Tại sao có tục khai bút đầu năm và phải làm gì ngày mồng 1 để cả năm may mắn?
Khai bút đầu năm là một phong tục độc đáo và vô cùng có ý nghĩa của người Việt được thực hiện sau giao thừa, vào những thời khắc đầu tiên của năm mới.
Tục khai bút đầu xuân hay còn gọi là khai bút đầu năm hay chắp bút đầu năm thường được các học sỹ, học giả xưa thực hiện. Sau giao thừa, vào những thời khắc đầu tiên của năm mới, mỗi người thường tự chọn cho mình một thời điểm được coi là giờ tốt, giờ đẹp nhất để làm lễ khai bút. Khai bút chính là môt trong những phong tục ngày Tết Việt Nam rất đặc sắc.
Theo sử sách ghi lại, tục khai bút và đi xin chữ đầu xuân bắt đầu xuất hiện vào khoảng thế kỷ XIII, được gắn liền với hình ảnh người thầy giáo Chu Văn An đã về Chí Linh (Hải Dương) để mở lớp dạy học.
Khai bút đầu năm nên viết gì?
Vào dịp Tết sau này, ngày đầu năm, thầy cô giáo thường tự tay viết tặng cho học trò của mình một chữ mang ý nghĩa nhắn gửi lẽ sống cho người đó. Ai nhận được chữ cũng đều cảm thấy hết sức may mắn và hi vọng một năm an lành, học hành tấn tới.
Tục khai bút được lưu truyền không những biểu trưng cho sự hiếu học mà còn thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, sự thành kính của học trò đối với người thầy của mình.
Theo quan niệm dân gian, câu chữ “khai bút đầu xuân” có thể là dòng chữ ghi họ tên, tuổi, quê quán của người cầm bút hoặc một vài câu thơ được sáng tác ngẫu hứng. Đôi khi, nó cũng chỉ đơn giản là những xúc cảm hay những mong ước tốt đẹp về gia đình, bạn bè, công việc, học hành, thi cử…
Video đang HOT
Những việc nên làm đầu năm để có một năm mới may mắn, sung túc:
Mặc đồ màu đỏ
Màu đỏ là biểu tượng của sự may mắn, sung túc, hỉ hoan, vậy nên người ta tin rằng mặc màu đỏ những ngày Tết sẽ mang lại nhiều may mắn, phúc lộc cho gia đình cả năm. Ngoài ra, đồ trang trí trong nhà cũng được trang hoàng rực rỡ với sắc đỏ thắm may mắn này.
Đầu năm mua muối là mua cái sự mặn mà về nhà cho cả năm. Sáng mùng 1 Tết khi thấy cô hàng muối rao qua nhà, các bà các mẹ sẽ gọi lại để mua thêm ít mặn mà cho gia đình một năm thêm mặn nồng bền chặt.
Chúc Tết, trao lì xì
Vào ngày mồng một, người Việt Nam có phong tục đi chúc Tết họ hàng, bạn bè và những người thân quen của mình.
Bên cạnh đó, ngày Tết, người Việt Nam có phong tục lì xì cho trẻ em. Họ thường dùng tiền mới, gọi là tiền may mắn. Mừng tuổi còn tượng trưng cho tài lộc, nhiều người nhận được hay cho đi càng nhiều bao lì xì thì càng tin rằng mình sẽ phát tài phát lộc…
Theo kenh14.vn
Những điều cần dạy trẻ khi nhận lì xì trong năm mới
Mừng cho trẻ chỉ cần mang ý nghĩa tượng trưng, cái chính là mang đến niềm vui cho con trẻ, làm cho trẻ cảm nhận được những nét đẹp truyền thống trong phong tục lì xì. Với tiền lì xì đầu năm, cha mẹ có thể tận dụng cơ hội để dạy con nhiều điều bổ ích.
Giải thích cho con hiểu ý nghĩa của phong tục lì xì: Hãy giải thích với trẻ lì xì là điều may mắn, tốt lành mà người lì xì muốn gửi gắm đến trẻ, mong sang năm mới trẻ chăm ngoan, học giỏi, mạnh khỏe... Cho nên, trẻ có quyền được nhận với một thái độ và cử chỉ trân trọng, đúng mực, lễ phép.
Dạy con cách thưa gửi, chào hỏi khi khách đến nhà hoặc đi chúc Tết: Khi khách đến nhà hoặc cả nhà đi chúc Tết, trẻ nhỏ cần phải chào hỏi lễ phép và chúc Tết những người khách. Cha mẹ có thể dạy trước cho bé những câu chúc đơn giản, dễ học và phù hợp với hầu hết mọi người.
Dạy trẻ không xé phong bao lì xì khi đang ở trước mặt khách:Hành động xấu chắc chắn sẽ làm cho khách cảm thấy khó chịu. Đồng tiền mừng cho trẻ chỉ cần mang ý nghĩa tượng trưng, cái chính là mang đến niềm vui cho con trẻ, làm cho trẻ cảm nhận được những nét đẹp truyền thống trong phong tục lì xì.
Khi trẻ nhận phong bao lì xì, cha mẹ cần dạy con có thái độ trân trọng, biết nói lời cảm ơn và chúc Tết. Cần để trẻ hiểu rằng, mỗi một phong bao lì xì là một lời chúc năm mới đến trẻ chứ không phải việc đánh giá tiền ít, hay tiền nhiều trong mỗi phong bao.
Cha mẹ có thể làm mẫu để trẻ tập theo những động tác tưởng chừng rất đơn giản như đưa hai tay nhận lấy, khoanh tay nói lời cám ơn, gửi lời chúc sức khỏe, may mắn... Các thành viên trong gia đình cũng có thể luân phiên nhau đóng vai người khách lì xì và người nhận lì xì, "thi" xem ai có cử chỉ đón nhận đẹp nhất.
Không "tịch thu" tiền lì xì của con: Suy cho cùng, về danh nghĩa tiền lì xì vẫn là tiền của trẻ. Với trẻ trên 6 tuổi, cha mẹ không nên "tịch thu" hoàn toàn khiến trẻ ấm ức, khó chịu, tỏ rõ thái độ không phục đối với cha mẹ.
Tuy nhiên cha mẹ cần khéo léo bàn bạc với con, đừng để chúng hoàn toàn tự quyết việc tiêu xài khoản tiền này, thay vào đó giúp con lập sổ quản lý, chi tiêu phù hợp, có kế hoạch.
Dạy con sử dụng những đồng tiền lì xì hợp lý sau Tết:
Dạy trẻ cách tiêu tiền không bao giờ là sớm. Theo các nhà giáo dục học, cha mẹ nên dạy trẻ tiêu tiền cũng như hiểu được giá trị của tiền ngay từ khi trẻ biết cầm những đồng tiền đầu tiên trong đời. Sau khi nhận được tiền lì xì, rất nhiều trẻ nhỏ đã dùng nó vào những việc vô bổ như chơi điện tử, mua đồ chơi, tiêu phung phí và những đồng tiền lì xì khi đó lại có thể làm hư trẻ. Bởi vậy, với số tiền lì xì mà trẻ nhận được cha mẹ cần dạy cho trẻ cách tiêu những đồng tiền ấy cho có ích, tiết kiệm nhất và cần để mắt đến việc tiêu tiền của con. Giáo dục trẻ cách tiêu tiền cũng chính là nền tảng của giáo dục gia đình mà cha mẹ cần phải là tấm gương.
Phương Nghi
Theo dantri.com.vn
Tết làm điều này, ai cũng thấy vui Với tôi, Tết cần được xả hơi, làm những gì mình thích chứ không bị cuốn vào guồng đua tít mù của mua sắm, làm đẹp, dọn dẹp và nấu nướng. Tết, có nhiều người căng thẳng vì ví mỏng, vì một năm trôi qua không có gì mới. Mạng xã hội vô tình như bào vào gan ruột một nỗi ấm ức,...