Tại sao học sinh cần thầy cô, cha mẹ dạy về cái nhìn sâu sắc hơn là quần áo, máy tính, xe cộ, khách sạn, nhà hàng, tiền bạc, danh vọng?
“ Người thầy sẽ tuyệt vời biết bao nhiêu khi làm được một nhiệm vụ mà trẻ con luôn cần, như cần bầu sữa, như cần không khí trong lành, đó là trao cho trẻ NIỀM TIN và TÌNH YÊU.”, chị Phan Hồ Điệp chia sẻ.
Một cuộc sống nhung lua đủ đầy, tương lai lái xế hộp và kiếm tiền tỷ mỗi năm là điều mà cha mẹ, thầy cô luôn mong muốn ở những đứa trẻ. Chẳng có gì khó hiểu cả vì họ được quyền đặt niềm tin cũng như kỳ vọng vào con cái của mình. Tuy nhiên một thực tế không thể phủ nhận là nhiều học sinh dù học ngày học đêm để đạt điểm cao chưa chắc đỗ vào đại học tốt, thậm chí học trường đại học tốt cũng chưa chắc kiếm được một công việc tốt.
Vậy học sinh cần làm gì, cần được dạy dỗ ra sao để hiểu rằng hạnh phúc quan trọng ở chỗ cái nhìn sâu sắc hơn là quần áo, máy tính, xe cộ, khách sạn, nhà hàng, tiền bạc, danh vọng, hay số bạn bè trên facebook. Như mới đây, trên trang cá nhân của mình, chị Phan Hồ Điệp đã có bài chia sẻ đầy thấm thía về các điều thiết yếu mà phụ huynh cũng như giáo viên phải biết để xoá bỏ “kịch bản giới của trung lưu” – một cuộc sống mà càng ngày càng khiến bố mẹ, thầy cô bắt tay với nhau để tạo ra những học sinh chỉ mơ ước vào được đại học tốt và kiếm được nhiều tiền.
Chị Phan Hồ Điệp đã có bài chia sẻ đầy thấm thía về các điều thiết yếu mà phụ huynh cũng như giáo viên phải biết để xoá bỏ “kịch bản giới của trung lưu” .
Nguyên văn bài đăng của chị như sau:
“Hôm đó mình đi đến lớp dạy với khuôn mặt nhòe nước mắt. Mình vừa cãi nhau, mình vừa nhận những lời sắc lạnh cứa vào trái tim run rẩy. Đến cửa lớp, mình dừng xe, lấy cái áo chống nắng quệt cho khô nước mắt, hít một hơi thở sâu rồi bước vào.
Bọn trẻ con như mọi lần thấy tiếng xe của mình là chui đi trốn. Chúng chờ mình bước vào và vờ ngơ ngác hỏi: Thôi chết, sao hôm nay chưa có đứa nào đến thế này. Rồi chúng sẽ ùa ra cười như những con chim sẻ và ôm mình tới tấp. Nên mình vẫn cười và ôm từng đứa. Và giờ dạy vẫn như mọi khi, vẫn là những trận cười khiến đứa nào đứa nấy nhe hàm răng sún.
Nhưng đến cuối buổi, khi mình đang xếp đồ để ra về, một đứa nán lại. Ban đầu nó vân vê cái túi của mình. Rồi nó tiến đến nắm vào mép áo. Và khi có tiếng mẹ gọi, nó quáng quàng ôm lấy cổ mình, thì thầm: Hôm nay cô buồn à? Mình không kịp ôm lại thì con bé đã chạy ra cửa. Nhưng phút chốc mình muốn òa khóc.
Mình cứ tưởng là mình giấu được, mà không. Và mình cứ tưởng cãi nhau với một người là thế giới sụp đổ, nhưng không. Cái ôm dịu dàng và an ủi, cái vòng tay như một sợi cỏ mềm khiến mình thấy thế giới này sống lại như chưa hề có tổn thương, chưa hề có giận dữ, chưa hề có nước mắt và chia ly.
Được làm nghề dạy học thường ai cũng sẽ có những phút giây ấy. Phút giây vỡ òa trong cảm xúc được tin cậy, được yêu thương thậm chí được bao bọc, được bênh vực, chở che từ lũ học trò nghịch ngợm đến phát điên, gây phiền hà đến phát điên.May mắn cho thế giới này, cho người lớn chúng ta là có trẻ con.
Video đang HOT
Chúng là những thiên thần được gửi đến để cho chúng ta cảm nhận thấy vị thơm tho trên bầu má, vị chua chua của mùi mồ hôi. Chúng ở đó gầy nhẳng, bầu bĩnh, trắng trẻo, đen thùi lũi, hiền lành, chua ngoăn ngoắt, chạy không biết mệt… Chúng ta cho rằng mình làm nhiệm vụ dạy dỗ, an ủi, cứu rỗi trẻ con nhưng không, trẻ con cứu rỗi tất cả người lớn, chữa lành mọi vết thương trong lòng ta.
Đâu mới là điều thực sự cần thiết đối với những đứa trẻ?
Và người thầy sẽ tuyệt vời biết bao nhiêu khi làm được một nhiệm vụ mà trẻ con luôn cần, như cần bầu sữa, như cần không khí trong lành, đó là trao cho trẻ NIỀM TIN và TÌNH YÊU.
Mình nhớ đến điều này khi buổi sáng hôm nay, rất gần với ngày Nhà giáo ngồi đọc lại cuốn “Người thầy đầu tiên” – cuốn sách mình tin là gắn bó với tuổi thơ của rất nhiều người.
Thầy Đuysen trong câu chuyện ấy đã gieo trồng trong tâm trí người học trò nhỏ những cây phong của tình yêu và sự tin tưởng.
“Em có một tâm hồn đẹp và đầu óc ham học. Thầy bao giờ cũng nghĩ em sẽ trở thành người thông thái. Thầy tin như vậy. Số phận em nhất định như thế… Và mong sao em sẽ tìm thấy hạnh phúc trong học tập, ngôi sao nhỏ trong sáng của thầy ạ”.
Ôi chao những lời nói của thầy giáo chẳng phải là một ngọn nến trong đêm dẫn đường cho cô học trò để cô thấy “những điều tốt đẹp còn đang ở phía trước” hay sao. Từng trang sách trong “Người thầy đầu tiên” đều rưng rưng như thế, đẹp trong veo như thế.
Cuộc sống càng ngày càng khiến bố mẹ và thầy cô bắt tay với nhau để tạo ra những học sinh chỉ mơ ước vào được đại học tốt và kiếm được nhiều tiền.
Một nhà xã hội học gọi đó là “kịch bản của giới trung lưu”, mà theo ông, mỗi câu trả lời không chắc đã đúng:
- Chỉ chăm chú học ở trường để được điểm cao chưa chắc là được vào đại học tốt. Hàng năm các trường đại học hàng đầu vẫn thẳng tay từ chối những điểm SAT gần tuyệt đối, thậm chí là tuyệt đối.
- Học một trường đại học tốt cũng chưa chắc kiếm được một công việc tốt. Hàng năm vẫn có nhiều sinh viên tốt nghiệp Princeton và Harvard thất nghiệp và lạc lõng, không biết mình muốn gì.
- Kiếm được một công việc tốt cũng chưa chắc là có một cuộc sống tốt.
Vì thế, học sinh cần được dạy về ý nghĩa cuộc sống, để hiểu rằng hạnh phúc cần cái nhìn sâu sắc hơn là quần áo, máy tính, xe cộ, khách sạn, nhà hàng, tiền bạc, danh vọng, hay số bạn bè trên facebook.
Đọc lại “Người thầy đầu tiên”, chúng ta, những thầy cô và cha mẹ sẽ có thể chậm lại và nghĩ đến những đứa trẻ sau này với ba điều thiết yếu:
- Một công việc ý nghĩa
- Một con người để yêu
- Một mục đích để nắm giữ và theo đuổi
Hành trình đó cần sự trao tin yêu rất nhiều từ những người thầy người cô. “Người thầy đầu tiên” – Cuốn sách mà mình nghĩ là nên có trong mỗi gia đình, trong mỗi thư viện nhà trường và đặc biệt là trong tủ sách của những người làm thầy. Một cuốn sách đẹp, vẻ đẹp óng ánh từ nội dung đến hình thức. Và nếu trở thành món quà cho ngày 20/11 này thì chắc hẳn, nó còn đẹp lấp lánh trong lòng cả người cho và người nhận. Mình tin chắc chắn vào điều đó!”
Mẹ Đỗ Nhật Nam đã có những chia sẻ vô cùng sâu sắc, ý nghĩa.
Theo Helino
Thấy bài kiểm tra bị chấm sai, nam sinh vật lộn để phúc khảo hơn chục lần, điểm số cuối khiến ai cũng bất ngờ
Từ số điểm 6.75 ban đầu, nam sinh đã phúc khảo bài thi cô giáo và sửa thành 9 điểm sau khoảng... 10 lần!
Không nói cũng biết, các bài kiểm tra là nỗi đáng nợ nhất thời học trò. Kiểm tra một tiết, kiểm tra miệng, kiểm tra cuối kỳ, rồi khảo sát đánh giá chất lượng... mỗi kì kiểm tra đều có tính chất riêng, nhưng tựu chung lại các cô cậu học trò đều mong muốn mình có thể đạt điểm cao nhất có thể.
Cố gắng hết mình để làm bài thi, điểm số kém là điều không ai hằng mong muốn. Nếu lý do là không làm được bài thì đánh chấp nhận và cố gắng lần sau, còn nếu bị thầy cô giáo chấm sai các cô cậu học trò có quyền phúc khảo bài thi.
Mới đây, một nam sinh đã chia sẻ câu chuyện của mình về việc phúc khảo bài thi. Điều đáng nói không phải bị chấm sai một, mà đến tận cả chục lần.
Ảnh: Mai Võ Quốc Khánh/Trường Người Ta.
Cụ thể, trên diễn đàn học đường nổi tiếng Trường Người Ta, một nam sinh đã đăng tải hình ảnh này kèm theo dòng trạng thái: " Đây là kết quả sau 1 tiết vật va kiện đáp án sai của chúng mình, từ 6.75 thành 9.0 với 9 câu bị chấm sai". Chỉ sau ít giờ đăng tải, bài đăng đã thu về hơn 30 nghìn lượt thích, hàng trăm lượt bình luận và chia sẻ.
Nhiều người cho rằng việc cô giáo chấm sai cũng dễ thông cảm vì số lượng bài rất nhiều, đồng thời trắc nghiệm nữa cho nên có khi cô giáo nhìn sai mã đề, dẫn đến việc này. Bên cạnh đó, nhiều người dành lời khen cho nam sinh khi đã cố gắng miệt mài để phúc khảo điểm thi, không muốn bị chấm sai.
"Thực sự là cuộc đời này kiếm được 0,5 là mệt mỏi lắm rồi, cho nên việc sai tận 3 điểm như của cậu bạn ai mà chẳng muốn phúc khảo", bạn N.T cho hay.
"Ôi giống mình ghê, phúc khảo bài kiểm tra Tiếng Anh từ 6.3 chấm lại lên 9.3, nghĩ mà thấy tức á", bạn G.H cho biết.
"Đã từng 1.2 Vật Lý và kiện lên được 6.75, k hông biết lúc chấm bài thầy cô nhầm hay cái máy ngáo chấm trắc nghiệm bị hỏng nữa", bạn T.T kể.
Còn bạn, bạn đã từng rơi vào hoàn cảnh này chưa?
Theo Helino
Chỉ với một câu hỏi, mẹ thần đồng Đỗ Nhật Nam khiến người trẻ và phụ huynh phải 'giật mình': Chúng ta sợ thất bại hay sợ sự xoàng xĩnh? Một đứa trẻ luôn sợ thất bại thì chẳng thể nào khai phá được hết tiềm năng của mình. Nỗi sợ ấy sẽ khiến đứa trẻ tránh xa những hoạt động tập thể. Nỗi sợ ấy có thể khiến đứa trẻ không dám thi vào trường mình mong muốn, để rồi nhìn giấc mơ nuối tiếc vụt qua. Có những em biết dùng...