Tại sao bạn lại phải “sợ” môn Toán?
Nắm chắc kiến thức cơ bản
Đối với môn Toán, có một nguyên tắc quan trọng là không bao giờ được bỏ qua những kiến thức cơ bản. Có thể sẽ nhiều bạn bảo là “khổ lắm nói mãi” nhưng điều này đôi khi không đơn giản như bạn nghĩ. Toán học là môn học lô gic, nếu không có nền tảng cơ bản bạn sẽ bị hổng kiến thức rất nhanh mà mình không ngờ tới đấy. Đây cũng là nguyên nhân làm mất điểm oan của đa số các bạn học giỏi mà chủ quan do không nghĩ bài có thể dễ như vậy, các bạn ấy cứ liên tưởng tới cách giải cao siêu lắm.
Trước những dạng bài cơ bản bạn lại càng phải nắm rõ và làm trôi chảy. Bạn biết những dạng bài cơ bản đó nằm ở đâu không? Chính là những bài tập ví dụ minh họa cho các phần lí thuyết sách giáo khoa đấy. Hãy luyện tập sao cho khi bắt gặp những dạng bài đó là bạn có thể bắt tay vào làm ngay, tốt nhất hãy làm theo cách “cổ điển” của bài đó, đừng mất thời gian biến đổi hay nghĩ rằng bạn sẽ tìm cách hay hơn, ngắn hơn.
Một thầy giáo dạy Toán trường THPT chuyên Hà Nội Amsterdam đã từng khuyên học trò không cần phải học kiến thức gì cao siêu hay chạy sô học thêm mà vẫn có thể học Toán giỏi. Bí quyết đó là gì? Đơn giản lắm, bạn chỉ cần học các kiến thức cơ bản của sách giáo khoa kèm theo các cuốn sách bài tập
Sở dĩ khuyên bạn nên học theo sách bài tập là vì trong sách có hướng dẫn và đáp số sẵn. Khi làm xong có thể đối chiếu ngay cách làm và kết quả để đánh giá khả năng làm bài của mình. Nếu khó hiểu và bí quá thì có thể nhờ bạn bè, thầy cô giảng giúp.
Đây cũng là kinh nghiệm dành cho những bạn đã bị hổng kiển thức có thể lấy lại “phong độ” của mình đấy. Bạn thử áp dụng xem đi nào.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
“Yếu phần nào đào sâu vào phần đó”
Video đang HOT
Bạn nên học theo từng dạng bài, tìm ra nhiều phương hướng để giải quyết, luyện tập thật nhiều. Hiểu rõ bản chất và cách tư duy làm thế nào để ra các công thức đó. Đơn giản đó là phải đọc và hiểu về bài toán đó một cách thực sự cũng như biết cách vận dụng chúng thật nhuần nhuyễn. Từ đó, mọi công thức mà nhiều người phải khó khăn để học thuộc bỗng dưng ăn sâu vào tiềm thức suy nghĩ của mình. Khi gặp một bài toán, từ những gì mình hiểu bạn cứ thế vận dụng ra thôi.
“Làm nhiều quen tay”, kiến thức ngấm rất nhanh và bạn sẽ không còn thấy “sợ” khi phải đụng độ dạng bài đó nữa.
Mỗi lần học Toán bạn nên tập trung, tự tin rằng mình sẽ làm được bài. Hãy thường xuyên xung phong trả lời và đừng sợ sai. Nếu chẳng may có sai thì thầy giáo sẽ chữa cho bạn và chắc chắn lần sau bạn sẽ không mắc phải những lỗi sai như vậy nữa phải không?
Kinh nghiệm học Toán thì có nhiều lắm, nhưng quan trọng hãy xác định rõ thực lực của mình, điểm yếu cũng như điểm mạnh của bạn để từ đó lên kế hoạch ôn luyện hay áp dụng các phương pháp học phù hợp cho mình. Hãy học bằng tất cả niềm say mê của mình, chắc chắn bạn sẽ không còn chán nản trước những con số Toán học khô khan.
Chúc bạn thành công!
Lấy lại căn bản trong một tuần
Gần sắp thi học kì, bạn mới tá hoả rằng kiến thức đang "rách chỗ này, lủng chỗ kia", và bạn chỉ còn khoảng một tuần để chuẩn bị... Không sao, đừng quá lo lắng, vì bạn vẫn có thể lấy lại căn bản trong...1 tuần!
Với các môn xã hội
Thì bạn sẽ chẳng phải lo lắng khi sợ bị "mất căn bản". Bởi chỉ cần "cho chữ vào đầu" là xong.
Chia một tuần làm 3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: 3 ngày đầu, hãy học những gì trọng tâm nhất, chắc chắn sẽ ra thi. Việc này không có gì khó khăn vì các môn xã hội đều có giới hạn.
Giai đoạn hai: 2 ngày tiếp theo, ôn nhuần nhuyễn những câu còn lại. Khi đã bắt đầu học rồi thì bạn sẽ có động lực và kiên nhẫn để hoàn thành.
Giai đoạn cuối cùng: 2 ngày còn lại dành để bạn nắm trọn vẹn kiến thức, tìm hiểu một vài kĩ năng làm bài, đồng thời tham khảo các nội dung bài học không có trong sách.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Những môn tự nhiên
Ngày thứ nhất
Bắt đầu giải bài tập. Trước hết là những bài mới học gần đây nhất. Không hiểu hãy hỏi ngay bạn bè. Không cần phải làm hết bài tập, làm nhiều lần một dạng bài cũng được. Nắm chắc phương pháp làm bài. Lúc này chưa cần nhớ công thức, bạn có thể nhờ sách vở "trợ giúp.
Ngày thứ hai
Làm trắc nghiệm. Hẳn bạn cũng biết lý thuyết chiếm đến hơn 50% trong tổng số các câu trắc nghiệm. Vì vậy, khi đã nắm kiến thức thì chắc chắn bạn có trong tay số điểm trên trung bình. Nếu không biết làm câu trắc nghiệm nào, cứ lật sách xem thông tin, sau đó khắc ghi vào đầu. Làm xong, hãy xoá đáp án và đánh giá lại mình hiểu đến đâu.
Ngày thứ ba
Học công thức. Nếu bạn không có quyết tâm, bạn sẽ mất căn bản mãi. Xem lại các bài tập đã làm trong ngày đầu tiên. Bạn cũng có thể tự bắt mình "chép phạt". Hiệu quả lắm đấy!
Ngày thứ tư
Kiểm tra xem mình đã "thu thập" được gì trong 3 ngày đầu bằng cách nhờ những bạn học giỏi "ra đề". Tự chấm điểm cho mình. Xem những kiến thức chưa kịp cập nhật và "lên lịch", dàn trải bài vở vào những ngày còn lại.
Hai ngày kế tiếp
Khi quá mệt mỏi bởi các bài tập hóc búa thì hãy "giải lao" bằng cách...ôn lại các môn xã hội. Nghe có vẻ rất nản, nhưng hãy cố vượt qua, nếu không muốn kết quả thi thảm hại, làm tinh thần giảm sút. Thà khổ trong một tuần rồi sung sướng, còn hơn là tỉnh bơ trong bảy ngày để rồi uể oải dai dẳng.
Nhớ dành ngày cuối cùng để thư giãn bạn nha!
o0o
Chúc các bạn thi đạt kết quả tốt
Tại sao bạn lại "sợ" môn Toán? Nắm chắc kiến thức cơ bản Đối với môn Toán, có một nguyên tắc quan trọng là không bao giờ được bỏ qua những kiến thức cơ bản. Có thể sẽ nhiều bạn bảo là "khổ lắm nói mãi" nhưng điều này đôi khi không đơn giản như bạn nghĩ. Toán học là môn học lô gic, nếu không có nền tảng cơ...