Tại sao chỉ học 6 tác phẩm văn học?

Theo dõi VGT trên

Việc chương trình ngữ văn mới dự kiến chỉ đưa 6 tác phẩm văn học với một mạch tư tưởng, cảm hứng chủ đạo sẽ khiến học sinh khó cảm thụ vì thiếu bóng dáng đời thường

Tại sao chỉ học 6 tác phẩm văn học? - Hình 1

Học sinh xem đề thi ngữ văn trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 tại TP HCM Ảnh: Hoàng Triều

Ngoại trừ “Truyện Kiều”, cả 5 tác phẩm đưa vào dự thảo chương trình ngữ văn mới đều mang cảm hứng sử thi, hướng về vận mệnh cộng đồng. Nhiều giáo viên ngữ văn cho rằng vì chương trình mới chỉ đưa ra 6 tác phẩm bắt buộc nên nội dung tư tưởng, cảm hứng chủ đạo cũng như đặc trưng thể loại chưa cân đối.

Thiếu chất đời thường

Dự thảo chương trình môn ngữ văn mới đưa ra 6 tác phẩm bắt buộc, gồm có: “Bài thơ Thần”, “Hịch tướng sĩ”, “Bình Ngô đại cáo”, “Truyện Kiều”, “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” và “Tuyên ngôn độc lập”. Các tác phẩm khác, trong đó có nhiều tác phẩm trước đây từng có trong chương trình – sách giáo khoa (SGK) sẽ được đưa vào phụ lục để các tác giả SGK và giáo viên tham khảo hình dung về thể loại, đề tài, độ khó, sự phù hợp về tâm lý lứa t.uổi… Từ đó chủ động lựa chọn văn bản cho SGK và việc dạy học để hình thành và phát triển cho học sinh năng lực đọc với nhiều ngữ liệu đa dạng khác nhau.

Đ.ánh giá về dự thảo chương trình ngữ văn mới, nhiều giáo viên cho rằng việc xây dựng chương trình theo hướng mở sẽ khắc phục được tình trạng học vẹt, học theo văn mẫu. Việc không quy định chi tiết về nội dung dạy học và các văn bản cụ thể mà chú trọng những yêu cầu cần đạt về đọc, viết, nói và nghe cho mỗi lớp là một đổi mới đáng hoan nghênh của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT).

Tuy nhiên, việc chọn 6 tác phẩm bắt buộc phải đưa vào SGK mới lại tạo nên nhiều ý kiến tranh luận. Nhiều ý kiến cho rằng 6 tác phẩm được chọn phần lớn đều thể hiện cảm hứng yêu nước và khuynh hướng sử thi sâu đậm. Học sinh sẽ chủ yếu được bồi dưỡng lòng yêu nước hơn là những phẩm chất còn lại như chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm… như mục tiêu đề ra.

TS Trịnh Thu Tuyết, một giáo viên ngữ văn kỳ cựu tại Hà Nội, cho rằng nhìn vào danh sách 6 tác phẩm bắt buộc, có thể thấy nội dung tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, đặc trưng thể loại hình như chưa thật cân đối. Trong số 6 tác phẩm bắt buộc thì ngoại trừ “Truyện Kiều”, 5 tác phẩm còn lại đều phản ánh tinh thần quật cường, bất khuất, ý chí độc lập tự chủ của dân tộc Việt trong và sau các cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại. “Cả 5 tác phẩm đều mang cảm hứng sử thi, hướng về vận mệnh cộng đồng, ca ngợi những phẩm chất cộng đồng, phản ánh những nỗi đau và vẻ đẹp cộng đồng. Vậy, học sinh tìm đâu cái đời thường bình dị, nhọc nhằn, đa đoan đa diện của cuộc sống nhân sinh thế sự, tìm đâu con người cá nhân với cả vẻ đẹp, góc tối khuất và những nỗi đau?” – TS Trịnh Thu Tuyết đặt câu hỏi.

Cô Trần Thu Hương, giáo viên ngữ văn của một trường THPT tại Hà Nội, đặt câu hỏi liệu chỉ có 6 tác phẩm bắt buộc trong chương trình ngữ văn THPT đã hợp lý chưa? Theo cô Hương, đối với những tác phẩm tự chọn, Bộ GD-ĐT cũng cần phải đưa ra những định hướng, tiêu chí cụ thể để những người viết sách lựa chọn những tác phẩm phù hợp.

Hơn 4.500 tiết, không chỉ học 6 tác phẩm

Trước băn khoăn tại sao lại có quy định tác phẩm bắt buộc, và dựa vào đâu và vì sao lại chỉ chọn 6 tác phẩm này, PGS Đỗ Ngọc Thống, chủ biên chương trình ngữ văn mới, cho rằng quy định học bắt buộc 6 tác phẩm này không có nghĩa là toàn bộ chương trình chỉ dạy 6 tác phẩm đó và cũng không phải là tất cả các tác phẩm khác (không bắt buộc) chỉ là tác phẩm đọc thêm. Tổng thời lượng dành cho môn ngữ văn (12 năm) là 4.520 tiết nên không thể chỉ học 6 tác phẩm này. “Với hơn 4.500 giờ ngữ văn, SGK và giáo viên sẽ phải giới thiệu thêm rất nhiều văn bản, gấp rất nhiều lần 6 tác phẩm này, vì thế không thiếu những tác phẩm nhằm đáp ứng yêu cầu đời thường” – ông Thống khẳng định.

Ông Thống cho rằng điểm chung xuyên suốt của 6 tác phẩm là tinh thần dân tộc, tinh thần yêu nước, ý thức về chủ quyền lãnh thổ và tính nhân văn. Đó cũng là những áng văn tiêu biểu cho hình thức các thể loại, mang nhiều giá trị đặc sắc của lịch sử văn học dân tộc; tư tưởng của các tác phẩm này vẫn có ảnh hưởng sâu sắc và hiện vẫn truyền được cảm hứng cho giới trẻ. Thứ hai, dù theo định hướng mở nhưng vẫn cần có những yêu cầu bắt buộc về học vấn cốt lõi, trong đó có hiểu biết về một số tác phẩm học sinh phổ thông không thể không biết như trên đã nêu. Sẽ khó chấp nhận một học sinh tốt nghiệp phổ thông, có bằng tú tài mà lại không có những hiểu biết về 6 tác phẩm ấy. Thứ ba, là kế thừa những ưu điểm của chương trình hiện hành. Chương trình SGK hiện hành cũng lựa chọn 9 tác gia lớn để dạy. Sáu tác phẩm được chọn cho chương trình mới thì phần lớn đã thuộc 9 tác gia ấy. Đây cũng là 6 văn bản luôn có mặt trong tất cả các lần đổi mới chương trình ngữ văn từ trước tới nay.

Video đang HOT

Ông Thống cũng nhấn mạnh đến việc cần dạy cho học sinh cách đọc, phương pháp đọc để các em dần dần có thể tự đọc và học suốt đời chứ không chỉ chú ý dạy vào một số tác phẩm cụ thể, học tác phẩm nào chỉ biết tác phẩm ấy. Cần thiết kế chương trình theo hướng dạy cho học sinh cách đọc các thể loại văn học và các kiểu loại văn bản khác (văn bản thông tin và văn bản nghị luận). Thông qua các tác phẩm tiêu biểu của các thể loại văn học ấy mà hình thành cách đọc. Đấy chính là lý do chương trình được thiết kế theo hướng lựa chọn các thể loại lớn (thơ, truyện, ký kịch) chứ không theo trục lịch sử văn học như trước đây.

Cần ý kiến đóng góp

Ông Đỗ Ngọc Thống nhấn mạnh chương trình ngữ văn phổ thông chỉ mới là dự thảo, còn đăng tải, xin ý kiến của công luận và sau đó phải được Hội đồng Thẩm định quốc gia xem xét, chấp nhận thì mới được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT ban hành chính thức để thực hiện. “Chúng tôi rất mong bạn đọc góp ý, đề xuất thêm bớt các tác phẩm cụ thể cùng với lý do có sức thuyết phục để giúp ban soạn thảo hoàn thiện được chương trình ngữ văn trong thời gian tới”- ông Thống nói.

Theo NLĐ

PGS Đỗ Ngọc Thống: 12 năm phổ thông không chỉ học 6 tác phẩm văn học

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống cho biết chương trình Ngữ văn mới đưa ra 6 tác phẩm bắt buộc nhưng không có nghĩa học sinh chỉ học 6 tác phẩm ấy.

PGS Đỗ Ngọc Thống: 12 năm phổ thông không chỉ học 6 tác phẩm văn học - Hình 1

ảnh minh họa

Theo thông tin từ ban soạn thảo chương trình phổ thông mới, chương trình Ngữ văn sẽ có. Đó là bài thơ Thần, Hịch tướng sĩ, Bình Ngô đại cáo, Truyện Kiều, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc và Tuyên ngôn độc lập. Các tác phẩm văn học khác được đưa vào phụ lục để nhóm tác giả sách giáo khoa và giáo viên lựa chọn.

Trao đổi với Báo , PGS.TS Đỗ Ngọc Thống - Chủ biên chương trình môn Ngữ văn của chương trình giáo dục phổ thông - cho rằng đây là sự lựa chọn tối ưu.

6 tác phẩm có vị trí đặc biệt

- Tại sao chương trình mới chỉ còn 6 tác phẩm bắt buộc, liệu có ít so với 12 năm học phổ thông?

- Thứ nhất, quy định học bắt buộc 6 tác phẩm này không có nghĩa toàn bộ chương trình chỉ dạy 6 tác phẩm đó và cũng không phải là tất cả tác phẩm khác (không bắt buộc) chỉ là đọc thêm. Tổng thời lượng dành cho môn Ngữ văn (12 năm) là 4.520 tiết, chẳng lẽ chỉ học có 6 tác phẩm ấy.

Đây chỉ là các tác phẩm bắt buộc, còn các tác giả sách giáo khoa và giáo viên phải chọn thêm nhiều tác phẩm khác nữa mới đáp ứng được yêu cầu cần đạt của chương trình quy định.

Thứ hai, vấn đề không phải là 6 hay ít, nhiều hơn 6 mà là tác phẩm nào có vị trí và ý nghĩa đặc biệt như những tác phẩm này đều có thể đề xuất đưa vào. Vì thế, chúng ta nên đặt câu hỏi liệu có bớt đi được tác phẩm nào trong 6 tác phẩm ấy không? Nếu thêm thì chọn tác phẩm nào? Khi đó, chúng ta sẽ thấy rõ vấn đề hơn.

- Khi dạy có sự phân biệt giữa những tác phẩm bắt buộc và tác phẩm khác không? Nhiều người lo ngại học sinh không có cơ hội hiểu thấu đáo những tác phẩm xuất sắc không nằm trong chương trình bắt buộc?

- Bắt buộc ở đây chỉ để nhấn mạnh trong việc dạy và học chương trình Ngữ văn mới. Tất cả SGK, học sinh đều phải học 6 tác phẩm này, không có sự lựa chọn thay thế. Tuy nhiên, không có nghĩa các tác phẩm khác là phụ hoặc chỉ đọc thêm, tìm hiểu qua loa.

Không có sự phân biệt nào trong khi dạy hai loại tác phẩm này cả. Tất cả đều phải căn cứ yêu cầu cần đạt về thể loại văn bản ấy để dạy kỹ như nhau.

- Chương trình mới có 6 tác phẩm bắt buộc, các tác phẩm còn lại được đưa vào phụ lục để giáo viên lựa chọn. Ban soạn thảo có đưa ra những yêu cầu cụ thể để giáo viên căn cứ lựa chọn tác phẩm cho học sinh?

- Chương trình nêu rất rõ các tiêu chí và yêu cầu về việc lựa chọn văn bản, tác phẩm. Chẳng hạn, đây là các tiêu chí cơ bản: Phục vụ trực tiếp cho việc phát triển các phẩm chất và năng lực theo mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình. Phù hợp với kinh nghiệm, năng lực nhận thức, đặc điểm tâm sinh lý, mối quan tâm của học sinh ở từng lớp/cấp học; giúp học sinh có hứng thú đọc văn.

Có giá trị đặc sắc về nội dung và nghệ thuật, nhất là có tính chuẩn mực và sáng tạo về ngôn ngữ. Phản ánh được thành tựu về tư tưởng, văn học, văn hóa dân tộc như tinh thần yêu nước, độc lập dân tộc, ý thức về chủ quyền quốc gia, tính nhân văn, lòng nhân ái, khoan dung... và những giá trị phổ quát của nhân loại.

Còn đây là một số yêu cầu: Bảo đảm tỷ lệ hợp lý giữa văn bản văn học với văn bản nghị luận và văn bản thông tin. Trong văn bản văn học, chú ý bảo đảm sự cân đối tương đối giữa các thể loại, giữa văn học trung đại và văn học hiện đại, giữa văn học dân gian và văn học viết, giữa văn học Việt Nam và văn học nước ngoài...

Độ khó của các văn bản đọc tăng dần qua từng năm học. Thời gian để dạy học một văn bản phải tương thích với độ dài và độ phức tạp của nó để bảo đảm giáo viên có thể giúp học sinh tiếp cận đầy đủ và sâu sắc văn bản.

Kế thừa những văn bản, tác phẩm hay có trong chương trình và SGK Ngữ văn hiện hành. Tuy nhiên, các tác phẩm này cần được khai thác và sử dụng theo yêu cầu cần đạt của chương trình Ngữ văn mới, do đó cách dạy, cách khai thác phải thay đổi.

Căn cứ yêu cầu cần đạt ở mỗi lớp, tác giả sách giáo khoa và giáo viên chọn dạy những văn bản phù hợp được khuyến nghị trong hoặc ngoài phụ lục.

Sự lựa chọn tối ưu

- Trong 6 tác phẩm bắt buộc, có những trích đoạn của "Truyện Kiều". Nhiều ý kiến cho rằng ban soạn thảo nên chọn lựa những trích đoạn phù hợp lứa t.uổi, trình độ nhận thức, cảm thụ của học sinh. Điều này có được cân nhắc khi soạn thảo chương trình Ngữ văn mới không?

- Trích đoạn nào tùy vào tác giả sách giáo khoa và giáo viên. Tuy nhiên, tác giả sách giáo khoa và giáo viên phải căn cứ yêu cầu cần đạt về dạy truyện thơ nôm đã nêu trong chương trình và lứa t.uổi của học sinh cấp/lớp học đó để lựa chọn đoạn trích cho phù hợp.

Chẳng hạn, đây là yêu cầu cần đạt khi học truyện thơ ở lớp 11: "Phân tích và đ.ánh giá được tác dụng của yếu tố tự sự trong thơ; đặc điểm, giá trị độc đáo của một truyện thơ Việt Nam".

Như thế, tác giả sách giáo khoa phải hiểu thế nào là yếu tố tự sự trong thơ? Tác dụng của các yếu tố tự sự này là gì? Đặc điểm của truyện thơ nôm Việt Nam có gì nổi bật? Học sinh lớp 11 cần và chỉ cần nêu các đặc điểm nào? Sự độc đáo của truyện thơ nôm Việt Nam là gì? Từ các yêu cầu vừa nêu để chọn đoạn trích trong Truyện Kiều cho phù hợp.

PGS Đỗ Ngọc Thống: 12 năm phổ thông không chỉ học 6 tác phẩm văn học - Hình 2

PGS.TS Đỗ Ngọc Thống, Chủ biên chương trình Ngữ văn mới. Ảnh: NVCC.

- 5 trong số 6 tác phẩm bắt buộc trong chương trình mới thuộc về văn học trung đại và xoay quanh chủ đề chống giặc ngoại xâm, tập trung vào 2 thể loại là thơ và văn chính luận. Nó có quá nặng nề đối với người học không?

- Nhìn chung, nội dung của văn học Việt Nam từ xưa tới năm 1986 chủ yếu là 2 mạch cảm hứng lớn: Yêu nước và nhân đạo. Đó là thực tế lịch sử và cũng là thực tế thành tựu văn học nước nhà.

Vấn đề là có nên dạy các tác phẩm này không? Có thêm bớt được tác phẩm nào không, chứ không phải là nặng hay nhẹ. Nặng hay nhẹ phụ thuộc phần lớn yêu cầu cần đạt và cách dạy của giáo viên chứ không phải thể loại.

Không phải tác phẩm hiện đại nào cũng dễ hiểu và nếu yêu cầu không phù hợp, giáo viên không có năng lực, dạy tác phẩm nào cũng thành nặng nề.

Ngoài ra, như tôi đã nói, 6 tác phẩm này sẽ cùng học, đan xen với hàng trăm tác phẩm khác, trong đó rất nhiều tác phẩm hiện đại, đương đại. Vì thế, không có gì sợ nặng nề trong dạy học và tiếp nhận của học sinh.

- Việc chọn lựa 6 tác phẩm bắt buộc như công bố mới đây có thật sự cân đối về cả nội dung tư tưởng, cảm hứng chủ đạo, thể loại và yếu tố thời đại không?

- Không phải ban biên soạn không muốn có một lựa chọn tối ưu "cân đối" mọi bề nhưng vấn đề là thực tế thành tựu văn học dân tộc ta như thế, tiêu chí lựa chọn tác phẩm bắt buộc như đã nêu: Đó phải là những tác phẩm lớn, có tầm quan trọng đặc biệt; có giá trị lâu dài, đã được thử thách qua thời gian... Các tác phẩm mà bất kỳ ai có văn hóa phổ thông cũng phải biết.

Bây giờ, để "thật cân đối", chúng ta nên đưa tác phẩm nào? Thêm hoặc bớt đi tác phẩm nào và phải giải thích vì sao lại thêm bớt các tác phẩm ấy? Liệu có tìm được một số tác phẩm có vị trí và ý nghĩa tương đương như Bình Ngô đại cáo, như Truyện Kiều, như Tuyên ngôn độc lập... để thêm vào cho cân đối hơn không?

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Hai nam nghệ sĩ đưa t.iền cho vợ giữ: Người mất trắng, người giàu có, dinh thự trải từ Việt Nam sang Mỹ
22:55:25 28/06/2024
Một nữ nghệ sĩ Việt thực hiện ước mơ bằng cách mua nhà triệu đô tại Mỹ nhưng không ở
22:58:01 28/06/2024
2 quý tử nhà Jeon Ji Hyun lần đầu lộ diện, visual ra sao mà gây bão mạng?
20:51:26 28/06/2024
Lý Hào Nam về nhà sau 6 tháng biệt tăm, từng điều trị tâm thần, bị đồn qua đời
21:34:01 28/06/2024
'Dương Quá' Lý Minh Thuận đáp trả khi bị chê già nua, tàn tạ
21:16:20 28/06/2024
Loạt ảnh "tình bể hình" của NSƯT Vũ Luân ở t.uổi 52 với bạn gái là hoa hậu
23:04:18 28/06/2024
Nữ ca sĩ 12 giờ đêm vẫn được chồng cho đi chơi với Quang Lê: Sở hữu 4 căn nhà, chục triệu USD
22:52:49 28/06/2024
Anh Jae Hyun sau 5 năm ly hôn Goo Hye Sun
21:12:45 28/06/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Độc đáo cách cổ vũ làm giảm căng thẳng thi cử

Netizen

06:51:27 29/06/2024
Các đội hình sinh viên tình nguyện Tiếp sức mùa thi 2024 ngày càng sáng tạo hơn với nhiều hình thức cổ vũ độc đáo, biến những giây phút thi cử căng thẳng thành cơ hội được trải nghiệm khó quên cho thí sinh.

Bữa ăn đạm bạc của MC xinh nhất VTV, chẳng trách U40 vẫn đẹp mơn mởn

Làm đẹp

06:50:52 29/06/2024
MC Mai Ngọc, tên đầy đủ là Nguyễn Mai Ngọc, sinh năm 1990, luôn được công chúng nhớ đến nhờ nhan sắc xinh đẹp, thanh lịch và phong cách thời trang ấn tượng.

Bộ sưu tập thời trang mùa thu 2024 của Daniel Roseberry: 'Mọi người không mua Schiaparelli, họ sưu tập nó'

Thời trang

06:50:48 29/06/2024
Roseberry đã đề cập đến kiểu dáng có lông vũ đầy ảnh hưởng của Elsa những năm 1940, thể hiện sự tôn kính đối với vở ballet The Dying Swan của Anna Pavlova, theo Elle.

Ba tựa game "ngốn" dung lượng bậc nhất trên Steam, người chơi cần cân nhắc khi tải

Mọt game

06:49:59 29/06/2024
Ark: Survival Evolved có rất nhiều gói mở rộng và bản đồ của tựa game này thì quá lớn. Dung lượng yêu cầu của tựa game khoảng 400gb.

Thời trang bầu cực cuốn của "nữ hoàng xu hướng" Hailey Bieber, bụng to vượt mặt vẫn tự tin diện hở bạo

Phong cách sao

06:49:36 29/06/2024
Mang thai ở tháng thứ 7, Hailey Bieber không chỉ được khen ngợi về nhan sắc xinh đẹp mà còn tạo ấn tượng với những màn lên đồ khoe bụng bầu cực chất.

Lisa (BlackPink) táo bạo trong 'Rockstar'

Nhạc quốc tế

06:48:45 29/06/2024
Theo truyền thông Hàn Quốc, đây là động thái cho thấy, nữ ngôi sao tham vọng tiến tới thị trường quốc tế. Nữ thần tượng cũng tham gia viết lời cho bài hát.

S.T Sơn Thạch: "Tôi đã từng công khai tình yêu, nhưng nhiều điều tiêu cực đến với bạn ấy"

Sao việt

06:33:42 29/06/2024
S.T Sơn Thạch đã có nhiều chia sẻ thú vị về quyết định tham gia Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai cũng như chặng đường 25 năm làm nghề.

Tổng thống Azerbaijan giải tán quốc hội - Ấn định thời điểm tiến hành bầu cử sớm

Thế giới

06:27:31 29/06/2024
Quyết định giải tán quốc hội và thông báo bầu cử sớm được ông Aliyev đưa ra sau khi Quốc hội chính thức đệ trình yêu cầu này lên tổng thống trong phiên họp toàn thể ngày 21/6 vừa qua. Quyết định được thông qua với 105 phiếu thuận và chỉ...

Cặp đôi bùng nổ visual gây bão MXH: Nhà trai là tổng tài xé truyện bước ra, nhà gái đẹp như "búp bê sống"

Hậu trường phim

06:14:59 29/06/2024
Theo Sohu, bộ phim Hãy Để Tôi Tỏa Sáng do Triệu Lộ Tư và Trần Vỹ Đình đóng chính gây chú ý từ khi mới khai máy. Mỗi ngày, tạo hình của hai diễn viên chính lại gây sốt với khán giả.

Nếu nhà có t.rẻ e.m, đặc biệt là b.é g.ái, phụ nữ và người thiếu m.áu thì nên nấu món canh này 3 đến 5 lần một tháng, ăn rất tốt!

Ẩm thực

06:14:01 29/06/2024
Món canh này không chỉ có màu sắc hấp dẫn mà còn có hương vị thơm ngon và giàu chất dinh dưỡng rất đáng để xuất hiện thường xuyên trên bàn ăn của gia đình.

T.iền truyện 'Vùng đất câm lặng' ồn ào, choáng ngợp nhưng mất chất riêng

Phim âu mỹ

06:05:47 29/06/2024
Bối cảnh rộng lớn, hiệu ứng cháy nổ là điểm nhấn, song không khí ngột ngạt đặc trưng của loạt phim bị gia giảm trong tác phẩm lần này.