Tại sao bạn nên dùng ổ SSD trên máy tính?
Ngoài lý do nhanh hơn, vẫn còn nhiều lý do khác nữa.
Ổ SSD ngày càng phổ biến, cả với Laptop và PC. Người dùng thông thường và đặc biệt là các game thủ đều cố gắng sử dụng ổ SSD thay vì ổ HDD truyền thống. Các ổ SSD cũng ngày càng rẻ hơn trong khi dung lượng lớn hơn và tốc độ nhanh hơn đang đẩy mạnh quá trình thay đổi này. Vậy vì sao nên dùng ổ SSD?
Nhanh hơn
Với ổ SSD, chắc chắn hệ điều hành của bạn sẽ chạy nhanh hơn, mức ước tính trung bình là chỉ bằng 1/5 so với thời gian của ổ HDD. Ổ SSD cũng cải thiện tốc độ tải các ứng dụng, trò chơi, các chương trình trong nháy mắt. Với ít thời gian chờ đợi hơn, các máy tính sử dụng ổ SSD khiến bạn tiết kiệm được nhiều thời gian hơn để xử lý công việc. Đối với các game thủ, tốc độ là yếu tố quan trọng hàng đầu, vì thế ngay cả Sony hay Microsoft cũng đang cố gắng cung cấp các bộ nhớ SSD lớn hơn trên PlayStation 5 và Xbox Series X.
So sánh đơn giản về thông số kỹ thuật sẽ thấy, một ổ HDD kết nối qua SATA III có tốc độ vòng quay 5.400 RPM cho tốc độ đọc/ghi khoảng 100MB/s. Với tốc độ vòng quay 7.200 RPM sẽ khoảng 150MB/s. Nhưng với 1 ổ SSD kết nối SATA III, tốc độ đọc phổ biến khoảng 550MB/s còn tốc độ ghi phổ biến khoảng 520MB/s. Nếu kết nối với chuẩn PCIe, tốc độ đọc/ghi của ổ SSD có thể tăng lên 5-6 lần. Ví dụ, SSD 980 Pro khi cắm vào khe PCIe 3.0 M.2 thì tốc độ đọc ghi sẽ là 3.500MB/s và 3.450MB/s với dòng ổ 1TB. Còn nếu là khe cắm M.2 trên giao diện PCIe 4.0, tốc độ SSD 980 Pro có tốc độ đọc dữ liệu là 7.000MB/s và tốc độ ghi là 5.000MB/s, gấp khoảng từ 10-12 lần so với ở HDD.
Mượt hơn
Video đang HOT
Ổ SSD chỉ đóng góp 1 phần để giúp các thao tác trên máy tính của bạn nhanh hơn và mượt hơn, phần còn lại sẽ liên quan tới các yếu tố khác về cấu hình máy, nhất là con chip và RAM. Tất nhiên, khi bạn đã sử dụng SSD thì các cấu hình đi kèm thường có tính đồng bộ rất cao. Vì thế, những hiện tượng giật, lag, treo máy, tải lại sẽ rất hiếm khi xảy ra.
Dung lượng lớn
Một vài năm trước, rất khó để tìm được các ổ SSD với dung lượng lớn, tầm 1TB trở lên. Còn ở thời điểm này, SSD dung lượng lớn ngày càng phổ biến, các tùy chọn 1TB và 2TB ngày càng nhiều. Vì thế, việc lo lắng về dung lượng lưu trữ với người dùng cũng không còn là vấn đề khi sử dụng ổ SSD. Thậm chí nhiều dòng máy tính cũng cung cấp cho bạn các tùy chọn để nâng cấp ổ cứng như có 2 khe cắm SSD.
Giá cạnh tranh
Ổ SSD từng rất đắt đỏ. Một chiếc ổ SSD 128 GB của vài năm trước có giá cao hơn cả 1 ổ HDD 1TB. Nhưng đó đã là câu chuyện cũ. Giá thành hiện tại của ổ SSD không cao hơn nhiều so với ổ HDD. Ví dụ ổ SSD nhanh nhất của Samsung hiện tại là SSD 980 Pro với phiên bản 250GB có giá 89,99 USD (khoảng 2,1 triệu), 500GB có giá 149,99 USD (khoảng 3,5 triệu) và 1TB có giá 229,99 USD (khoảng 5,4 triệu). Còn với các phiên bản SSD thông thường, mức giá phiên bản 1TB có giá khoảng gần 3 triệu đồng. Trong khi với ổ HDD có giá từ 1,5-2 triệu đồng.
Nếu bạn cần máy tính của mình nhanh hơn, mượt hơn hãy nghĩ tới 1 chiếc ổ SSD.
Tương lai nào cho Intel
Intel không còn là nhà cung cấp chip chính cho máy tính MacBook của Apple, họ cũng khó đương đầu với TSMC của Đài Loan về sản xuất chip cho thiết bị di động.
Tháng 2/2017, chưa đầy một tháng kể từ khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức, Brian Krzanich - CEO Intel - đã đến Phòng Bầu dục để nói về thành tựu của công ty. Cầm trên tay tấm phiến silicon sáng bóng, ông tuyên bố sẽ chi 7 tỷ USD cho một nhà máy sản xuất chip hiện đại ở Arizona. Hành động của Krzanich được xem là "chiến thắng sớm" của Trump sau tuyên bố về việc sẽ mang các nhà máy sản xuất của công ty Mỹ trên toàn cầu về nước.
Fab 42 - nhà máy mà Krzanich đề cập trong cuộc gặp với Trump - thực tế đã được nhắc đến từ năm 2011. Barack Obama, Tổng thống đương nhiệm khi đó, đã có một bài phát biểu về nhà máy này. Tới nay, hoạt động của nó đang bị tạm dừng do chưa thể sản xuất được các loại chip với kích thước đủ nhỏ.
Cuối tháng trước, Fab 42 mới được mở cửa lại. Tuy vậy, nó không còn khẳng định được vị thế "đầu tàu" của mình. Sự tiến bộ của ngành bán dẫn những năm qua cho phép các công ty đối thủ của Intel tạo ra chip với kích thước bóng bán dẫn đo bằng nanomet (nm). Thông số này càng nhỏ, chip càng mạnh, hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng và mang lại lợi nhuận lớn.
Ban đầu, Fab 42 được xây dựng để sản xuất chip 7 nm nhỏ nhất từ trước đến nay cho Intel. Nhưng nhà máy chưa thể đạt tiến độ này và vẫn đang sản xuất tiến trình 10 nm. Trong khi đó, các đối thủ như TSMC (Đài Loan) đã sản xuất chip 5 nm.
Apple vừa chuyển sang dùng M1 "cây nhà lá vườn" thay cho chip Intel.
2020 là một năm đặc biệt tồi tệ của Intel. Vào tháng 6, Apple cho biết sẽ không sử dụng vi xử lý của hãng trên các dòng máy tính mới nhất nữa mà thay bằng chip mới dựa trên kiến trúc ARM.
Trong những tuần sắp tới, Intel sẽ phải quyết định liệu họ có nên thuê bên thứ ba sản xuất một số chip của mình hay không. Nếu có, động thái này sẽ là lời thừa nhận của rằng ngành sản xuất chip đẳng cấp thế giới của Intel đã bị tụt lại phía sau.
Quá trình phát triển của Intel
Intel thành lập năm 1968 và phát minh ra bộ vi xử lý ba năm sau đó. Công ty được xem là doanh nghiệp tiên phong trong việc thúc đẩy sự phát triển của chip máy tính trong những thập niên tiếp theo. Hàng chục tỷ vi xử lý đã được công ty sản xuất mỗi năm.
Gordon Moore - người đã phát minh ra định luật Moore và là đồng sáng lập Intel - nói rằng hiệu suất chip sẽ tăng gấp đôi sau mỗi hai năm. Dựa trên định luật này, Intel đã phát triển mạnh mẽ và đóng góp lớn cho cuộc cách mạng PC vào những năm 1990. Cùng với Windows của Microsoft, Intel đã thúc đẩy ngành PC phát triển đến mức biệt danh "Wintel" (kết hợp Windows và Intel) đã định nghĩa cả một kỷ nguyên máy tính.
Năm 1997, Andrew Grove, CEO của Intel lúc đó, được Tạp chí Time bình chọn là "Người đàn ông của năm" chủ yếu nhờ vào thành công của công ty. Tuy nhiên, giai đoạn sau đó lại là quãng đường đi xuống của nhà sản xuất chip khổng lồ này.
Bước tụt lùi lớn nhất của hãng này là từ chối sản xuất chip cho iPhone của Apple vào năm 2007. Khi đó Intel cho rằng chi phí Apple đưa ra quá thấp nên không đồng ý. Công ty đã không dự đoán được thành công của smartphone này trong tương lai.
Việc Intel từ chối Apple đã tạo cơ hội cho ARM Holdings và TSMC. ARM Holdings sở hữu ARM - kiến trúc chip năng lượng thấp sau này trở thành nền tảng cho không chỉ iPhone mà còn của hàng tỷ smartphone khác. TSMC thành lập năm 1987 sau khi Đài Loan được dỡ thiết quân luật. Ban đầu, công ty không có nhà máy riêng. Khi việc sản xuất bộ vi xử lý ngày càng nhỏ và phức tạp hơn, nhiều công ty khác phá sản, TSMC sử dụng lại nhà máy của họ.
Intel khởi đầu trước TSMC hơn hai thập niên, nhưng trong khoảng một thập niên qua, Intel đã không thể bắt kịp TSMC về khả năng sản xuất chip cho thiết bị di động. Giờ đây hãng còn đối mặt với nguy cơ mất nốt mảng chip PC và chip cho trung tâm dữ liệu vào tay đối thủ. Tất nhiên, Intel hiện vẫn đứng đầu mảng chip cho PC, nhưng vị trí này có thể không tồn tại được lâu nữa, nhất là sau khi Apple chuyển qua M1 - chip do TSMC sản xuất trên tiến trình 5 nm hiện đại hơn.
"Mảng chip đang phát triển rất nhanh, nhưng Intel lại phản ứng rất chậm. Họ đang bị ràng buộc với những thứ của nhiều năm trước", Wayne Lam, nhà phân tích tại CCS Insight và là cựu nhân viên của Intel, nhận xét.
Những lý do nên cân nhắc mua máy tính dùng chip Apple M1 Apple M1 là dòng chip dành cho máy tính vừa được Táo Khuyết giới thiệu với các chỉ số hiệu năng hào nhoáng, nhưng người dùng vẫn nên cân nhắc kỹ trước khi quyết định chi tiền đổi thiết bị. Apple lập lộ trình thay toàn bộ máy Mac sang dùng chip ARM trong 2 năm tới Apple giới thiệu các mẫu máy...