Tại sao đậu nành tốt cho người này nhưng lại gây hại cho người kia?
Thỉnh thoảng bạn sẽ được khuyên là “nên ăn” nhiều các sản phẩm đậu nành vì nó rất tốt, nhưng ở đâu đó bạn cũng có thể nghe thấy “không nên ăn” vì sẽ nguy hiểm cho sức khỏe. Thực hư là như thế nào?
Các sản phẩm từ đậu nành là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ ăn uống của nhiều người, đặc biệt là đối với những người ăn chay. Tuy nhiên, có nhiều tranh cãi xoay quanh đậu nành, chẳng hạn như nó làm thay đổi hormone giới tính, gây ra nguy cơ ung thư và sức khỏe tổng thể.
Vậy thì, đậu nành rốt cuộc là tốt hay xấu? Bạn có thể tìm đáp án cho câu hỏi này sau đây:
Đậu nành có nhiều lợi ích, nhưng bạn cần nhớ rằng không phải tất cả các sản phẩm từ nó đều có lợi ích giống nhau. Trong khi một số sản phẩm chế biến sẵn từ đậu nành có thể chứa chất phụ gia và chất bảo quản, thì edamame (đậu nành lông Nhật Bản), đậu nành thông thường được ăn thô chứa rất nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe.
Đậu nành có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Bản thân đậu nành là một nguồn protein thực vật rất lành mạnh, nó chứa 9 loại axit amin thiết yếu mà cơ thể cần nhưng không thể tự sản xuất. Trên thực tế, một số thực phẩm như đậu nành lên men, đậu phụ, cực kỳ quan trọng đối với người ăn chay, bởi nó chứa protein complete (protein hoàn chỉnh).
Danica Cowan, chuyên gia dinh dưỡng tại Trung tâm Y học tích hợp UCSF Osher (Mỹ) cho biết: “ Những dưỡng chất trong đậu nành như chất xơ, canxi, vitamin A và C, sắt rất quan trọng cho cơ thể. Nếu bạn ăn tempeh, loại thực phẩm lên men vi sinh này rất tốt cho sức khỏe đường ruột“.
Video đang HOT
Tại sao đậu nành gây tranh cãi?
Đậu nành chứa nhiều isoflavone, đây là một loại phytoestrogen hoạt động tương tự như estrogen. Mặc dù những isoflavone này mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ lớn tuổi trong giai đoạn tiền hoặc sau mãn kinh. Điều này là do sự thiếu hụt các estrogen trong quá trình lão hóa. Vậy nên, phụ nữ lớn tuổi ăn nhiều đậu nành sẽ giúp thuyên giảm các triệu chứng như đổ mồ hôi đêm, bốc hỏa, khó ngủ.
Tuy nhiên, một báo cáo được công bố trên Tạp chí dinh dưỡng Mỹ cho thấy phụ nữ trưởng thành nếu tiêu thụ nhiều đậu nành sẽ ảnh hưởng tới chức năng buồng trứng. Điều này là do isoflavone bắt chước tác dụng của estrogen, khiến lượng estrogen tăng quá mức, ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng tự nhiên của cơ thể. Mặc dù là vậy, nếu phụ nữ ăn đậu nành với lượng vừa phải thì sẽ không gây ra mối nguy hại nào cho cơ thể.
Nếu phụ nữ ăn đậu nành với lượng vừa phải thì sẽ không gây ra mối nguy hại nào cho cơ thể.
Thêm một điều nữa khiến cho mọi người lo lắng là vào năm 2014, một nghiên cứu công bố trên Tạp chí của Viện Ung thư Quốc gia Mỹ cho thấy đậu nành có thể gây ra nhiều thay đổi trong cấu trúc gen, có liên quan tới ung thư vú. Tuy nhiên, nghiên cứu này tiến hành trên 140 phụ nữ, vì vậy kết quả này cần phải được nghiên cứu thêm mới đưa ra khẳng định cuối cùng.
Danica Cowan nói: “ Những nghiên cứu tuy gây tranh cãi nhưng chưa có kết luận cuối cùng. Vì vậy, mọi người không nên lo lắng về việc đậu nành gây ung thư vú“.
Đối tượng nên tránh ăn đậu nành?
Những người bị tuyến giáp nếu ăn đậu nành sẽ khiến tình trạng nặng thêm. Chúng ta đều biết rằng iốt cần thiết nhưng cơ thể lại không sản xuất một cách tự nhiên được. Iốt rất quan trọng để tạo ra hormone tuyến giáp, nhưng ăn đậu nành lại làm giảm sự hấp thu iốt. Vậy nên, một khi cơ thể không đủ lượng iốt, có thể dẫn tới tình trạng suy giáp.
Danica Cowan nhắc nhở: “ Người bị tuyến giáp nghiêm trọng nên tránh ăn đậu nành. Nếu tình trạng nhẹ thì ăn đậu nành có thể không sao, nhưng tốt nhất vẫn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước“.
Cũng có những tranh cãi xung quanh việc trẻ em có nên tiêu thụ đậu nành hay không. Một nghiên cứu năm 2016 được công bố trên trang Research với 400 người tham gia. Họ phát hiện ra trẻ em ăn đậu nành có nguy cơ mắc bệnh Kawasaki cao gấp 2,5 lần so với những đứa trẻ không tiêu thụ sản phẩm từ đậu nành. Được biết, bệnh Kawasaki gây viêm trong động mạch và hạch bạch huyết, phổ biến ở trẻ em hơn là người lớn.
Tóm lại
Đậu nành là “tốt” hay “xấu” phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của từng người. Những lời khuyên về ăn uống nên được cụ thể hóa cho từng cá nhân, bởi một số thực phẩm có lợi cho người này nhưng lại gây hại cho người khác.
Đối với những người ăn chay, việc tiêu thụ đậu nành mang lại nhiều lợi ích, chỉ cần không vượt quá 2 phần ăn mỗi ngày thì sẽ tránh được những rủi ro sức khỏe tiềm ẩn.
Ngoài ra, Cowan cũng khuyên mọi người nên xem xét từng sản phẩm đậu nành thay vì gộp tất cả lại thành cùng 1 loại. “ Dù là đậu nành hay các loại nguyên liệu khác, thực phẩm nguyên chất luôn tốt hơn loại chế biến sẵn. Ngoài ra, mọi người cũng nên cân bằng chế độ ăn uống của mình một cách lành mạnh nhất“.
Vì sao nên bổ sung các loại đậu vào chế độ ăn?
Các loại đậu có hàm lượng chất xơ cao - thành phần thiết yếu giúp duy trì thể trọng khỏe mạnh, tốt cho sức khỏe tim mạch và là thực phẩm có thể tiêu thụ mỗi ngày.
Ngoài ra, đậu hạt còn là nguồn cung protein thực vật quan trọng. Sau đây là một số loại đậu với nhiều lợi ích sức khỏe nếu được bổ sung thường xuyên vào chế độ ăn.
Đậu nành non giúp bổ sung protein, chất xơ và sắt cho cơ thể
1. Đậu gà
1 cốc đậu gà đóng hộp chứa khoảng 18g protein cùng với các amino axit cần thiết cho sự phát triển của cơ. Các nhà nghiên cứu Canada phát hiện, người thường xuyên tiêu thụ đậu gà có mức cholesterol khỏe mạnh hơn so với người không tiêu thụ loại đậu này.
Do có hàm lượng chất xơ hòa tan cao, đậu gà ngậm nước và hình thành một lớp gel trong đường ruột giúp đóng khóa các cholesterol. Chất xơ hòa tan cũng cung cấp năng lượng cho các probiotic đường ruột - lợi khuẩn bảo vệ ruột kết và thúc đẩy khả năng đề kháng của cơ thể.
Bạn có thể dễ dàng bổ sung đậu gà vào chế độ ăn qua các món rau trộn, món hầm, món súp hoặc rang lên làm món ăn vặt.
2. Đậu thận
Đậu thận là nguồn cung cấp thiamine (vitamin B1) và riboflavin (vitamin B2) tuyệt vời, giúp cơ thể sử dụng năng lượng một cách hiệu quả. 1 cốc đậu thận chứa khoảng 14g chất xơ, bảo vệ cơ thể khỏi cholesterol cao.
Có thể cho đậu thận vào món rau trộn, nấu súp, nấu chè hoặc cho vào nấu cùng với gạo.
3. Đậu nành non, đậu đen
Hai loại đậu này đều có điểm chung là giúp bổ sung protein, chất xơ và sắt vi lượng cho cơ thể.
4. Đậu Hà Lan
Đậu Hà Lan có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn khi hạt có màu xanh sáng (không nên chọn loại chuyển màu xanh sậm) và còn giữ được vị ngọt tự nhiên. 1 cốc đậu Hà Lan chứa khoảng 8g protein.
Lợi ích của sự thay thế thịt đỏ bằng protein thực vật Những nghiên cứu dưới đây sẽ giúp bạn thấy lợi ích của việc hấp thụ nhiều protein thực vật và các sản phẩm chế biến từ sữa. Các sản phẩm chế biến từ sữa thay thế "thịt đỏ" có giúp chúng ta sống lâu hơn? Protein thực vật bao gồm đậu nành (đậu nành non edamame), đậu xanh, đậu lăng và các loại...