Tại sao cả Google và Apple đều muốn người dùng cài đặt hệ thống mới?
Hệ điều hành là một phần sức mạnh của smartphone, cả Google và Apple đều hy vọng sẽ tối ưu sản phẩm thông qua các tính năng mới được bổ sung bởi hệ thống mới.
Cách đây không lâu, Apple đã công bố dữ liệu cập nhật của hệ thống iOS 14 và nhanh chóng giành được 72% thị phần hệ thống chỉ sau 3 tháng phát hành. Trong khi đó, các nhà sản xuất smartphone vẫn chưa kịp thích ứng với Android 11 và tiến độ ra mắt cập nhật khá chậm.
Google cũng đã và đang tìm cách giải quyết vấn đề này, mới đây hãng cũng đã thông báo sẽ bắt tay hợp tác với Qualcomm để phát triển chip Snapdragon 888, nhằm giúp các smartphone trang bị dòng chip này có thể hỗ trợ cập nhật hệ thống Android và nâng cấp bảo mật trong 4 năm.
Vậy tại sao cả Google và Apple đều muốn người dùng sử dụng hệ thống điện thoại di động mới?
Là khả năng cạnh tranh của sản phẩm?
Trước đây, khi chúng ta nói về hệ thống Android và iOS, hầu hết chủ đề là cái nào tốt hơn, và lập luận chính dựa trên các đặc điểm chức năng tương ứng của chúng. Tất nhiên, iPhone và điện thoại Android chắc chắn sẽ trở thành chủ đề chính trong quá trình này. Sau cùng, phần mềm và phần cứng thường không được thảo luận riêng biệt.
Có thể thấy hệ điều hành thực sự là một phần sức mạnh của điện thoại di động, cả Google và Apple đều hy vọng sẽ tối ưu sản phẩm thông qua các tính năng mới được bổ sung bởi hệ thống. Đồng thời, khuyến khích người dùng tiếp tục mua sản phẩm của chính họ hoặc ở trong hệ sinh thái của riêng họ.
Mặc dù hai công ty có một số điểm tương đồng trong một số chức năng trong những năm gần đây, các widget desktop được giới thiệu trong iOS 14 quá giống với các chức năng trước đây của Android, nhưng sự khác biệt giữa hai vẫn là không nhỏ. Hệ điều hành iOS mở vẫn tốt hơn Android khép kín là một trong những lý do khiến người dùng chọn Android hay iOS.
Video đang HOT
Trong khi đó, Huawei, Xiaomi, OPPO, vivo và các nhà sản xuất điện thoại di động khác đang sử dụng cửa hàng ứng dụng trò chơi để có được thu nhập từ hoa hồng bán vật phẩm. Ngoài ra, các trình duyệt tích hợp sẵn trên những thiết bị này có chứa quảng cáo đi kèm có thể gây ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng, nhưng đó là cách để sinh tồn của các nhà sản xuất smartphone.
Vì tiêu chí an toàn?
Các tính năng mới và những thay đổi về thiết kế thường là nội dung được người dùng chú ý nhất, và chúng cũng là nội dung được thảo luận nhiều nhất. Ngược lại, các bản cập nhật bảo mật dường như ít được biết đến, một phần do các bản cập nhật bảo mật xuất hiện quá nhiều lần trong hồ sơ cập nhật và quan trọng nhất là thực sự không có sự khác biệt trong việc sử dụng hàng ngày.
Nhưng đừng coi thường các bản cập nhật bảo mật, ở một mức độ nào đó, bảo mật là lý do cốt lõi khiến Google và Apple muốn người dùng cập nhật hệ thống mới. Xét cho cùng, dữ liệu chứa trong điện thoại di động ngày nay ngày càng mở rộng, không chỉ thông tin cá nhân của người dùng như ảnh và email, mà còn cả các ví điện tử, ứng dụng ngân hàng…
Một khi tin tặc phát hiện ra lỗ hổng hệ thống và kiểm soát điện thoại di động của người dùng, thì việc mất quyền riêng tư, dữ liệu tài chính và thậm chí cả tiền bạc có thể rất lớn. Đối với Google và Apple, đây có thể nói là một đòn chí mạng và lòng tin của người dùng đối với nó sẽ bị giảm sút đáng kể.
Đối với các công ty công nghệ như Google, Microsoft, Apple, bảo mật hệ thống là điểm mấu chốt và là một trong những lý do quan trọng nhất để người dùng lựa chọn chúng. Nâng cấp hệ thống gần như là cách toàn diện và hiệu quả nhất. Tất nhiên, các hãng công nghệ luôn hy vọng người dùng đã cập nhật hệ thống mới.
Chúng ta cần loại phương pháp cập nhật hệ thống nào?
Mặc dù Google, Apple và thậm chí nhiều nhà sản xuất điện thoại di động đang thúc đẩy các hệ thống mới, người dùng vẫn có thái độ khác nhau đối với việc nâng cấp. Mọi người có thể có ý kiến khác nhau về việc có nên cập nhật hay không. Họ lo lắng, việc nâng cấp hệ thống mới sẽ làm giảm tuổi thọ pin hoặc có yêu cầu cao hơn về hiệu suất và sẽ khiến điện thoại bị treo.
Tất nhiên, cũng có những người sẵn sàng nâng cấp hệ thống liên tục, suy cho cùng cũng không ít người thích thử các tính năng mới, đây cũng là một trong những động lực lớn nhất để người dùng nâng cấp hệ thống. Hơn nữa, hệ thống quá cũ cũng sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng phần mềm.
Có lẽ, trong tương lai, chúng ta có thể thấy rằng các bản cập nhật bảo mật, cập nhật phần mềm được phát hành độc lập, điều này không chỉ có thể giữ cho các thiết bị cũ an toàn và duy trì trong thời gian dài mà còn cho phép một số người dùng yêu thích sớm sử dụng các tính năng mới.
Chu kỳ bảo trì cập nhật hệ thống dài hơn (khoảng 2-3 năm với Android và 5 năm với iOS) và chiến lược cập nhật linh hoạt là những hướng đi mà các công ty công nghệ cần quan tâm, xét cho cùng, là người dùng, không ai muốn tiếp tục sử dụng điện thoại di động vì lý do hệ thống.
Website hưởng lợi sau khi ông Trump bị khóa Twitter
Mạng xã hội Gab cho biết đã thu hút 10.000 thành viên mỗi giờ sau khi ông Trump bị Twitter cấm vĩnh viễn tài khoản.
Trong tuyên bố của Gab ngày 9/1, dịch vụ này có hơn 10.000 thành viên đăng ký mới mỗi giờ. Lượng người dùng Gab tăng đột biến sau khi ông Trump bị Twitter khóa tài khoản vĩnh viễn, còn Parler - mạng xã hội cho giới cực hữu - bị gỡ khỏi kho ứng dụng của Apple và Google.
Gab cũng là mạng xã hội cho giới cực hữu, được thành lập vào năm 2016 bởi Andrew Torba với chính sách đề cao tự do ngôn luận.
Gab là mạng xã hội được giới cực hữu ưa thích.
Cách hoạt động của Gab khá giống Twitter. Những bài đăng phổ biến được ưu tiên hiển thị trong bảng tin, tổng hợp tin tức và tương tác giữa người dùng.
Tháng 10/2018, Vox cho biết Gab có khoảng 465.000-800.000 người dùng. Tháng 7/2020, Fox Business thống kê lượng tài khoản trên Gab tính đến tháng 4 cùng năm là 1,1 triệu, và 3,7 triệu lượt truy cập hàng tháng trên thế giới.
Sau khi Điện Capitol bị tấn công bởi những người ủng hộ Trump ngày 6/1 (giờ Mỹ), Torba cho biết lưu lượng truy cập Gab tăng 40%. Đến 9/1, Gab tuyên bố thu hút hơn 10.000 thành viên mới mỗi giờ, với khoảng 12 triệu lượt truy cập trong 12 giờ gần nhất.
Năm 2017, Gab từng bị xóa khỏi Play Store do vi phạm chính sách về phát ngôn thù địch, bị từ chối phát hành trên App Store cũng với lý do tương tự. Năm 2018, Gab bị công ty cung cấp tên miền, Go Daddy, tiết lộ tay súng bị cáo buộc giết 11 giáo dân tại Pittsburgh là thành viên hoạt động tích cực trên trang.
Việc Tổng thống Trump bị Twitter khóa tài khoản còn khiến người ủng hộ ông tràn sang Parler, mạng xã hội có chính sách thoải mái với giới cực hữu.
Ông Trump đã bị nhiều mạng xã hội khóa tài khoản sau vụ bạo loạn tại Điện Capitol ngày 6/1.
Tuy nhiên, Apple và Google thông báo sẽ xóa Parler khỏi kho ứng dụng do vi phạm chính sách. Trong suốt cuộc bạo loạn, nhiều tài khoản chia sẻ trên Parler đường đi tránh cảnh sát, công cụ tốt nhất để phá khóa cửa, gửi hình cầm súng tiến về Điện Capitol.
"Chúng tôi vẫn tìm thấy những đe dọa bạo lực trực tiếp, hay các lời kêu gọi thực hiện hành vi phi pháp. Những biện pháp này không đủ để đối phó với sự bùng nổ về nội dung nguy hiểm, đáng chê trách trên mạng xã hội này", Bloomberg trích thư phản hồi của Apple khi công bố xóa Parler. Ứng dụng này vẫn có thể quay trở lại nền tảng iOS nếu chứng minh được khả năng lọc nội dung nguy hiểm.
Tuy nhiên, đòn đau nhất với Parler có thể đến từ Amazon, công ty này cho biết sẽ ngừng cung cấp dịch vụ máy chủ cho Parler, buộc mạng xã hội này phải tìm nhà cung cấp khác hoặc chịu cảnh không thể truy cập.
Thung lũng Silicon không còn chịu nổi ông Trump Các công ty công nghệ đang quay lưng lại với tổng thống Mỹ trong những ngày tại vị cuối cùng. Thung lũng Silicon đang phản kháng. Với hơn 1.400 ngày cố gắng xoa dịu, đối phó với ông Trump và các đồng minh thân cận, ngành công nghệ Mỹ đang "tận hưởng" những ngày cuối nhiệm kỳ của vị tổng thống. Sau hàng...