Tại sao bị rụng lông mi, lông mày?
Nếu bạn bị rụng lông mi hoặc lông mày, đừng hoảng sợ. Đây có thể là vấn đề tạm thời và có thể điều trị được.
Lông mi, lông mày không cần quá dày nhưng nếu rụng quá nhiều lại ảnh hưởng đến nhan sắc – SHUTTERSTOCK
Dưới đây là một số nguyên nhân gây rụng lông mi và lông mày, những gì chúng ta có thể làm để ngăn chặn và hướng điều trị, theo MSW. Nhưng bạn vẫn nên gặp bác sĩ da liễu để biết rõ tình trạng y tế hoặc sự thiếu hụt dinh dưỡng có thể có, trước khi lựa chọn phương thức điều trị phù hợp nhé.
Stress – căng thẳng
Có một số loại rụng lông/tóc liên quan đến căng thẳng, gây ra những thay đổi đối với sự trao đổi chất và mức độ cortisol của cơ thể. Rụng tóc kiểu TE (Telogen Effluvium) là hậu quả của điều này. Nó xảy ra khi căng thẳng làm cho nang lông ngừng sản xuất các sợi lông mới. Đó thường là tác dụng phụ của thuốc, thay đổi nội tiết tố hoặc thiếu hụt dinh dưỡng.
Nếu bạn hay nhổ tóc, lông mi hoặc lông mày khi lo lắng thì có thể mắc hội chứng nghiện giật tóc trichotillomania. Đây cũng là nguyên nhân khiến lông tóc bay mất.
Video đang HOT
Dù lý do là gì, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. Họ có thể giúp bạn kiểm soát mức độ căng thẳng bằng các cơ chế đối phó lành mạnh hoặc điều trị tại chỗ không cần kê đơn.
Nhổ lông quá tay
Khi bạn nhổ hoặc wax lông mày, bạn nhổ lông tận gốc khiến chúng mọc lại với tốc độ chậm hơn. Trong khi đó, lông sẽ chỉ mọc lại một số lần nào đó trước khi cơ thể bạn ngừng sản xuất chúng hoàn toàn. Phương thuốc tốt nhất là dừng nhổ lông trong thời gian khoảng sáu tháng đến một năm, theo MSW.
Đối với những người tự tỉa lông mày, nên tránh gương phóng đại vì nó dễ khiến bạn nhổ lông mày quá tay.
Nang lông bị tắc
Ngày càng nhiều sản phẩm dành cho mặt như huyết thanh, kem dưỡng ẩm và kem chống nắng được tung ra thị trường. Vấn đề là chúng làm tắc nghẽn lông mày và lông mi của bạn. Nên tránh để các sản phẩm nói trên dính lên hoặc xung quanh lông mày do chúng dễ thấm vào các nang, ngăn chặn sự phát triển và làm cho lông rụng. Rất khó để làm sạch khi chúng đã thấm sâu vì rửa chỉ có thể chạm vào bề mặt mà không đụng được vào gốc rễ, theo MSW.
Những thay đổi trong quá trình trao đổi chất hoặc nội tiết tố
Tuyến giáp hoạt động kém hoặc hoạt động quá mức có thể gây ra sự mất cân bằng trao đổi chất, làm gián đoạn khả năng mọc lông. Nếu có các triệu chứng khác của rối loạn tuyến giáp như thay đổi về cân nặng, nhịp tim, hoặc vấn đề chịu lạnh hoặc chịu nhiệt, bạn hãy gặp bác sĩ để xét nghiệm máu và kiểm tra thể chất, theo MSW
Hôn mê do hạ natri máu
Bệnh nhân nữ, 48 tuổi, được bệnh viện tuyến dưới chuyển tới Bệnh viện Đại học Y Hà Nội trong tình trạng hôn mê.
Bệnh nhân có biểu hiện mệt mỏi từ đầu tháng 6, không đi khám mà tự bốc thuốc nam uống. Tới khi bị nôn nhiều, li bì, hôn mê, chị mới được đưa đến bệnh viện.
Kết quả xét nghiệm cho thấy bệnh nhân bị hạ natri máu nên rơi vào hôn mê. Chị đồng thời bị rụng lông mày, nách, mu, gương mặt vô cảm, tuyến vú teo, bác sĩ chẩn đoán hội chứng Sheehan (suy tuyến yên).
Người nhà cho biết sau khi sinh con thứ ba, bệnh nhân bị xuất huyết, phải truyền máu. Do mẹ không có sữa, con phải ăn sữa ngoài. Chị mãn kinh sớm khi mới 25 tuổi.
Bác sĩ Nguyễn Minh Nguyên, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho biết natri giúp duy trì huyết áp bình thường, hỗ trợ hoạt động của dây thần kinh, cơ bắp, điều chỉnh cân bằng lượng nước trong và ngoài tế bào. Thiếu natri trong một thời gian dài khiến cơ thể suy yếu. Ngưỡng natri bình thường trong máu là 135-145 mEq/L, người bệnh thì lượng natri thấp hơn, chỉ 103 mEq/L.
Khi bị hạ natri máu, bệnh nhân thường chán ăn, buồn nôn, nôn, sợ nước. Nặng hơn, bệnh nhân mệt mỏi, đau đầu, lẫn lộn, u ám, mê sảng, rối loạn ý thức, hôn mê, cơn co giật. Cơ thể tích nước ngoài tế bào gây phù, cổ chướng hoặc mất nước ngoài tế bào như giảm cân, da khô, nhăn nheo.
Người bệnh mạn tính như suy thận, suy tim, xơ gan, hoặc mất dịch cấp như nôn nhiều, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, say nóng, sử dụng thuốc lợi niệu, mắc bệnh liên quan đến hormone, đều có nguy cơ cao bị hạ natri.
Bác sĩ khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Phác đồ điều trị dựa vào nguyên nhân, tính chất và mức độ của bệnh. Nếu bệnh nhân bị ứ nước, suy tim, suy thận thì hạn chế nước và muối. Bệnh nhân bị hạ natri nặng, mất nước, phải bù dung dịch muối...
Bác sĩ Nguyên khuyến cáo hạ natri máu xảy ra trong nhiều bệnh lý, biểu hiện không điển hình hoặc tình cờ đi khám mới phát hiện. Do đó, người bệnh nên kiểm tra sức khỏe và xét nghiệm tổng quát thường xuyên, đặc biệt với người có bệnh mạn tính hoặc điều trị nhiều thuốc. Những người nôn, đi ngoài phân lỏng nhiều lần, có thể bù dịch và điện giải bằng oresol.
Khi có các biểu hiện lâm sàng như mất nước hoặc triệu chứng nặng, người bệnh cần đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
3 loại thảo mộc có thể giúp bạn giảm căng thẳng Căng thẳng đến từ nhiều nguyên do khác nhau, nhưng bạn có thể quản lý căng thẳng, bằng cách khám phá vào thế giới của các phương thuốc thảo dược tự nhiên. 3 loại thảo mộc có thể giúp bạn giảm căng thẳng. Ảnh Tinh Hoa. Nhân sâm Hàn Quốc Theo The Healthy thông tin, trong nhân sâm có hoạt chất giúp bạn...