Tại sao dùng 5G tại Việt Nam không cần đổi sim
Mạng 5G tại Việt Nam không đòi hỏi người dùng phải đổi sim như khi chuyển từ 3G lên 4G trước đây, do được phát triển trên nền tảng 4G có sẵn.
Vinaphone, Viettel và Mobifone đã bắt đầu thử nghiệm thương mại mạng 5G ở Việt Nam từ tháng 11. Cả ba nhà mạng đều xây dựng 5G dựa trên nền tảng 4G có sẵn. Theo thuật ngữ kỹ thuật, đây là mạng 5G NSA.
Mô hình hoạt động của mạng 5G NSA và SA. Ảnh: Iplook
Các nhà mạng trên thế giới triển khai 5G theo hai hình thức: 5G NSA (Non-standalone) – mạng 5G không độc lập và 5G SA (Standalone) – mạng 5G độc lập. Không chỉ ở Việt Nam, nhiều nước cũng triển khai 5G NSA, như Mỹ, Pháp, Australia, Anh, Thụy Sỹ, Tây Ban Nha…
Mạng 5G NSA được hỗ trợ bởi cơ sở hạ tầng 4G LTE hiện có. Với mô hình này, các trạm 5G mới sẽ kết nối đến mạng lõi 4G cũ để hoạt động. Việc triển khai theo hình thức NSA sẽ giúp tận dụng được vùng phủ sóng sẵn có cũng như các thiết bị tại trạm phát 4G. Nhờ vậy, chi phí ban đầu thấp hơn nhiều cũng như thời gian triển khai lắp đặt nhanh hơn đáng kể.
Video đang HOT
Ở mô hình NSA, tốc độ truy cập bao gồm cả tải xuống và tải lên đều không khác biệt lớn so với mạng 5G SA. Nhược điểm là độ trễ (latency) cao hơn so với mô hình mạng 5G SA độc lập. Tuy nhiên, độ trễ này vẫn thấp hơn so với mạng 4G LTE hiện tại và không ảnh hưởng nhiều tới đa số nhu cầu sử dụng hiện tại của người dùng phổ thông.
Với mạng 5G NSA, hệ thống của nhà mạng vẫn tiến hành xác thực thuê bao thông qua nền tảng 4G. Do phương thức không thay đổi nên người dùng có thể dùng luôn sim 4G cũ để dùng trên mạng 5G mới. Đây cũng là ưu điểm lớn khiến người dùng dễ tiếp cận và trải nghiệm công nghệ mạng di động mới hơn.
Mạng 5G NSA vẫn đảm bảo tốc độ tải lên gigabit.
Mạng 5G SA là đích đến của các nhà mạng khi bắt đầu triển khai 5G. Sử dụng kiến trúc đầu cuối mới với sóng mm và tần số sub-GHz khiến chế độ này không sử dụng cơ sở hạ tầng của 4G LTE hiện có. SA sử dụng băng thông rộng di động nâng cao eMBB có tốc độ siêu nhanh và độ trễ cực thấp. Ngoài ra, khi sử dụng mạng 5G SA tốc độ gigabit, chi phí sử dụng dữ liệu mà người dùng phải trả cũng sẽ thấp hơn.
Theo Alepo, các nhà mạng đều bắt đầu với mạng NSA và sẽ chuyển sang kiến trúc SA khi nhu cầu sử dụng đủ lớn và đủ thời gian cho việc lắp đặt các trạm lõi 5G. Hiện các thiết bị 5G chưa phổ biến nên nhu cầu về kiến trúc dựa trên SA vẫn còn khá ít ỏi.
Trong tương lai, sự hội tụ của NSA và SA sẽ giúp các nhà mạng chuyển sang một mạng 5G đầy đủ. Tất cả điện thoại 5G ban đầu đều hỗ trợ tốt cho mạng 5G NSA và sẽ tồn tại ít nhất trong một thập kỷ trước khi kiến trúc SA thay thế hoàn toàn.
Cuộc đấu trí giữa người và AI đầu tiên tại Việt Nam
Vòng chung kết của "Đấu trường AI" - cuộc thi mô phỏng game đào vàng - diễn ra dưới hình thức thi đấu Esport sẽ diễn ra vào ngày 26/9.
Đấu trường AI- Reinforcement Learning sắp bước vào vòng chung kết với 8 đội xuất sắc. Trong vòng chung kết với tên gọi "Đảo giấu vàng", các đội được chia làm 16 bảng, thi đấu theo hình thức đối kháng, mô phỏng hình thức của Esport để tìm ra đội thắng cuộc. Đây là lần đầu tiên Việt Nam có một cuộc thi mô phỏng game dùng thuật toán về AI kết hợp Esport.
Các đội thi sẽ tự tạo ra một agent (máy) ảo bằng cách lập trình dựa trên thuật toán Reinforcement Learning. Điểm đặc biệt của thuật toán này là người tham gia phải lập trình để agent có thể tự học và đưa ra quyết định một cách có chiến thuật. Các máy ảo sau đó phải tự nâng cấp "não bộ" để tự thu thập các nước đi, luật chơi và tính toán chiến thuật để vượt qua đối thủ.
Game đào vàng thi trên nền tảng CodeLearn trong "Đấu trường AI".
"Học tăng cường là mĩnh vực mới mẻ, hấp dẫn không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Dù còn hạn chế về kiến thức, trong suốt hai tháng qua, nhóm đã dần huấn luyện 'thợ đào vàng' của mình ngày một chuyên nghiệp hơn nhờ những trận đấu với các đội khác và gợi ý từ các chuyên gia", đại diện đội DeepShuttling đến từ Singapore chia sẻ.
Sau gần hai tháng diễn ra, "Đấu trường AI" đang trở thành sự kiện đấu trí giữa con người với trí tuệ nhân tạo. Các kỹ sư phải lập trình để agent của đội mình có thể tự học và chiến thắng AI của đối thủ. Đây cũng là nguyên lý của thuật toán Reinforcement Learning: Tự học và tích lũy kinh nghiệm. Hành động đúng được máy lưu lại, sai hoặc không mang lại kết quả bị loại bỏ. Hiệu quả của thuật toán đã được chứng minh qua việc AI có thể chiến thắng người thật trong các game khó nhất hiện nay từ Esport, như Dota2, Starcraft II, đến các loại cờ (cờ vây, cờ vua).
Sau vòng đấu bảng, người tham gia phải tiếp tục cập nhật mã lập trình với sự tư vấn của các chuyên gia hàng đầu về AI, như ông Nguyễn Xuân Phong - Viện nghiên cứu Trí tuệ nhân tạo Mila, ông Vũ Hữu Tiệp - Kỹ sư Học máy tại Google.
Ông Nguyễn Xuân Phong, một chuyên gia AI quốc tế, cố vấn của cuộc thi, nói: "Tôi và Ban tổ chức khá bất ngờ trước chất lượng của các thí sinh trong cuộc thi lần này. Bản thân học tăng cường đã là một thuật toán khó, trong khi bài toán Ban tổ chức đặt ra không hề dễ. Các đội đã thi đấu quyết liệt để chứng tỏ trí tuệ và khả năng của mình, tạo nên một vòng bảng hấp dẫn. Nhiều đội chơi bứt phá ấn tượng bằng việc nắm bắt và ứng dụng thuật toán Học tăng cường khiến 'Đấu trường AI' thú vị hơn rất nhiều".
Đội chiến thắng cuộc thi Đấu trường AI- Reinforcement Learning sẽ nhận giải thưởng 100 triệu đồng cùng chuyến tham gia Workshop về AI trị giá 20 triệu đồng do FPT Software tổ chức. Ngoài ra, Ban tổ chức cũng sẽ trao giải "Tài năng" trị giá 20 triệu đồng và giải "Triển vọng" trị giá 10 triệu đồng cho đội thi có 100% thành viên là học sinh hoặc sinh viên.
Cựu quản lý Apple Việt Nam: 'Táo khuyết quá kỳ lạ' Chiến lược kinh doanh "U.S Way" của Apple là mảnh đất màu mỡ cho thị trường iPhone xách tay. Đặc biệt, chiến lược này ảnh hưởng các quốc gia đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Những ngày đầu tháng 9, giới buôn iPhone xách tay tại Việt Nam xôn xao trước Nghị định 98/2020/NĐ-CP. Theo đó, cá nhân kinh doanh hàng...