Tại sao du học sinh không vừa ở, vừa về?
“Khi dư luận đang tranh cãi về việc du học sinh nên về hay ở lại, tôi tự hỏi tại sao không có câu trả lời vừa về, vừa ở”, bạn Nguyễn Trọng Hồng viết.
Sau một năm với 8 chuyến bay quốc tế, vừa trải nghiệm cuộc sống 6 tháng ở nước sở tại và 6 tháng ở Việt Nam, tôi muốn chia sẻ một giải pháp khác cho câu hỏi du học sinh về hay ở.
Sau khi tốt nghiệp đại học ở Đức, tôi cũng từng băn khoăn trước câu hỏi này. Nhưng khi tìm câu trả lời, tôi thấy mình bị thiếu thông tin.
Ở lại con đường phát triển sẽ thế nào? Còn về Việt Nam sự hòa nhập của mình ra sao? Và trên hết là câu hỏi sứ mệnh cuộc đời mình là gì? Bản thân mình mạnh gì, yếu gì? Những câu hỏi đó, tôi đều chưa trả lời được ở thời điểm đó.
Nguyễn Trọng Hồng (cầm ảnh) và những sinh viên được anh tư vấn du học Đức. Ảnh:NVCC.
Tôi quyết định sẽ phải trải nghiệm trước khi đưa ra phương án cuối cùng. Về nước 3 tháng, tôi tích cực gặp bạn bè, nói chuyện với những người lớn tuổi về cuộc sống, công việc, cơ chế ở Việt Nam. Tôi còn cùng cậu bạn thân mở một quán cà phê ở Hà Nội để lao vào thực tế.
Video đang HOT
Sau đó, tôi quay lại Đức, xin vào làm tại một công ty phân phối hàng châu Á cho các nhà hàng tại Hamburg. Một năm trải nghiệm cuộc sống ở cả hai nơi, cùng với sự tập trung tìm hiểu điểm mạnh, điểm yếu bản thân, tôi đã tìm được câu trả lời.
Đó không phải lựa chọn về hay ở, mà vừa về, vừa ở. Tôi muốn sống ở cả Đức và Việt Nam, muốn được liên tục đi – về, muốn làm công dân toàn cầu nhưng có gốc là người Việt Nam.
Tôi cũng tìm ra con đường cho mình là trở thành doanh nhân gắn với trách nhiệm xã hội, muốn giúp đưa các sản phẩm hoặc con người Việt ra thế giới thành công.
Khi còn đi học, tôi cũng trải qua các bước phát triển cơ bản của mọi du học sinh Việt Nam thế hệ 8X (có phần bết bát hơn về học tập nhưng phong phú hơn về trải nghiệm). Sang Đức với ngoại ngữ và hiểu biết văn hóa hạn chế nên quá trình học tập gặp vô vàn khó khăn. Nhưng với sự nỗ lực và cố gắng, tôi cũng hoàn thành được chương trình đại học tại quốc gia rất khắt khe với chất lượng sinh viên tốt nghiệp.
Bên cạnh đó, tôi cũng tích lũy được kinh nghiệm làm thêm hơn 10 nghề khác nhau như phụ bếp, bán hàng, hướng dẫn viên du lịch, phiên dịch hội trợ, chuyển hàng xách tay, dịch vụ giấy tờ, trợ giảng môn Toán trong trường…
Với hiểu biết như trên, kết hợp việc gia đình có một công ty tư vấn du học nhỏ, tôi quyết định tập trung vào công việc này, góp phần giúp sinh viên du học thành công tại Đức.
Tôi cố gắng tìm ra các trường dạy tốt với chi phí hợp lý, tích cực trả lời câu hỏi và chia sẻ kiến thức mình biết trên diễn đàn Hội sinh viên Việt Nam tại Đức, cũng như tìm hiểu sâu hơn hệ thống đào tạo để tìm thêm cách giúp sinh viên Việt Nam nhận được tiền lo cho chi phí ăn ở, học tập.
Quãng thời gian sống ở Việt Nam của tôi tăng dần từ 3 tháng lên 4 tháng rồi 6 tháng. Đầu tháng 12 vừa qua, tôi có chuyến bay thứ 8 giữa Việt Nam và Đức trong năm 2015.
Còn rất nhiều khó khăn không tên, nhưng khi thay đổi góc nhìn, tôi lại thấy Việt Nam còn quá nhiều thứ mình có thể đóng góp, quá nhiều thứ có thể thay đổi để giúp xã hội tốt hơn, từ những việc nhỏ.
Khi về Việt Nam, tôi không thấy quan trọng phải có cuộc sống tiện nghi như ở Đức, không còn cần những việc mình làm ở nhà phải đem đến nhiều tiền bạc. Tôi về Việt Nam và làm hết sức theo những thứ mình tin tưởng là đúng. Tôi ở lại Đức và cũng làm hết sức những việc đã đặt mục tiêu. Tôi học cách sống cho đi và ngày càng cảm thấy sức mạnh của nó lớn như thế nào.
Các bạn du học sinh không nên suy nghĩ nhiều việc về hay ở có đồng nghĩa với yêu nước hay không. Nhưng có một việc tôi mạn phép kêu gọi các bạn, hãy quan tâm hơn đến trách nhiệm của mình với đất nước.
Đất nước ấy là nơi đã nuôi dưỡng bạn, nơi dạy bạn thành người như hôm nay. Đất nước đấy có bố mẹ, bạn bè, thế hệ trẻ sau bạn. Các bạn không cần làm gì to tát để thay đổi cơ chế. Chỉ cần làm những việc nhỏ trong khả năng của mình cũng là cống hiến giúp quê hương đất nước rồi.
Theo Zing
Trí thức Việt trăn trở khi về nước làm việc
Dù mong mỏi sớm được về nước làm việc, nhưng đối diện với thực tế, nhiều người trí thức Việt lại có không ít trăn trở.
Anh Phạm Tấn Việt, nghiên cứu sinh về cấu trúc phân tử của thực vật tại Đại học Konkuc, Hàn Quốc.
Tuy nhiên, để nghiên cứu cho "đến đầu, đến đũa", thời gian nghiên cứu 3 năm như trường đại học ở Việt Nam cử đi học quá ít. Nhưng nếu không về đúng thời hạn thì không giữ đúng cam kết với trường.
Anh Phạm Tấn Việt, nghiên cứu sinh tại Đại học Konkuc. Ảnh: Trang Hiền Hòa.
Anh Phạm Tấn Việt nói: "Hết 3 năm không về thì trường kỷ luật. Trong khi đó, giáo sư ở Hàn bảo khóa học phải mất 5 năm mới công nhận và cấp bằng tiến sĩ. Những cơ chế quản lý không mềm dẻo như vậy làm mình ức chế nhiều lắm".
Giáo sư Bùi Hồng Thủy tại Đại học Konkuc cũng khẳng định, nghiên cứu tiến sĩ chỉ là bước đầu tiên trong con đường nghiên cứu khoa học.
"Ai cũng nghĩ tiến sĩ là đủ, nhưng đó chỉ là lý thuyết. Trong quá trình học, anh phải phụ thuộc vào thầy rất nhiều. Nếu may mắn gặp được thầy giỏi, nghiên cứu sinh sẽ làm được rất nhiều việc. Vì thế, tốt nhất học sau tiến sĩ phải có vài năm nghiên cứu sâu. Nếu tốt nghiệp xong đã về Việt Nam thì các em cũng chưa làm được việc gì hết", giáo sư Thủy nói.
Theo VOV
Du học sinh Việt Nam lo lắng sau khủng bố ở Paris Gần một ngày sau vụ khủng bố tại thủ đô Paris, Pháp, cộng đồng sinh viên Việt Nam tại đây vẫn lo lắng và cảnh giác cao độ. Đêm kinh hoàng của du học sinh "Các vụ khủng bố xảy ra lúc gần 22h. Phần lớn các bạn sinh viên khi ấy đang ở nhà, chỉ một số ít đi chơi hoặc làm...