nguy cơ cao mắc ung thư vú.
Ung thư tuyến giáp
Bệnh nhân mắc căn bệnh này chủ yếu nằm trong độ tuổi từ 30-50 tuổi. Nhóm nguy cơ cao đầu tiên phải kể đến là những người có hệ miễn dịch bị rối loạn. Khi đó, các vi khuẩn, virus có cơ hội tấn công vào cơ thể và tuyến giáp là một trong những mục tiêu hàng đầu.
Những bệnh nhân bị bướu giáp, bệnh basedow hoặc hormone tuyến giáp mãn tính có nguy cơ mắc ung thư tuyến giáp cao hơn những người khác.
Bên cạnh đó, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 2 - 4 lần so với nam giới. Ngoài ra, nhiễm chất phóng xạ, gia đình có tiền sử mắc ung thư tuyến giáp cũng là những tác nhân làm tăng nguy cơ mắc căn bệnh này.
Những người hút thuốc nên đọc thông tin này Các nhà khoa học cảnh báo: Nicotine có thể khiến căn bệnh ung thư phổi lan nhanh đến não. Theo một nghiên cứu gần đây cho thấy khoảng 40% bệnh nhân ung thư phổi bị di căn não, con số này cao hơn đáng kể ở những người hút thuốc. Các nhà khoa học chứng minh rằng Nicotine - một chất được tìm...