Tại sao các smartphone tầm trung 2020 cần được trang bị sạc nhanh?
Với cấu trúc trên smartphone, dung lượng pin không thể quá lớn để đảm bảo tính thẩm mỹ, an toàn. Vì thế, sạc nhanh chính là “ trợ thủ đắc lực” cho những ai sử dụng smartphone cường độ cao.
Smartphone càng phát triển, nhiều công nghệ tích hợp, yêu cầu khả năng xử lý cao hơn, hiệu năng mạnh mẽ khiến điện năng nhanh chóng bị tiêu thụ hết. Các nhà sản xuất đã nâng cấp pin từ 3.000mAh lên 4.000mAh, 5.000mAh để phục vụ người dùng, nhưng nếu viên pin có dung lượng lớn khiến thời gian sạc lâu hơn, lại gây bất tiện và khó chịu. Bởi vậy, sạc nhanh làm giải pháp hoàn hảo cho chiếc smartphone và công nghệ này cần được “quốc dân hóa” để người dùng trải nghiệm thông suốt, tiện lợi.
Vì sao chúng ta cần sạc nhanh?
Có rất nhiều tình huống “tréo ngoe” mà người dùng gặp phải khi điện thoại sạc quá chậm. Điển hình như đêm quên cắm sạc, sáng ra chỉ còn 15 – 20 phút đến công ty mà điện thoại sập nguồn, đang cần giữ liên lạc với sếp hoặc “lính” mà chỉ còn 5 – 10 phút là lên xe, đang cãi nhau với người yêu, đang combat … Vậy thì, sạc nhanh lúc này sẽ giúp người dùng nhanh chóng nạp điện cho smartphone, tiếp tục kế nối, thoải mái trải nghiệm, giải quyết những vấn đề cấp bách.
Sạc nhanh sẽ khỏa lấp đi vấn đề “chậm tiến” của công nghệ pin, cần được phổ biến trên toàn bộ các phân khúc smartphone
Trước đây sạc nhanh vốn chỉ trang bị trên các smartphone cao cấp hoặc cận cao cấp vì chi phí nghiên cứu và phát triển của công nghệ này rất cao. Nhưng trong khoảng 2 năm trở lại đây, các phân khúc thấp hơn đã được tiếp cận sạc nhanh.
Về cơ bản, để có tốc độ sạc nhanh hơn, các nhà sản xuất thường đẩy điện áp, tạo ra lực đẩy dòng điện nhanh vào viên pin và điều này có phần gây hại cho pin khi nhiệt lượng tỏa ra lớn hơn. Bởi vậy, phải có những phương án đặc biệt để đảm bảo độ bền cho pin, công nghệ VOOC là một ví dụ điển hình.
Sạc nhanh VOOC phát triển như thế nào?
Công nghệ sạc độc quyền VOOC được giới thiệu lần đầu từ năm 2014 với khả năng nạp đầy viên pin 3.000mAh chỉ trong 50 phút, trong đó thời gian đáp ứng 75% pin chỉ là 30 phút. Kể từ đó cho đến nay, sạc nhanh VOOC liên tục được phát triển, nhanh hơn, an toàn hơn và phổ biến cho các smartphone tầm trung với đại đa số người dùng.
VOOC 4.0 là công nghệ sạc nhanh tốt nhất trong phân khúc tầm trung
Điểm khác biệt của VOOC so với thị trường nằm ở bộ sạc chỉ sử dụng điện áp 5V nhưng cường độ dòng điện cao hơn nhờ đó tốc độ sạc nhanh hơn. Điều này khác hẳn so với cách làm của nhiều thương hiệu khác khi đẩy cả dòng điện lẫn hiệu đến thế nhằm tăng công suất. Cải tiến thứ hai trên VOOC nằm ở sợi dây sạc với thiết kế kết nối 7 chân thay vì 5 chân theo tiêu chuẩn, điều này khiến dây cũng dày hơn, thiết kế rộng hơn để đảm bảo dòng điện cao.
Các thay đổi trên VOOC giúp thiết bị không bị nóng lên quá mức trong quá trình sạc. Sạc nhanh VOOC còn đảm bảo người dùng vừa sạc vừa sử dụng vẫn an toàn. Khi pin đạt mức 100%, công nghệ của VOOC sẽ tự ngắt dòng điện và tránh gây hại đến pin. Điểm hạn chế duy nhất, là vì công nghệ phát triển độc quyền nên sạc nhanh VOOC phải có sự đồng bộ bốn yếu tố: củ sạc, dây cáp, pin và điện thoại hỗ trợ, không rộng rãi như PD hay Qualcomm QuickCharge.
Realme 6 và Realme 6 Pro được trang bị sạc nhanh VOOC 4.0
Công nghệ sạc nhanh được sử dụng cho Realme 6 và Realme 6 Pro là VOOC 4.0 công suất 30W (5V/6A) đem lại tốc độ sạc ấn tượng cho viên pin 4.300mAh. Chip xử lý riêng cho sạc cũng luôn đảm bảo nhiệt độ ở mức 35-36 độ C (ở điều kiện nhiệt độ phòng), không gây khó chịu kể cả khi vừa dùng, vừa sạc.
Realme 6 series trang bị VOOC 4.0 với nhiều cải tiến
Thử nghiệm sạc VOOC 4.0 với Realme 6, máy đạt 10% pin chỉ sau 5 phút sạc, 33% sau 15 phút sạc, 62% sau 30 phút sạc và chỉ mất 62 phút để sạc đầy 100%. Đây là tốc độ sạc ấn tượng nhất ở phân khúc tầm trung, thậm chí còn nhanh hơn cả các smartphone có công suất sạc lên tới 30W – 40W khác. Tìm hiểu thêm về sạc nhanh VOOC với Bàn tròn Công nghệ RealMe RealTalk
Với công nghệ sạc nhanh VOOC 4.0, Realme 6 và Realme 6 Pro trở nên hoàn hảo hơn ở tầm giá 6 – 8 triệu đồng khi sở hữu màn hình tần số quét cao 90Hz, bộ tứ camera sau chất lượng, thiết kế nổi bật cùng vi xử lý mạnh mẽ.
Trường Thịnh
3 smartphone tầm trung có thiết kế màn hình 'nốt ruồi' đáng chú ý tại VN
So với thiết kế "tai thỏ", màn hình "nốt ruồi" trên smartphone gọn gàng hơn đáng kể.
Năm 2017, Apple ra mắt chiếc iPhone X với màn hình "tai thỏ" để tối đa không gian hiển thị của màn hình trên mặt trước điện thoại. "Tai thỏ" theo đó được dùng để bố trí camera trước, loa thoại và một số cảm biến khác cần thiết cho điện thoại. Mặc dù vấp phải nhiều ý kiến khen chê trái chiều, thiết kế "tai thỏ" nhanh chóng trở thành cơn sốt trên thị trường.
Dù vậy, chỉ một thời gian ngắn sau đó, các nhà sản xuất đã bắt đầu tìm những cách tối ưu hơn để bố trí camera trước trên điện thoại và hạn chế tối đa diện tích "ăn" vào màn hình của người dùng. Trong khi chờ đợi công nghệ camera ẩn bên dưới màn hình, màn hình "nốt ruồi" là một trong số những cách thiết kế tối ưu nhất. Nếu đang tìm một chiếc smartphone "nốt ruồi" ở mức giá tầm trung, dưới đây là ba trong số những thiết bị bạn có thể cân nhắc.
Realme 6 (6,99 triệu đồng): Ra mắt tại Việt Nam vào trung tuần tháng 4, Realme 6 là một trong những chiếc smartphone tầm trung đáng chú ý nhất nhất ở thời điểm hiện tại. Máy sở hữu màn hình 6,5 inch, tấm nền IPS, độ phân giải Full HD được "đục lỗ" ở góc trên bên trái màn hình để bố trí camera trước thông số 16 MP. Thiết kế này cùng với viền màn hình siêu mỏng giúp tỉ lệ màn hình trên mặt trước của máy lên tới trên 84%. Realme 6 vận hành nhờ con chip Mediatek Helio G90T 8 nhân cùng với đó là RAM 8 GB, bộ nhớ trong 128 GB và pin dung lượng 4.300 mAh có khả năng sạc nhanh tới 40W. Cụm camera sau bao gồm camera chính 64 MP camera góc siêu rộng 8 MP camera macro 2 MP camera trắng đen 2 MP cũng là điểm nhấn đáng giá trên chiếc điện thoại này.
Huawei Nova 7i (6,99 triệu đồng): Có cùng tầm giá với Realme 6, Huawei Nova 7i cũng có cách thiết kế màn hình "đục lỗ" cho camera trước 16 MP tương tự để tối ưu không gian hiển thị của màn hình 6,4 inch LTPS LCD Full HD cho người dùng. Ở mặt lưng, người dùng cũng có cụm 4 camera bao gồm camera 48 MP & Phụ 8 MP, 2 MP, 2 MP. Bốn camera này được sắp xếp trên một cụm camera lồi lên với kích thước khá lớn. Một số thông số khác cũng có trên chiếc điện thoại này bao gồm pin 4.200 mAh, có tính năng sạc nhanh, chip Kirin 810 8 nhân, RAM 8 GB và bộ nhớ trong 128 GB. Điểm trừ của Nove 7i nằm ở việc nó không trực tiếp hỗ trợ các ứng dụng và dịch vụ quen thuộc của Google.
Xiaomi Redmi Note 9S (5,99 triệu đồng): Xiaomi Redmi Note 9S có màn hình 6,67 inch IPS LCD Full HD được đục lỗ ở trung tâm màn hình theo bề ngang để bố trí camera trước thông số 16 MP. Chiếc điện thoại này cũng có viền màn hình khá mỏng cùng với đó là cụm bốn camera ở mặt lưng mang thông số Chính 48 MP & Phụ 8 MP, 5 MP, 2 MP. Khi lên kệ, điện thoại của Xiaomi được trang bị chip Snapdragon 720G 8 nhân kèm RAM 6 GB và bộ nhớ trong 128 GB. Điểm nhấn chính trên chiếc điện thoại này còn nằm ở viên pin khủng lên tới 5.020 mAh. Không có nhiều điện thoại trong cùng tầm giá có kích thước viên pin lớn như vậy.
Vũ Tuấn Anh
4 smartphone tầm trung có 4 camera sau đáng chú ý tại Việt Nam Sau cuộc đua về thông số, các nhà sản xuất smartphone chuyển sang cuộc đua về số lượng smartphone trên sản phẩm của mình. Nếu như cách đây vài năm, cụm camera kép là "đặc quyền" chỉ có trên những chiếc smartphone cao cấp thì tới nay rất nhiều smartphone tầm trung thậm chí đã có tới bốn camera sau. Sự phát triển...