Tại sao giáo dục Phần Lan lại để trẻ phải nếm mùi thất bại liên tục?
Nền giáo dục Phần Lan luôn khiến mọi người trên thế giới ngưỡng mộ và muốn học hỏi theo. Cách giáo dục của người Phần Lan rất khác biệt, đi ngược lại với xu hướng chung nhưng lại mang đến những hiệu quả không ngờ.
Giáo sư Paul Stozmin, một học giả nổi tiếng người Mỹ nói rằng: “IQ và EQ rất quan trọng, nhưng mức độ thành công trong cuộc sống còn tùy thuộc vào chỉ số nghịch cảnh”.
Vậy thì chỉ số nghịch cảnh là gì? Nó được định nghĩa là chỉ số đo lường khả năng của một người có thể đối phó với những nghịch cảnh trong cuộc sống.
Tại Phần Lan, kiểu giáo dục này không chỉ dạy trẻ hiểu nghịch cảnh là gì, mà còn chỉ cho chúng làm thế nào để vượt qua. Đây là chìa khóa thành công giúp nền giáo dục Phần Lan luôn vượt trội so với những quốc gia khác. Bí mật làm nên sự thành công của nền giáo dục Phần Lan được biểu hiện cụ thể như sau:
Khi mọi người tập trung vào việc làm thế nào trẻ em có thể thành công, giáo dục Phần Lan tập trung vào mục tiêu để trẻ em nếm trải thất bại và trải nghiệm thất bại nhiều hơn.
Giáo viên mẫu giáo sẽ cho trẻ tập trượt tuyết. Tất nhiên, việc trượt tuyết chỉ là những mô phỏng của giáo viên, họ sẽ giả vờ ngã và cố gắng hết sức để đứng dậy lại.
Đồng thời, giáo viên sẽ cho trẻ biết đâu là chiến thắng thực sự, dạy trẻ cách đối xử đúng đắn, nhận ra ưu điểm và thiếu xót của bản thân, cố gắng tránh sự tự tin mù quáng.
Chỉ bằng cách này, trẻ em mới có thể biết rằng chiến thắng không đơn thuần là chiến thắng, mà còn là sự dũng cảm đứng dậy từ thất bại.
Sau khi trẻ vào trường tiểu học, nhà trường sẽ sắp xếp các nhiệm vụ khác nhau để trẻ hoàn thành một cách độc lập. Nhiều nhiệm vụ trong số đó thậm chí còn vượt quá khả năng của trẻ.
Tại thời điểm này, mục đích của trường học không phải để trẻ trải nghiệm niềm vui, mà còn giúp trẻ dám chấp nhận thử thách thất bại. Không ít những đứa trẻ đã bật khóc vì chúng thất bại liên tục.
Video đang HOT
Vào thời điểm này, cho dù đó là trường học hay cha mẹ, khi nhìn thấy trẻ đang khóc, mọi người cũng chọn cách kiềm chế cảm xúc và dạy trẻ với thái độ lạnh lùng rằng: thất bại là không thể tránh khỏi.
Các phương pháp giáo dục của người Phần Lan
Cuộc sống của một người sẽ luôn phải đối mặt với thất bại. Không ai có thể đảm bảo rằng cuộc sống lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió được. Những người nếm trải cay đắng trước sẽ tận hưởng sự ngọt ngào về sau, còn ai muốn tận hưởng sự ngọt ngào trước chắc chắn sau này sẽ trải qua nhiều đau thương.
Thay vì để trẻ em nhận được quá nhiều sự bảo bọc khi chúng còn nhỏ và không thể nếm mùi thất bại, giáo dục Phần Lan sẽ cho trẻ nếm mùi vị của thất bại và học cách trưởng thành từ những thất bại. Sau đây là một số phương giáo giáo dục mà người Phần Lan đã áp dụng:
1. Dạy trẻ chấp nhận bản thân
Cha mẹ thường đặt kỳ vọng cao ở con cái nên vô tình khiến chúng chịu nhiều áp lực. Thay vì dạy con kiểu “con chỉ có thắng chứ không được thua” hoặc “mọi thứ đều phải là số 1″, cha mẹ Phần Lan luôn muốn con cái hiểu rằng mọi người đều không hoàn hảo, thất bại là điều không thể tránh trong cuộc sống. Vì thế, mỗi người cần phải dũng cảm chấp nhận năng lực của bản thân trong giới hạn nhất định.
2. Khuyến khích trẻ học cách kiên trì
Định nghĩa về sự thất bại có thể khác nhau trong sự hiểu biết của từng đứa trẻ. Đôi lúc vì thiếu kiên trì mà bỏ cuộc giữa chừng, điều này dẫn tới thất bại và khiến trẻ cảm thấy thua kém người khác.
Vào lúc này, cha mẹ chỉ cần thêm một chút khích lệ, động việc, cho trẻ biết được thất bại này không phải là điều gì quá khủng khiếp, miễn là chúng kiên trì thì sẽ thành công.
Cha mẹ Phần Lan dạy trẻ hiểu rằng nếu từ bỏ giữa chừng, mọi thứ sẽ kết thúc. Nhưng nếu kiên trì đến cùng, dù ngay cả khi phải đối mặt với thất bại thì ít nhất bản thân sẽ không cảm thấy hối hận.
3. Dạy trẻ cách vượt qua thất bại
Cha mẹ Phần Lan muốn con cái họ biết rằng thất bại không có gì là khủng khiếp. Những người thành công là người đã từng trải qua vô số lần thất bại. Do đó, thay vì tránh thất bại một cách có chủ ý, tốt hơn là đối mặt và coi mỗi thất bại là sự tích lũy kinh nghiệm, cuối cùng dẫn đến thành công.
Sau thất bại, trẻ không thể suy đồi, nhưng dưới sự hướng dẫn của cha mẹ và giáo viên trẻ sẽ biết mình sai ở đâu, tại sao sai… và tìm ra giải pháp khắc phục.
Giáo viên cốt cán, anh là ai?
Có thể nói, giáo viên cốt cán là cánh tay nối dài của lãnh đạo ngành giáo dục đến cơ sở giáo dục tiểu học.
Ngày 6/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố Dự thảo Thông tư Ban hành Điều lệ trường tiểu học, để lấy ý kiến góp ý rộng rãi, thay thế cho Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường tiểu học hiện hành.
Điều 28, khoản 2 Dự thảo Thông tư Ban hành Điều lệ trường tiểu học: Nhiệm vụ của giáo viên có ghi:
"Giáo viên cốt cán là người có chuyên môn, nghiệp vụ vững vàng, có uy tín trong nhà trường, được hiệu trưởng hoặc cơ quan quản lí giáo dục đề cử.
Ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này, giáo viên cốt cán còn làm nòng cốt trong sinh hoạt chuyên môn; hướng dẫn, tư vấn đồng nghiệp trong giảng dạy, giáo dục và phát triển nghề nghiệp".
Đây là một điểm mới của Dự thảo Thông tư Điều lệ trường tiểu học so với Thông tư số 41/2010/TT-BGDĐT ban hành Điều lệ trường tiểu học hiện hành; trong Điều lệ trường tiểu học cũ không có thông tin này.
Giáo viên cốt cán có nhiệm vụ gì? (Ảnh minh hoạ: Baothuathienhue.vn)
Tôi đề nghị sửa đổi như sau: "Giáo viên cốt cán là giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt; hiểu biết về tình hình giáo dục; có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt; có uy tín trong tập thể nhà trường; có năng lực tham mưu, tư vấn, hỗ trợ, dẫn dắt, chia sẻ đồng nghiệp trong hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ và trong hoạt động bồi dưỡng phát triển năng lực nghề nghiệp.
Ngoài các nhiệm vụ quy định tại khoản 1 của Điều này còn thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Hỗ trợ, tư vấn cho đồng nghiệp trong trường phát triển phẩm chất, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên, phù hợp với điều kiện nhà trường, địa phương;
b) Hỗ trợ, tư vấn cho đồng nghiệp trong trường các vấn đề liên quan đến đảm bảo và nâng cao chất lượng dạy học, giáo dục cho học sinh; tham gia biên soạn tài liệu chuyên đề môn học, tài liệu hướng dẫn (cho giáo viên, học sinh); tổ chức hướng dẫn các đề tài nghiên cứu khoa học cho học sinh theo yêu cầu của người đứng đầu cơ sở giáo dục phổ thông và cơ quan quản lý;
c) Hướng dẫn, hỗ trợ đồng nghiệp trong trường về các hoạt động xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường, kế hoạch giảng dạy môn học; về việc thực hiện các khóa đào tạo, bồi dưỡng giáo viên qua mạng internet; về bồi dưỡng, tập huấn nâng cao năng lực chuyên môn cho đội ngũ giáo viên trong trường hoặc các trường trên địa bàn; tham gia tập huấn, bồi dưỡng giáo viên theo yêu cầu hàng năm của ngành (cấp phòng, sở, Bộ);
d) Tham mưu, tư vấn cho cấp quản lí trực tiếp về công tác xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương nhằm bảo đảm mục tiêu, chất lượng dạy học, giáo dục và nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ giáo viên; tham gia tổ chức, báo cáo chuyên môn, nghiệp vụ tại các hội nghị chuyên đề, các buổi sinh hoạt chuyên môn của trường hoặc các trường trên địa bàn;
e) Thực hiện kết nối, hợp tác với các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, các đơn vị nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học giáo dục (đặc biệt là khoa học sư phạm ứng dụng)".
Tại sao lại sửa đổi như thế:
Một là: Giáo viên cốt cán hay đã được gọi là giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán; đã được quy định về tiêu chuẩn, tiêu chí, quy trình lựa chọn rất cụ thể trong Điều 12, Thông tư Số: 20/2018/TT-BGDĐT.
Hai là: Nếu để như dự thảo sẽ có cách hiểu quá giản đơn về giáo viên cốt cán; Hiệu trưởng sẽ chọn giáo viên cốt cán không đúng tiêu chuẩn, tiêu chí; chọn giáo viên cốt cán theo "bằng lòng", không theo năng lực, phản tác dụng.
Ba là: Chưa bao giờ vai trò giáo viên cốt cán được coi trọng như hiện nay, giáo viên cốt cán được Bộ Giáo dục và Đào tạo bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ về chương trình mới, làm hạt nhân truyền tải, lan tỏa đến giáo viên địa phương.
Có thể nói, giáo viên cốt cán là cánh tay nối dài của lãnh đạo ngành giáo dục đến cơ sở giáo dục tiểu học.
Bốn là: Thể hiện tính kế thừa, liên thông của Thông tư Số: 20/2018/TT-BGDĐT trong Thông tư Ban hành Điều lệ trường tiểu học mới.
Chọn đúng giáo viên cốt cán, nhà trường có thêm một nhà tư vấn cao cấp; giáo viên có thêm người bạn quý, người thầy giỏi; địa phương có thêm nhà chiến lược trong chỉ đạo, điều hành giáo dục.
Học sinh tiểu học được học vượt: Quy định cả chục năm chưa một lần áp dụng Lãnh đạo lĩnh vực giáo dục tiểu học các thời kỳ đã chỉ ra rằng, quy định 'học vượt lớp' đã có từ lâu nhưng trên thực tế chưa có trường hợp học sinh nào được vượt lớp dù có nổi trội về năng lực. Nhiều đề xuất cho học sinh tiểu học không chỉ được vượt lớp trong cấp học mà còn...