Tại sao Big Tech phải băm nhỏ hàng triệu ổ đĩa cứng?
Mỗi năm trên toàn cầu, chỉ riêng việc phải băm nhỏ hàng triệu thiết bị lưu trữ dữ liệu cá nhân của các Big Tech và các cơ quan, xí nghiệp – đã thải ra môi trường khoảng 54 triệu tấn rác điện tử.
Các Big Tech, cơ quan, xí nghiệp thải ra môi trường 54 triệu tấn rác điện tử
“Phải băm nhỏ thôi!”
Ông Mick Payne, giám đốc điều hành của Techbuyer, một công ty xử lý thiết bị điện tử IT ở thị trấn Harrogate (Anh), đứng trong một căn phòng lớn không cửa sổ của một trung tâm dữ liệu ở London. Xung quanh ông là hàng nghìn ổ cứng đã qua sử dụng thuộc sở hữu của một công ty thẻ tín dụng.
Biết rằng mình có thể xóa sạch các ổ đĩa và bán lại chúng với giá lên đến 6 con số. Nhưng, câu trả lời của ông là không.
Thay vào đó, một xe tải đến và các thiết bị lưu trữ dữ liệu sẽ được nhân viên an ninh kiểm tra khi đưa lên xe và chở đến nơi tiêu hủy. Tại đó, máy móc công nghiệp sẽ cắt chúng thành những mảnh nhỏ.
Mỗi ngày khi bạn gửi email, cập nhật tài liệu trên Google hoặc chụp ảnh, dữ liệu được tạo ra không được lưu trữ trong “đám mây”. Thay vào đó, nó được lưu trên một số máy chủ trong số 70 triệu máy chủ ước tính trên thế giới.
Mỗi máy chủ là một hộp thép có kích thước bằng bồn rửa bát, được tạo thành từ tất cả các loại kim loại quý, khoáng chất quan trọng và nhựa.
Các máy chủ chứa một số thiết bị lưu trữ dữ liệu. Có 23.000 trung tâm dữ liệu trên thế giới, một số trong số đó có diện tích sàn tương đương với hàng chục bể bơi cỡ Olympic.
Theo báo Financial Times, khi các công ty quyết định nâng cấp thiết bị của mình – thường từ 3 đến 5 năm một lần – các thiết bị lưu trữ dữ liệu sẽ bị phá hủy theo một quy trình như giám đốc Payne đã mô tả.
Các công ty như Amazon và Microsoft, cũng như các ngân hàng, dịch vụ cảnh sát và các cơ quan chính phủ, đã cắt nhỏ hàng triệu thiết bị lưu trữ dữ liệu mỗi năm,
“Đơn kiện luôn như lưỡi dao kề cổ!”
Nguồn gốc của việc băm nhỏ thiết bị chứa dữ liệu, xuất phát từ nỗi sợ dữ liệu có thể bị rò rỉ, gây ra sự giận dữ từ khách hàng và các khoản phạt khổng lồ từ các cơ quan quản lý.
Tháng 9, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ đã phạt Ngân hàng Morgan Stanley 35 triệu USD vì lỗi “đáng kinh ngạc” trong việc bảo vệ dữ liệu khách hàng.
Video đang HOT
Chỉ vì sau khi các máy chủ và ổ cứng ngừng hoạt động và ngân hàng đã ký hợp đồng với một công ty xử lý các thiết bị này. Do thiếu kinh nghiệm, công ty đã để lọt dữ liệu của ngân hàng ra ngoài.
Một nhân viên tại Amazon Web Services, người giấu tên, cho biết công ty sẽ cắt nhỏ mọi thiết bị lưu trữ dữ liệu khi nó được coi là lỗi thời, thường là sau 3-5 năm sử dụng.
Một người có kiến thức về các hoạt động xử lý dữ liệu của Microsoft cho biết, tập đoàn cũng cắt nhỏ mọi thứ tại hơn 200 trung tâm dữ liệu Azure của mình.
Bộ Giáo dục Anh, Bộ Lao động và Hưu trí, Cảnh sát Scotland và Sở Cảnh sát Bắc Ireland nói với tờ Financial Times rằng họ đã cắt nhỏ tất cả các thiết bị lưu trữ dữ liệu đã ngừng hoạt động. Lực lượng của Bắc Ireland cho biết họ đã băm nhỏ 30.000 thiết bị bao gồm cả máy chủ và ổ cứng trong 2 năm qua.
Rất khó để nói chính xác có bao nhiêu ổ cứng ngừng hoạt động trên toàn cầu mỗi năm. Tuy nhiên, một nghiên cứu của Phòng thí nghiệm năng lượng tái tạo quốc gia Mỹ ước tính rằng chỉ riêng ở Mỹ đã có ít nhất 20 triệu ổ cứng.
54 triệu tấn rác thải điện tử, xử lý sao?
Nghiên cứu cho thấy hơn 90% thiết bị ngừng hoạt động thường xuyên sẽ bị phá hủy, mặc dù chúng vẫn hoạt động được.
Ông Greg Rabinowitz, chủ tịch của Urban E Recycling, một công ty xử lý đồ điện tử ở bang Florida (Mỹ), cho biết: “Chúng tôi bằm nhỏ mọi thứ với dữ liệu trên đó, không có ngoại lệ. Thậm chí, khách hàng còn yêu cầu thiêu hủy các phần còn lại”.
Chỉ riêng các thiết bị bị băm nhỏ này đã góp phần tạo ra 54 triệu tấn rác thải điện tử trên toàn cầu mỗi năm.
Mỗi nguyên liệu trong thiết bị điện tử này thường được khai thác từ các khu vực có xung đột trên thế giới. Nhu cầu về những vật liệu như vậy được dự báo sẽ ngày một tăng lên .
Tái sử dụng, tại sao không?
Trường hợp tân trang và tái sử dụng các thiết bị điện tử đang được các nhà công nghệ đặt ra. Nó không chỉ là vấn đề tài chính, mà còn vấn đề nguyên liệu.
Có rất nhiều bằng chứng cho thấy khoảng cách hiệu suất sử dụng giữa các máy chủ mới và cũ đang được thu hẹp.
Một số nhà cung cấp điện toán đám mây lớn đã và đang thực hiện các bước hướng tới việc tái sử dụng thiết bị.
Google cho biết 27% các thành phần mà họ sử dụng để nâng cấp máy chủ vào năm 2021 là hàng tồn kho được tân trang và nó ghi đè dữ liệu trên ổ cứng để sử dụng lại, nếu có thể.
Microsoft đang vận hành một số “trung tâm vòng tròn” để tân trang các máy chủ cũ, và cho biết hơn 80% thiết bị ngừng hoạt động của họ sẽ được tái sử dụng vào năm 2024. Nhưng đối với ổ cứng dữ liệu, việc cắt nhỏ vẫn là tiêu chuẩn đòi hỏi.
Nỗi lo sợ lộ dữ liệu vẫn “hằn sâu” trong các Big Tech và các cơ quan xí nghiệp. Họ vẫn coi rủi ro lớn hơn lợi ích tiềm năng
Bữa tiệc tàn của Thung lũng Silicon: Không còn là 'miền đất hứa', dòng tiền nguội lạnh, nhà đầu tư đứng ngồi không yên
Nhiều người đang đặt ra câu hỏi liệu kỷ nguyên vàng của Thung lũng Silicon sắp kết thúc?
Làn sóng sa thải nhân sự lớn tại Snapchat, màn lao dốc trong định giá Meta, Apple, cùng xu hướng đóng băng tuyển dụng tại một loạt các Big Tech đã khiến nhiều người đặt ra câu hỏi, rằng liệu kỷ nguyên vàng của Thung lũng Silicon sắp kết thúc?
Theo các chuyên gia, câu trả lời sẽ khá phức tạp. Lĩnh vực công nghệ đã có thời điểm ghi nhận tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 buộc thế giới phải trực tuyến hóa. Tuy nhiên, sự bùng nổ đó, đi kèm với mức lương và đặc quyền thu hút người lao động, dường như đang chậm lại.
" Bữa tiệc này không thể kéo dài mãi. Chúng tôi đang cố trở lại bình thường sau cuộc chạy đua mà ở đó, mọi thứ đã thay đổi", Margaret O'Mara, giáo sư tại Đại học Washington nhận định.
Tình hình đặc biệt trở nên nghiêm trọng hơn trong một cuộc suy thoái toàn cầu lớn, thứ mà giới công nghệ không thể tránh khỏi, sau khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ FED tiếp tục tăng lãi suất và dự kiến duy trì chính sách này lâu hơn.
Lần IPO thất bại của WeWork là một trong những lý do khiến tốc độ tăng trưởng của các Big Tech chậm lại.
Trước đây, lãi suất thấp đã thúc đẩy sự bùng nổ công nghệ cùng làn sóng của các "kỳ lân" mới - những công ty được định giá trên 1 tỷ USD.Ví dụ điển hình có thể kể đến như Airbnb và Uber, với mức định giá lần lượt là 47 tỷ USD và 82 tỷ USD trong lần IPO đầu tiên. Tuy nhiên, lãi suất thay đổi đã khiến các nhà đầu tư trở nên "thận trọng hơn nhiều".
" Một số nhà đầu tư vẫn có tiền mặt, nhưng trong giai đoạn phá sản như thế này, dòng tiền giao dịch sẽ nguội dần", bà Margaret O'Mara nói.
Lần IPO thất bại của WeWork khi mức định giá lao dốc từ 47 tỷ USD xuống chỉ còn vài tỷ USD cũng khiến tốc độ tăng trưởng của các Big Tech chậm lại. Theranos, công ty xét nghiệm máu của "siêu lừa" Elizabeth Holmes cũng góp phần tạo nên sự sụp đổ này, sau khi giới đầu tư nhận ra mình bị lừa về công nghệ và quy trình xét nghiệm.
Họ sau đó đứng ngồi không yên vì chứng kiến hàng loạt startup công nghệ đình đám rớt giá thảm. Những công ty đầu tư mạo hiểm lớn như SoftBank cũng phải cắt giảm một nửa số tiền đầu tư vào các công ty khởi nghiệp do lo ngại tình hình suy thoái.
Lĩnh vực công nghệ đã có thời điểm ghi nhận tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong bối cảnh đại dịch COVID-19 buộc thế giới phải trực tuyến hóa.
Một loạt tin xấu, quy định siết chặt giới công nghệ và lời tố cáo Facebook gây chấn động của Frances Haugen trước Quốc hội Mỹ càng khiến hình ảnh các gã khổng lồ trong Thung lũng Silicon bị lung lay, theo The Guardian.
Ngay cả những người từng ủng hộ giới Big Tech như cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng đã thay đổi quan điểm. Ông lên tiếng chỉ trích Facebook vì lan truyền thông tin sai lệch về cuộc bầu cử, dù trước đó đã được hưởng lợi không ít nhờ mạng xã hội này.
Các nhà lập pháp và cơ quan liên bang Mỹ hiện đã vào cuộc. Sự siết chặt giám sát của Ủy ban Thương mại Liên bang (FTC) và Quốc hội theo đó có thể khiến các Big Tech đối mặt với những trở ngại lớn chưa từng có tiền lệ.
Nhận thức của công chúng về công nghệ nói chung cũng thay đổi, với 68% người Mỹ cho rằng các công ty công nghệ đang sở hữu quá nhiều quyền lực, tăng từ mức 51% hồi năm 2018. Như vậy, theo Business Insider, cái giá phải trả cho sự tụt dốc của Silicon Valley không chỉ dừng lại ở mặt tài chính mà còn ở những giá trị chung của xã hội.
Nhiều ông lớn công nghệ đã phải giữ chân nhân viên bằng cách trả lương bằng cổ phiếu thay vì tiền mặt để giữ chân nhân viên.
Theo Business Insider, mô hình kinh doanh của Thung lũng Silicon giờ đây không còn là miền đất hứa cho những nhân tài công nghệ mà chỉ biết chạy theo xu hướng. Quy mô hoạt động của nó cũng đang thay đổi và dần mở rộng ra ngoài phía nam San Francisco. Đại dịch COVID-19 khiến Vùng Vịnh trở thành điểm đến mới và thu hút một số gã khổng lồ, trong đó có công ty sản xuất ô tô điện Tesla.
Theo chuyên gia Brent Williams của công ty tuyển dụng Michael Page, các tập đoàn đang phải đối mặt với "mùa đông của các khoản vốn đầu tư".
" COVID-19 đã thay đổi toàn bộ thị trường. Các công ty giờ đây, để chiêu mộ nhân tài sẽ phải cạnh tranh với cả trung tâm công nghệ ở Vùng Vịnh lẫn toàn nước Mỹ", Brent Williams nói. Thật vậy, các ông lớn công nghệ đã phải giữ chân nhân viên bằng cách trả lương bằng cổ phiếu thay vì tiền mặt. Họ hứa hẹn số tiền này sẽ tăng lên cùng với sự phát triển của công ty.
Nhiều chuyên gia vẫn lạc quan về sự hút bền bỉ của Thung lũng Silicon.
Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn mà Thung lũng Silicon đang gặp phải, giáo sư kinh tế Nicholas A Bloom của Stanford vẫn lạc quan rằng khu vực này vẫn sẽ "vững chãi". " Nó đã trải qua nhiều chu kỳ, bao gồm cuộc suy thoái hồi năm 2001 và 2008, nhưng vẫn phục hồi mạnh mẽ", ông nói thêm.
Đồng quan điểm, giáo sư Margaret O'Mara cũng cho rằng sẽ không nhiều công ty rời khỏi Thung lũng vì nơi đây có những đặc điểm riêng biệt không thể tìm thấy ở bất kỳ đâu.
" Vùng Vịnh và San Francisco có sức hút bền bỉ. Có lý do để mọi người đến đó. Họ muốn ở đó. Điều này vẫn đúng, ngay cả khi California đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng nhà ở và nhiều nhân viên đổ xô đến các bang rẻ hơn", bà nói. " Một kỷ nguyên của Thung lũng Silicon có thể đã kết thúc, song chưa phải dấu chấm hết hoàn toàn".
Big Tech 'thắt lưng buộc bụng' Ngày 29-9, Meta, công ty mẹ của Facebook, ra thông báo cho biết sẽ đóng băng việc tuyển dụng mới và "tái cơ cấu hơn nữa" để tăng hiệu quả, giảm chi phí. Nhân viên của công ty cũng được cảnh báo về khả năng bị sa thải. Các công ty công nghệ lớn đang gặp khó do kinh tế toàn cầu ảm...