Tại sao học giỏi chưa bao giờ là một điều đáng để tự hào?
Trước khi đọc bài viết này, bạn cần nhớ một điều quan trọng: Việc phát triển bản thân, bao gồm chuyện học trên lớp và trau dồi các kỹ năng xã hội, chưa bao giờ là ĐỦ cả.
Hoc gioi = mot sach?
Một số không nhỏ các bạn học sinh, sinh viên thời nay cho rằng chuyện học trên lớp chỉ dành cho những con “ mọt sách”, vì kiến thức trong sách giáo khoa được đem vào giảng dạy hoàn toàn không có tính thực tiễn. Đây là một quan điểm rất lệch lạc.
Rõ ràng, muốn trở thành người biết giải quyết công việc một cách ổn thỏa, biết ứng phó với các tình huống khó khăn, bạn cần phải trang bị cho mình kiến thức cơ bản. Nói cách khác, trước khi tìm được câu trả lời cho câu hỏi: “Làm như thế nào?”, mỗi người chúng ta cần phải tự hỏi xem: “Vấn đề nằm ở đâu?” và “Tại sao lại làm như thế?”.
Một số không nhỏ các bạn học sinh, sinh viên thời nay cho rằng chuyện học trên lớp chỉ dành cho những con “mọt sách”
Đối với những người thiếu kiến thức nền tảng, những câu hỏi thường được trả lời bằng trực giác. Nhưng trực giác của con người tất nhiên không được đảm bảo độ chính xác. Đó là lí do chúng ta phải học các bộ môn khoa học.
Nhật Minh (THPT Yên Hòa, Hà Nội) chia sẻ: “Mỗi lần những đứa bạn tớ chạy đua để học vì điểm số, tớ lại thấy thật buồn. Ý nghĩa của học tập không bao giờ chỉ nằm ở điểm số. Ví dụ, mọi người cứ nói rằng những công thức như tích phân, đạo hàm, bất đẳng thức đến khi trở thành kỹ sư, doanh nhân, bác sĩ,… cũng chẳng có cơ hội vận dụng. Nhưng đối với tớ, những tiết Toán tuy khô khan và có vẻ “xa vời” thực tế, lại có sức mạnh thúc ép học sinh phải động não.”
Muốn trở thành người có kỹ năng xử lí tình huống tốt, bạn buộc phải nắm vững những kiến thức không thể trả lời bằng trực giác. Khi trực giác sai, nó trở thành cảm tính. Vì thế, người sống bằng trực giác sẽ khó có những suy luận chính xác. Ví dụ, họ chỉ biết rằng khi Trái Đất nóng lên, con người phải chịu những hậu quả thảm khốc; và khi nhiệt độ ổn định trở lại, họ lại nghĩ cả thế giới sẽ an toàn. Tương tự, một chiếc xe không có người lái sẽ an toàn hơn một chiếc xe hơi đang chạy. Tiêm vaccin cho trẻ sơ sinh giúp các em tránh khỏi mọi bệnh.
Muốn trở thành người có kỹ năng xử lí tình huống tốt, bạn buộc phải nắm vững những kiến thức không thể trả lời bằng trực giác.
Mọi kết luận trên, suy cho cùng, cũng chỉ dựa trên cảm tính. Một người có kiến thức tất nhiên sẽ xem xét tình hình kỹ hơn. Chiếc xe hơi đang ở trạng thái nào? Tại sao nhiệt độ của Trái Đất lại ngừng không tăng nữa? Đứa trẻ có sinh ra trong mùa bệnh dịch không?
Đừng nghĩ rằng chỉ có những ai theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học mới cần biết giải thích về các hiện tượng trong cuộc sống. Sống có logic và đưa ra những quyết định đúng đắn dựa trên các kiến thức đã học, đó là điều ai cũng nên làm.
Video đang HOT
Chỉ 11% những người thành đạt là theo đuổi con đường học vấn?
Mới đây, một nghiên cứu trên trang Nature, dựa trên 1,1 triệu người bao gồm: bác sĩ, doanh nhân, nhà khoa học,… đã chỉ ra sự tương quan của cấu trúc gen với trình độ học vấn. Có tới 1271 cơ thể người biểu hiện rõ hiện tượng biến dị sinh học sau nhiều năm theo đuổi con đường học hành. Vì con số này chỉ chiếm 11% nên rõ ràng trí thông minh hay mức độ thành công trong công việc hoàn toàn không chỉ phụ thuộc vào cấu trúc sinh học. Các nhà khoa học không thể dựa vào gen để đưa ra kết luận xem liệu người này đã lấy bằng Tiến sĩ, hay bỏ ngang chừng đại học.
Các nhà khoa học không thể dựa vào gen để đưa ra kết luận xem liệu người này đã lấy bằng Tiến sĩ, hay bỏ ngang chừng đại học.
Chưa kể, 1271 người này chỉ chiếm 11% trong tổng số những người thành công với sự nghiệp được nghiên cứu. Bên cạnh đó, trang The Atlantic cũng khẳng định rằng chỉ 7% thu nhập của hộ gia đình phụ thuộc vào chuyện nghiên cứu, học tập.
Những kết luận này đã đi ngược lại hoàn toàn với quan điểm “tôn sùng” chuyện học vấn của xã hội từ trước đến nay. Chúng ta quá quan trọng những thành tựu học tập và quên tự hỏi bản thân xem: Liệu nó có nên được ưu tiên hàng đầu? Thực tế, chuyện đánh giá một cá nhân qua bảng điểm của anh ta chỉ khiến bạn trở nên thiếu khách quan.
Học giỏi quan trọng, nhưng điều đó chưa đủ để bạn tự hào
Đối với các bạn học sinh, sinh viên, chuyện có bảng điểm phẩy cao chót vót toàn-A-là-A luôn là một niềm tự hào. Ở một số ngành học, việc này còn đảm bảo cho một mức lương cao sau khi các bạn ra trường. Tại các nước Châu Á như Việt Nam, con cái học giỏi là niềm tự hào của bố mẹ, ông bà,… thậm chí còn của cả dòng họ.
Tại các nước Châu Á, con cái học giỏi là niềm tự hào của bố mẹ, ông bà,… thậm chí còn của cả dòng họ.
Đồng ý rằng chuyện học hành phản ánh rất nhiều những yếu tố xung quanh bạn. Trong rất nhiều trường hợp, bảng điểm và cách đánh giá một người về mặt tư duy, nền tảng gia đình, khả năng giao tiếp với giáo viên. Nhưng bạn có nhớ, trong rất nhiều trường hợp khác, người xuất chúng lại không có một con đường học tập rực rỡ, vẻ vang?
Trong khi nền giáo dục Singapore khá áp lực và coi trọng đức tính “chăm chỉ”, thì Adam lại cực kỳ ghét việc đọc sách, chỉ thích chơi game và xem TV. Nếu nhìn vào kết quả học tập hồi tiểu học của Adam, rất nhiều người sẽ kết luận ông là người ngu dốt và chẳng có hy vọng tốt nghiệp, chứ không nói đến chuyện trở thành triệu phú. Thậm chí, khi đang học lớp 3, cậu bé bị đuổi khỏi trường và phải chuyển đến học ở một nơi khác. Giáo viên toán từng mời mẹ Adam tới và hỏi bà: “Tại sao Adam Khoo, một học sinh trung học cơ sở năm thứ nhất lại không thể làm nổi toán lớp 4?”
Adam Khoo – triệu phú 44 tuổi người Singapore – đã có một tuổi thơ học cực kỳ kém. 12 tuổi, Adam bị coi là một đứa trẻ lười biếng.
Đối với rất nhiều các nhà thơ, nghệ sĩ, nhà văn, ca sĩ nổi tiếng, chuyện không được công nhận tại môi trường học thuật lại càng phổ biến. Họ khác biệt đến nỗi những chuẩn mực chung của thế giới không thể chấp nhận nổi. Một thế giới nghệ thuật sáng tạo vẫn có thể có những người học giỏi. Nhưng họ bắt buộc phải được công nhận một cách bình đằng như người khác.
Năm 1958, nhà khoa học Michael Young đã tạo ra thuật ngữ meritocracy (tạm dịch: chế độ nhân tài) với mục đích cảnh báo cả thế giới về chuyện phân biệt đối xử giữa những người sở hữu trình độ học vấn khác nhau. Hơn 40 năm sau, Michael Young “khoe” trên trang The Guardian về độ phủ sóng của thuật ngữ: “Giáo dục sẽ chứng minh một nhóm người có năng lực bởi những bằng cấp mà nó đem lại. Nhưng nó cũng vô tình “dìm chết” những người trót không hứng thú với chuyện học ngay từ khi họ còn rất bé.”
Năm 1958, nhà khoa học Michael Young đã tạo ra thuật ngữ meritocracy (tạm dịch: chế độ nhân tài).
Nhớ về trải nghiệm một trải nghiệm cộng đồng của mình, Thanh Nga (Đại học Ngoại thương) chia sẻ: “Hồi năm nhất, tớ tham gia phát quà cho trẻ em vùng sâu vùng xa nhân dịp Trung Thu. Tớ đăng ký vị trí ban Truyền thông của chương trình. Lúc đấy mới đỗ trường top đầu với điểm đầu vào cao chót vót, nghĩ mình sẽ nổi bật hơn các bạn trường khác. Ai ngờ tớ bị sốc vì sự chuyên nghiệp của các bạn trường khác. Trải nghiệm nhiều hơn, tư duy trưởng thành hơn và thái độ tích cực, chăm chỉ đã khiến tớ phải tự xấu hổ. Hóa ra, điểm thi đại học thấp hơn chẳng dễ để kết luận điều gì cả.”
Tập trung vào học tập sẽ khiến bạn có kiến thức nền tảng, nhưng để “vỗ ngực” tự hào khi sở hữu bảng điểm toàn A thì chưa đủ. Hãy nhớ rằng, học hành, xét cho cùng cũng chỉ giúp bạn phát triển tư duy ở một vài khía cạnh trong cuộc sống. Tích cực tham gia các hoạt động ngoại khóa, đầu tư vào các mối quan hệ xã hội, học cách lắng nghe từ nhiều phía,… và không ngừng học hỏi cố gắng mới đủ để bạn trở nên thành công!
Theo kenh14.vn
"Bí kíp" vừa ra trường có việc làm ngay của sinh viên ĐH FPT
ĐH FPT vốn nổi tiếng với mô hình giáo dục khác biệt, gắn đào tạo với thực tiễn, và liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhiều sinh viên Đại học FPT ngay sau khi ra trường đã có được những công việc đáng mơ ước, thậm chí nhiều bạn kiếm được ngay công việc với mức lương nghìn đô.
Được học ngay trong môi trường doanh nghiệp
Hồ Vĩnh Thịnh, cựu sinh viên khoa Kỹ thuật phần mềm ĐH FPT, đã từng gây nhiều xôn xao khi ứng tuyển thành công vào một trong những công ty công nghệ lớn nhất thế giới - Google và xuất sắc giành được học bổng thạc sĩ 100% tại Đức. Thành quả tự hào này một phần nhờ vào các thành tích xuất sắc mà Thịnh đạt được tại cuộc thi lập trình dành cho sinh viên quốc tế ACM/ ICPC: giải Nhất quy mô toàn quốc các năm 2011 - 2014; giải Nhì khu vực Châu Á 2013; năm 2014, Thịnh và đồng đội có mặt tại vòng Chung kết thế giới được tổ chức ở Yekaterinburg, Nga.
Quan trọng hơn cả, Thịnh chia sẻ, chính giảng đường đại học đã chắp cánh ước mơ vươn ra thế giới của anh. Ở ĐH FPT, Thịnh và các bạn không chỉ học lý thuyết mà còn được thực hành rất nhiều. Cụ thể, ngay khi bước vào năm thứ 3, sinh viên ĐH FPT đã được tham gia kỳ học thực tế tại doanh nghiệp (On Job Trainning). Tại đây, sinh viên được tham gia trực tiếp vào các dự án phần mềm đang làm để biết được từng công việc cụ thể, có sự hướng dẫn "cầm tay chỉ việc" của những người có kinh nghiệm. Sau kỳ thực tập, ngoài kiến thức công nghệ mới, sinh viên còn được biết về quy trình làm dự án thực, cách quản lý thời gian, cách lên lịch làm việc tuần, cách nghiên cứu tài liệu...
Hồ Vĩnh Thịnh, cựu sinh viên khoa Kỹ thuật phần mềm ĐH FPT, xuất sắc trúng tuyển vào Google.
Chính việc học trong một Tổ hợp Giáo dục và Công viên phần mềm tại FPT đã giúp sinh viên như Thịnh có được môi trường thực tế vừa học tập vừa được tham gia vào thực tiễn ngành công nghiệp phần mềm ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Đây là nền tảng quan trọng giúp các sinh viên thực sự trở thành nguồn nhân lực giàu kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm thực tế, nhanh chóng bắt kịp với tốc độ phát triển xã hội trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
Môi trường năng động, giỏi kỹ năng mềm
Không chỉ nắm chắc kiến thức chuyên ngành, sinh viên ĐH FPT còn nổi bật trong hơn trong các doanh nghiệp nhờ giỏi kỹ năng mềm, nhanh chóng bắt nhịp với môi trường làm việc.
Nguyễn Việt Tú, một cựu sinh viên khóa 10 của ĐH FPT, đã vinh dự được JEIS (JR East Information Systems Company) - một trong những tập đoàn đường sắt lớn nhất Nhật Bản - Japan Railways, chào đón với mức lương 3.000 USD. Tú chia sẻ, nhờ được học tiếng Nhật và trau dồi nhiều kỹ năng mềm tại ĐH FPT, Tú nhanh chóng nắm bắt được công việc tại môi trường làm việc nước ngoài.
Nguyễn Việt Tú được công ty Nhật chào đón với mức lương 3.000 USD ngay sau khi ra trường.
"Bên cạnh chuyên ngành học kỹ thuật phần mềm, trường cũng kết hợp giảng dạy những kỹ năng mềm như Working in Groups (làm việc nhóm) và Business Communication (giao tiếp trong kinh doanh). Đây là những nội dung rất hay mà trường FPT đã tiên phong giảng dạy và đào tạo giúp các học viên/sinh viên hoàn thiện không chỉ kỹ năng chuyên môn mà còn là phương cách ứng xử để có thể sẵn sàng bước vào môi trường làm việc sau khi ra trường." - Tú nói thêm về những điều mình tâm đắc với ngôi trường của mình.
Chọn cho mình hướng đi đầy thử thách là start-up, Trần Huy Trung, CEO công ty BetterCre Creative Agency - một trong những gương mặt tiêu biểu của cộng đồng khởi nghiệp tại Việt Nam, chia sẻ: "Bước vào thế giới khởi nghiệp là lúc chúng ta phải tự học thêm rất nhiều kiến thức mới, nếu không có phương pháp và kỹ năng mà các thầy cô tại ĐH FPT đã dạy thì mình đã rất lúng túng và sẽ vất vả hơn rất nhiều".
Trần Huy Trung, cựu sinh viên khóa 5 ĐH FPT, thành công với startup BetterCre Creative Agency.
Tại ĐH FPT, Trung được học từ thầy cô phương pháp học và cách tư duy, đặc biệt là cách xác định nguồn thông tin tư liệu quốc tế hiện đại để sống và làm việc như một công dân toàn cầu, không lạ lẫm với những xoay chuyển mỗi ngày của truyền thông quốc tế.
Như vậy, nhờ mô hình đào tạo học và làm ngay trong doanh nghiệp, môi trường năng động khuyến khích rèn luyện kỹ năng mềm, sinh viên ĐH FPT ngay sau khi ra trường đã có những bước đi vững chắc trên con đường sự nghiệp.
Tổ hợp giáo dục - phần mềm được FPT triển khai rộng khắp các thủ phủ kinh tế, bắt đầu từ Hà Nội và tiếp tục mở rộng mô hình tại các thành phố Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Mới đây nhất là Khu Tổ hợp Giáo dục và Công viên Phần mềm FPT tại Cần Thơ, khai trương giai đoạn 1 ngày 10/8/2018. Sau khi đi vào hoạt động, Khu Tổ hợp sẽ cung cấp nguồn nhân lực công nghệ chất lượng cao cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Theo Dân trí
Hà Tĩnh: Đôi bạn thân "trường làng" làm nức lòng thầy cô Những ngày qua, những người dân ở xã Sơn Lộc (huyện Can Lộc, Hà Tĩnh) không hết lời khen ngợi và tự hào về hai "đứa con" của xã là Phan Thị Phương và Thân Thị Trinh khi đạt số điểm rất cao trong kỳ thi THPT quốc gia. Theo đó, trong kỳ thi THPT quốc gia vừa qua, em Phan Thị Phương...